Tạp hóa - Xã hội

Thời sự cho nghệ sĩ:
Chuyện quốc tế bao điều nhức nhối
Việc nước ta lắm nỗi bàng hoàng 18. 07. 15 - 8:04 am

Đoàn Lê, phần dịch của Hữu Khoa

(Đọc bản tin tuần trước tại đây)

Tuần qua đọc báo nghe đài, Đoàn Lê có bài thơ sau:

Xứ Cô oét chặn ngăn khủng bố
AND bắt thử toàn dân
Ở châu Âu khó muôn phần
Cực đoan vãi đái đâu cần thông qua

Có điều kiện hoàng gia Ả rập
Kéo nhau qua nước Pháp dài ngày
Bãi tắm truồng – chiếm mới cay
Không trả nguyên trạng bố mày kiện luôn

Chuyện Căm bốt sao buồn đến thế
Bạn xấu chơi quên mẹ nghĩa tình
Đường biên đếch chịu phân minh
(Riêng vụ xô xát điều đình mới xong)

Anh Ba Tàu tiền nong xênh vãi
Tài trợ nhiều em ái nị nhiều
Đã ăn thời phải biết điều
Có chỉ đạo. Dạ! Em chiều ý anh

Bộ Dục mới ban hành dự thảo
Những hành vi nhà giáo phải theo
Chức danh lớp trưởng giờ tèo
Chủ tịch mới oách – nước nghèo thích sang

Nhân chuyện nước rẽ ngang Rạch Giá
Nước ngọt sao quá xá khó khăn
Tắm còn rít nữa là ăn
Vớ vẩn phải mướn sà lan chở về

Bí thư bẩu: không hề khuất tất
Con gái cưng nhận đất nhận đai
Tái định cư đúng hay sai
Đà Nẵng rõ lắm bi-hài kịch hay

Trong cuộc họp vài ngày trước đó
Biệt phủ ư, tháo dỡ khẩn trương
Nể sợ, ém nhẹm đủ đường
Công bộc làm khổ dân thường thành quen

Thế chính trị rối ren chồng chéo
Lãnh đạo ta cần khéo gỡ dần
Trong ngoài ứng phó vẹn toàn
Hóng xem rồi sẽ luận bàn. Ok?

Để hiểu được bài thơ trên, xin đọc bản tin dưới đây:

NGOÀI NƯỚC
1.

Một gia đình Kuwait. tMinh họa từ trang này

Ngày 15. 7. 2015 vừa qua, xứ dầu mỏ Kuwait đã thông qua một biện pháp cực đoan và gây nhiều tranh cãi: bắt buộc các công dân Kuwait cũng như các khách nước ngoài cư trú tại đây phải thử AND, coi như một loại thông số của công dân. Mục đích là để việc điều tra tội phạm và khủng bố từ nay được dễ hơn, bắt nghi phạm được chóng hơn. Quyết định này được đưa ra sau một vụ thảm sát trong một đền Hồi hôm 26. 6, làm 26 người chết, 277 người bị thương, và tổ chức IS đã đứng ra nhận là mình thực hiện.

Để thực hiện được luật mới, Kuwait đã lập một quỹ khẩn cấp 400 triệu USD. Ai không chịu cho thử AND sẽ bị phạt tới 300.000 USD. 

Ở châu Âu, một luật như thế sẽ không thể thông qua vì bị coi là xâm phạm đời sống riêng tư, vi phạm quyền con người (CEDH), “và không thể được coi là cần thiết trong một xã hội dân chủ”. (Theo Le Monde) 

 

2.
Vua Arab Saudi và thân quyến muốn đến nghỉ mát tại biệt thự Aurore ở Golfe-Juan, miền Nam nước Pháp. Biệt thự này đã được vua Fahd mua cách đây 20 năm. Trước nhà lại có bãi biển Mirandole công cộng, trong đó có hẳn một khoảnh cho đám tắm truồng. Bậu sậu hoàng gia đi nghỉ hè thì dĩ nhiên cũng muốn tắm biển nhưng lại không muốn có dân địa phương tắm cùng. Theo yêu cầu của họ, một số công việc đã được tiến hành để đóng cửa bãi Mirandole chuẩn bị cho hoàng gia mặc sức vẫy vùng. Tuy nhiên hôm 15. 7. 2015, việc này đã phải dừng lại, theo lệnh của phó tỉnh trường tỉnh Grass, ông Philippe Castanet.

“Mọi việc tiến hành có tí vội vàng, không đợi cho đến khi kết thúc cuộc thảo luận giữa Pháp và giới chức Saudi về những điều kiện an ninh trong những ngày hoàng gia Saudi đến Vallauris.”

Biệt thự Aurore của vương Saudi, với bãi trước nhà (vùng khoanh đỏ) là nơi dân tình sẽ bị cấm vào. Hình từ trang này 

 Thế là phía Pháp và phía Saudi đã phải họp lại hôm 16. 7, xác định sẽ áp dụng biện pháp an ninh nào xung quanh khu vực hoàng gia ăn nghỉ ngủ. Cuối cùng ngài phó tỉnh trưởng kết luận: “Bãi công cộng sẽ phải cấm công chúng hoàn toàn trong thời gian hoàng gia ở đây.”

Tuy nhiên vẫn chưa xác định rõ bãi tắm có phải quây lưới lại không, hoàng gia sẽ được bảo vệ bằng an ninh riêng hay là cảnh sát Pháp, rồi khi nào bãi mới mở cửa trở lại cho dân, mặc dù ông Castanet bảo sẽ mở lại “càng sớm càng tốt”.

Ảnh chụp hồi xưa, thấy trước sân nhà có hồ bơi. Nay có lẽ không có tiền thay nước nên sống chết phải ra biển tắm? Hình từ trang này

Rắc rối là có hẳn một tuyến đường sắt chạy trong hầm dưới đất, dẫn thẳng vào bãi tắm công cộng Mirandole. Thị trưởng vùng Vallauris-Golfe-Juan là Michelle Salucki đã tuyên bố rằng, vì trên tỉnh không nói cấm tuyến đường này, nên sẽ không cấm việc vào bãi biển bằng đường này. Thế là hoàng gia Saudi bèn thuê thợ đổ ngay một sàn bê-tông (lấp đường tàu hỏa?). Bà thị trưởng Michelle cũng không vừa, bà đòi cảnh sát can thiệp để ngăn không cho dựng lên một hàng rào sắt dưới đường hầm này và lối vào bãi biển không bị ngăn lại.

“Công trường đổ sàn bê tông này làm dấy lên một làn sóng căm phẫn”, tờ Nice Matin dẫn lại lời vị chủ tịch của hội bảo vệ môi trường vùng Golfe-Juan và Vallauris. Vị này cho biết sẽ kiện vua Arab Saudi nếu bãi biển này không được trả lại nguyên trạng. (Theo Le Monde

 

3.

Nói chuyện ở xa nhưng không quên chuyện ở gần. Đó là vị hàng xóm Campuchia.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Hun Sen tại lễ khánh thành cột mốc biên giới 314, tại biên giới giữa quận Kompong Trach (Campuchia) với thành phố Hà Tiên (Kiên Giang, Việt Nam), ngày 24. 6. 2012, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia. Hình từ trang này 

Trong công hàm ngày 6. 7. 2015, ta đề nghị phía Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi 100 m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới, cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi” theo bản ghi nhớ giữa hai nước đã ký.

Nhưng rất tiếc phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó của phía Việt Nam”, người phát ngôn của ta cho biết. Còn “không đáp ứng” là như thế nào: không trả lời, nói “không”, hay gì gì nữa… thì không thấy nêu chi tiết. Dù sao cũng là chuyện phải lo… (Theo VNExpress)

 

4.
Lại đọc sang cái tin này mà nghĩ ngợi nhiều:

“Cảnh sát quốc gia Campuchia đã công bố dự án 3 triệu USD của Bộ Công an Trung Quốc cho Campuchia. Tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc cũng cung cấp gói tín dụng cho việc xây dựng và bảo dưỡng “phần cứng” cho quân đội và cảnh sát, bao gồm cả tiền xây 7 tòa trụ sở mới cho Cảnh sát quốc gia ở Phnom Penh.

Trung Quốc được Bộ Nội vụ nước này đánh giá là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là một nhà tài trợ thường xuyên cho quân đội nước này.” (Theo Đất Việt

Các sĩ quan mặc thường phục của Bộ Công an Trung Quốc tiến hành lắp đặt camera giám sát tại 3 nút giao thông trọng điểm của Phnom Penh. Theo Đất Việt, “món quà” mà Bộ Công an Trung Quốc tặng chính quyền Phnom Penh là 200 camera an ninh và màn hình LCD khác lắp tại 20 nút giao thông đường bộ của Phnom Penh để “theo dõi tội phạm và các hoạt động giao thông”.

 

TRONG NƯỚC

5.
Một dự thảo mới được bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra, khiến các phụ huynh sôi nổi bàn luận suốt tuần qua, đặc biệt là phần về chức danh của… trẻ con tiểu học. Theo đó, chức lớp trưởng có thể đổi thành “chủ tịch”. Xét về mặt chức danh, từ nay khối gia đình con (lớp 1) đã hơn cha, ấy nhà có phúc. (Theo VNExpress)

Trẻ tiểu học miền núi bỏ học đi kiếm củi. Hình minh họa từ trang này 

 

6.
Mỗi tỉnh một chuyện để lo. Lúc này, người Rạch Giá tạm thời chỉ nghĩ đến… nước dùng.  Do nhiễm mặn, hồ chứa nước cạn, mà mưa lại chưa có, đĐến ngày 14.7, toàn bộ hệ thống đường ống trên địa bàn Rạch Giá của công ty Cấp thoát nước Kiên Giang đã ngừng cung cấp nước. Người dân phải dùng tất cả các vật dụng có thể chứa được để lấy nước tại các xe bồn hoặc hứng nước mưa… Lượng nước dự trữ còn lại chỉ dùng để cung cấp cho các bệnh viện hoạt động.” Theo Lao Động 

Xe chở nước của Kiwaco nối đuôi nhau liên tục phân phối nước cho những khu dân cư ở xa trung tâm nhà máy nước. Ảnh của Lao Động  Đến chiều 16-7, theo lãnh đạo Công ty Cấp thoát nước Kiên Giang (Kiwaco), công ty đã cấp nước hết 100% công suất cho dân ở Rạch Giá và một phần huyện Hòn Đất. Vấn đề là nước lợ, nhiều người chưa dám dùng để nấu ăn. Nhưng đó là cả một cố gắng trong tình hình cạn nước, nhiễm mặn ở khu vực này. Các bạn ở thành phố được dùng nước ngọt xả láng mỗi khi mở vòi nước thì nhớ tới người khác đang không được như mình nhé. Tin từ Tuổi Trẻ

 

7.
Ở Đà Nẵng có chuyện sau (nói ra chỉ có cò đất hiểu?): ở huyện Hòa Vang, một bà mẹ bán cho con 400m2 đất vườn. Một tuần sau con nhận được sổ đỏ là 400m2 đất ở.

Bảy năm sau, chỗ này rơi vào quy hoạch, chính quyền thu hồi đất và bố trí lại cho mẹ và con 4 lô, mỗi lô 100m2, ngay tại địa phương. Tiếp đó, cô con gái xin được chuyển 2 lô trong số đó sang một quận nội thành, thuộc khu đất vàng của Đà Nẵng, lại ngay ngã ba.

Vị trí lô đất vàng mà cô con gái được bố trí lại. Ảnh: TTO

Người mẹ ấy là vợ ông Trần Thọ. Người con là con gái ông Trần Thọ. Ông Trần Thọ là bí thư thành ủy Đà Nẵng. Điều không bình thường là khi phát biểu về điều này, từ Chủ tịch thành phố Đà Nẵng tới Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đều nói đây là chuyện “bình thường”, trước nay ở Đà Nẵng vẫn diễn ra. (Theo Đất Việt)

Tại cuộc họp của Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng hôm 17. 7. 2015 về việc con gái ông Trần Thọ được chuyển đổi vị trí đất tái định cư từ ngoại ô về trung tâm thành phố. Ảnh: Nguyễn Đông. Trong cuộc họp này, ông Thọ nói: “Có khi tôi động viên con trả lại đất cho thành phố về ở với ba, chứ không thể ở đó nữa, để nhà nước bố trí cho người khác. Sai thì không sai nhưng mình thấy nó không phù hợp thì trả lại, còn sau này thành phố bố trí cho ở đâu thì ở đó. Cống hiến cho thành phố mấy chục năm, giờ xảy ra chuyện này thực ra tôi rất buồn. Rút ruột mình tôi nói hết”, Rồi ông chùng giọng và đặt câu hỏi: “Các đồng chí thường vụ Thành ủy thấy tôi có vấn đề đặc quyền đặc lợi gì ở đây không?”. Báo mô tả: “Phòng họp im lặng hơn một phút.” Theo VNExpress

 
 

8.
Chắc là cô con gái ông Thọ sẽ trả lại đất mà về địa phương cũ sống thôi, vì ông Thọ là người cương quyết lắm. Được biết chưa tới chục ngày trước đó, hôm 8. 7, ông đã rất kiên quyết trong cuộc họp liên quan đến việc tháo dỡ nhà đại gia vàng Ngô Văn Quang trên đường hầm Hải Vân. “Công bộc của dân mà thế à. Kỷ cương phép nước không nghiêm. Chỗ thì nể sợ, nơi lại ém văn bản,” ông nói.

Biệt thự của“đại gia” Ngô Văn Quang. Ông này từng nói, sẽ tháo dỡ nếu bắt buộc (và ông đã dỡ), nhưng chính quyền cũng nên nhìn lại cách xử lý lâu nay. “Họ không cương quyết, cứ kiểm tra qua loa, đến khi xảy ra sự việc lại bắt tháo dỡ, đổ mọi sai phạm lên đầu dân.” Ông nói. Hình từ trang này 

*

(Đọc bản tin tuần sau tại đây)

Ý kiến - Thảo luận

14:25 Sunday,19.7.2015 Đăng bởi:  SA
Hoàng gia Saudi vây bãi biển lại để riêng tư nhưng cũng có khả năng để làm chuyện mờ ám. Hiện, 1 hoàng tử cháu của vua lập quốc Ibn Seoud mới đệ đơn tố cáo hoàng gia về tội thuốc ông và bắt cóc mang đi khỏi Thụy Sĩ. Đây là lần đầu lục đục giữa các ông hoàng được mang ra luật pháp nước ngoài.
Năm 2003, vương Sultan bin Turki cho biết sẽ họp báo tại Geneva đ
...xem tiếp
14:25 Sunday,19.7.2015 Đăng bởi:  SA
Hoàng gia Saudi vây bãi biển lại để riêng tư nhưng cũng có khả năng để làm chuyện mờ ám. Hiện, 1 hoàng tử cháu của vua lập quốc Ibn Seoud mới đệ đơn tố cáo hoàng gia về tội thuốc ông và bắt cóc mang đi khỏi Thụy Sĩ. Đây là lần đầu lục đục giữa các ông hoàng được mang ra luật pháp nước ngoài.
Năm 2003, vương Sultan bin Turki cho biết sẽ họp báo tại Geneva để phê bình 1 số vấn đề trong hoàng tộc. Anh con chú con bác với ông là vương Abdulazziz bin Fahd bèn mời ông đến nhà tại Thụy sĩ để uống trà. Vào giữa tuần trà, Abdulazziz nâng chén lên ra hiệu, 5 vệ sĩ phi thân ra trói gô Sultan lại và mang ra phi trường Geneva nơi chuyên cơ bệnh viện của vua Fadh đang đợi sẵn để mang ông về Saudi.
Theo ông sau đó ông được chữa trị 5 ngày tại bệnh viên và giam giữ tại gia. Sang 2004 ông có liên hệ với đài Al Jazeera và cho họ biết sự việc nhưng không nghe nói đến ông nữa. Năm 2010, Sultan sang Mỹ trị bịnh nhưng giờ ông mới chính thức đi kiện tại Thụy sĩ.
Sultan là con của vương Turki, cha ông là 1 trong 7 người con của Ái phi Sudairi. Tại sao đến giờ Sultan mới đi kiện, hẳn liên hệ đến việc chú của ông là Salman vừa lên ngôi hoàng đế (1-2015) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cuối cùng không nhịn được nữa, tôi phải nói ra tên những kẻ đốt tôi đây…

Bài phỏng vấn độc quyền ông Cột Nhà Cháy của phóng viên Đen Nhẻm, báo Bồ Hóng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả