|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞĐặc biệt thị Seoul (bài 1): Thối quá nhưng mà chặt hay không chặt? 16. 09. 15 - 9:56 amĐặng TháiLời mở đầu: Seoul là thủ đô và thành phố lớn nhất của Đại Hàn Dân Quốc. Seoul là một trong tám “Đặc biệt thị” hay thành phố đặc biệt – phân cấp hành chính cao nhất của Hàn Quốc. Tuy nhiên nơi đây nổi bật hơn cả vì nó là trung tâm của mọi mặt đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho đến tôn giáo, khoa học, thể thao, tệ nạn, tội phạm hay cơ sở hạ tầng. Vùng thủ đô Seoul là khu vực đô thị lớn thứ hai thế giới (sau Tokyo) với dân số lên đến hơn 25 triệu người, tức là một nửa dân Hàn Quốc sống ở đây. Chúng ta cùng tìm hiểu siêu đô thị này qua một vài khía cạnh rất nhỏ vì để nói hết về nó là không thể. Tiếp theo chủ đề bài trước, bài này sẽ dành để nói về môi trường đô thị Seoul, nơi chúng ta sẽ rút được ra rất nhiều bài học. Cây xanh luôn luôn đóng vai trò thiết yếu với môi trường sống ở đô thị, đặc biệt là một đại đô thị với mật độ dân số cao nhất thế giới như Seoul. Không chỉ đảm bảo chất lượng không khí, cây xanh còn tạo cảnh quan và thẩm mỹ cho thành phố. Hàn Quốc là một nước ôn đới Bắc bán cầu nên mùa thu thì lá rụng, mùa đông cây không lá, nhưng khí hậu thì khắc nghiệt hơn nhiều nơi khác: mùa hè nóng ẩm oi bức còn mùa đông tuyết phủ trắng xóa. Những năm 1970, 80 Hàn Quốc còn rất nghèo nên chỉ ưu tiên trồng những cây gì dẻo dai, không chăm vẫn sống, chịu được khói bụi thời công nghiệp hóa, vì vậy mà chọn liễu, bạch dương và pháp đồng. Cuối những năm 1980, đầu thập niên 1990, Hàn Quốc chính thức trở thành một nước công nghiệp mới nên cây trồng ở thủ đô bắt đầu được quan tâm.Cây bạch quả (Gingko) chính thức được trồng hàng loạt tại Seoul để chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á 1986. Mặc dù mục đích trồng để tạo cảnh quan nhưng không phải vì thế mà chính quyền Hàn Quốc không tính kiểu ăn chắc mặc bền. Cây bạch quả là một trong số những loài cây cổ đại cuối cùng còn tồn tại trên Trái Đất, nói cách khác mỗi cây bạch quả là một hóa thạch sống. Những mẫu hóa thạch của lá bạch quả 170 triệu năm về trước vẫn giống y hệt lá cây ngày nay. Loài cây này có thể sống đến hơn hai nghìn năm trăm năm, một số cây tại Trung Quốc hiện đã hơn một nghìn tuổi và vẫn tiếp tục sinh trưởng. Sức sống bất diệt của loài cây này được cả thế giới biết đến sau vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima. Sáu cây bạch quả là những sinh vật duy nhất còn sống sót trong bán kính 2 cây số từ tâm điểm bom nổ, mặc dù bị cháy xém, những cây này vẫn sống đến hôm nay. Đặc biệt hơn với người Hàn Quốc, cây bạch quả tượng trưng cho đạo Nho, nên nó càng được khuyến khích trồng thật nhiều. Loài cây này được mang về từ Trung Quốc – nơi bắt nguồn của Khổng giáo – nên giới nho sĩ Hàn Quốc coi nó như biểu tượng của đạo học. Hai cây bạch quả trong sân của Thành Quân Quán (tức là Thái Học của nhà Triều Tiên giống như Văn miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội) trồng năm 1519, đến nay là suýt soát năm trăm năm, đã được xếp hạng là cây di sản Hàn Quốc. Tương truyền rằng các bậc trí giả Triều Tiên thường dạy học trò dưới tán cây này, cộng với sự kiên cường bền bỉ nên nó tượng trưng cho người quân tử Triều Tiên; tương tự như nước ta coi cây thông, cây trúc là biểu tượng của Thánh nhân quân tử vậy. Các cây bạch quả trong Thành Quân Quán chỉ toàn cây đực mà không có cây cái vì môn sinh thời phong kiến chỉ tuyền nam giới mà thôi. Tuồng hay bắt đầu từ chi tiết này. Nghĩa là cây bạch quả cũng có giống cái, giống đực như đu đủ nhà mình. Cây đực thì chỉ có hoa, còn cây cái thì cho ra quả. Quả của cây này là một vị thuốc trong Đông Y được cả khoa học phương Tây công nhận.Nhiều loại thực phẩm chức năng ở Tây chiết xuất từ bạch quả (Ginkgo biloba). Người ta cho rằng nó tăng cường tuần hoàn máu não dẫn đến giảm thiểu nguy cơ bị Alzheimer (mình sợ nhất về già mắc bệnh này: ăn rồi lại bảo chúng mày chưa cho tao ăn!). Thế nhưng khi bóc vỏ bạch quả tươi ra thì lại có một mùi kinh dị xộc lên, giống như mùi bãi nôn hoặc trứng thối vậy. Và thảm họa dành cho Công ty môi trường đô thị Seoul bắt đầu. Người tính không bằng trời tính, vì tuổi đời tính bằng hàng nghìn năm nên cây bạch quả phải mất đến 15 năm mới ra quả. Vào khoảng giữa thập niên 2000, Seoul bắt đầu hứng chịu hậu quả của việc trồng tràn lan loài cây này. Mật độ dày đặc của cây bạch quả tạo ra mùi thối “đinh tai nhức óc” giống như hoa sữa nhà mình. Chỉ ngồi trong xe đợi đèn đỏ cũng hít đủ nữa là sống cạnh. Người dân phản đối chính quyền và bắt đầu kiến nghị chặt bỏ hết những cây cái, con số rơi vào khoảng… 31.200 cây! “Bỏ thì thương, vương thì tội” người làm quan phải làm sao? Các phe phái bắt đầu nổ ra tranh cãi kịch liệt: chặt hay không chặt? Trước hết là cuộc chiến giữa hai bên: dân nói chặt, chính quyền nói không. Hội đồng thành phố Seoul nói rằng mùi thế không phải vấn đề gì, chặt đi thì phí công chăm bón bao năm, mất hết bóng mát, phá hỏng cảnh quan du lịch mùa thu. Dân nói không chặt thì đánh đi chỗ khác, thay hết bằng cây đực, chứ không thì thối không ngửi được. Tiếp đến là khẩu chiến giữa dân với nhau: – “Quả toàn chất dinh dưỡng, không nhặt mà dùng, sao nỡ vứt đi?” – “Ông đi mà nhặt, tôi không rảnh, mà bạch quả ăn nhiều quá lại độc, bổ béo gì, có ngày chết trợn mắt”. Thế là đi đến thỏa thuận, thành phố giăng lưới hình phễu dưới gốc cây, mỗi mùa nó ra quả thì hứng, quả thu được đem cho viện dưỡng lão chữa lú. Thế cũng không xong, vì mỗi cái lưới, cộng nhân công đi thu, cộng xăng xe chạy hết $188/cây. Lại lôi nhau ra bàn thảo, cuối cùng sau bao nhiêu năm đấu tranh giành được quyền chặt cây, đến lúc chặt được rồi thì lại có đứa giở quẻ. “Tiền thuế của dân, các ông thích chặt là chặt à? Sao lúc trồng không tính, giờ lại lấy tiền dân ra dùng, chỉ được cái làm quá lên.” “Chặt đi thì phí quá, đánh ra chỗ nào trồng được không?”“Tiền đánh đắt hơn tiền chặt bố ạ!” “Chặt xong thì trồng cây phong vào cho mùa thu màu đỏ kết hợp màu vàng nó mới đẹp.” “Chặt xong thì trồng cây đực vào, vẫn giữ nguyên màu như trước có điều không mùi”. Năm 2014, Seoul chặt 33 cây bạch quả cái đầu tiên, phí tổn hết $30.000 vị chi là 20 triệu đồng một cây và quyết định thay thế dần, mỗi năm 300 cây cái bằng 300 cây đực. Nhưng lại gặp một vấn đề oái oăm nữa, làm sao biết cây nào đực cây nào cái, chẳng nhẽ đợi 15 năm? Cây 15 năm thì lại to quá, không đánh cả rễ đi trồng được.Theo kinh nghiệm dân gian thì cành mà vươn lên thì là cây đực, cành cong xuống là cây cái, nhưng độ chính xác chỉ 60%. Chưa kể cái giống tai ngược này còn có trường hợp ban đầu là cây đực, về sau lại tự chuyển đổi giới tính thành cây cái và ra quả. Vậy là các nhà khoa học Hàn Quốc phải đầu tư trí tuệ (và một đống tiền nữa) để cho ra phương pháp xác định giới tính cây bạch quả dựa trên AND. Cũng bõ công nghiên cứu vì không chỉ Seoul mà nhiều thành phố khác trên cả nước cũng chịu chung cảnh ngộ vì trót sùng bái cái cây quân tử nửa mùa này!
* Cây xanh chưa đủ hạ nhiệt cho thành phố bê tông mùa hè. Ngoài sông Hán và thảm cỏ hai bên bờ sông đã nhắc đến ở bài 1 của loạt bài trước, còn một công trình nữa rất nổi tiếng và ấn tượng nếu nói về cải tạo môi trường đô thị Seoul, đó là suối Cheonggyecheon (Thanh Khê Xuyên) – dự án do nguyên Tổng Thống Hàn Quốc Lee Myung Bak cho khởi công khi ông còn đương chức Thị trưởng Seoul. Dự án ngốn cả một núi tiền này gặp phải vô số phản đối từ công chúng (và đương nhiên là biểu tình) nhưng sau khi hoàn thành nó đã đưa tên tuổi ông Lee Myung-bak nổi như cồn, tạo lợi thế mạnh mẽ khi tranh cử Tổng Thống vì một nửa cử tri cả nước ở Seoul (và đưa ông phó thị trưởng Seoul vào tù vì tội… tham nhũng!). Người ta vẫn tranh cãi mãi về lợi ích thu được khi làm công trình này. Về mặt môi trường, chính quyền thành phố lý giải là nó giúp hạ nhiệt thành phố vào mùa hè nhưng các tổ chức môi trường thì kiên quyết nói không vìtheo họ, về mặt khoa học nó chẳng có tác dụng gì cả (nhiệt độ không khí mùa nóng trước và sau khi xây không thay đổi) mà tốn quá nhiều tiền làm. Nhiều ý kiến khác (trong đó có mình) cho rằng mục đích chính của dòng suối này thuộc về phong thủy. Kết quả thì rõ ràng là ông Lee lên làm Thổng thống còn lý luận và giải thích thì hơi đau đầu. Chỉ biết rằng người Hàn Quốc cực kỳ tin vào phong thủy và áp dụng triệt để trong kiến trúc quy hoạch. Về vấn đề phức tạp này, xin chào và hẹn gặp lại ở bài sau. * Xã hội Hàn Quốc: - Xã hội Hàn Quốc (bài 1): Ngắm Hangang, nghĩ về kỳ tích sông Hán - Xã hội Hàn Quốc (bài 2): Chuyện ở bác vật quán và thư quán - Xã hội Hàn Quốc (bài 3): Đừng chết ở hagwon - Đồ uống Hàn Quốc: Su là thủy, bul là hỏa, su cộng bul bằng sul là tửu - Đồ ăn Hàn Quốc (bài 2): Em ơi đừng tin nó lừa đấy, nó bảo là không có bột ngọt! - Đồ ăn Hàn Quốc (bài 1): Ăn cơm bát không được bưng, uống rượu nhớ đừng tự rót - Xã hội Hàn Quốc (bài 4): Người Hàn Quốc hăng hái làm gì nhất? Đàn ông thì biểu tình… - Xã hội Hàn Quốc (bài 5): Người Hàn Quốc hăng hái làm gì nhất? Đàn bà thì trang điểm… - Xã hội Hàn Quốc (bài 6): Giặc Oa hai lần đại phá Cảnh Phúc Cung - Xã hội Hàn Quốc (bài 7): Ủy An Phụ và Quang Phục Tiết - Xã hội Hàn Quốc (bài 8): Kiều bào hay đồng bào? - Xã hội Hàn Quốc (bài 9): Nỗi buồn được giải quyết ra sao? - Đặc biệt thị Seoul (bài 1): Thối quá nhưng mà chặt hay không chặt? - Đặc biệt thị Seoul (bài 2): - Đặc biệt thị Seoul (bài 3): - Đặc biệt thị Seoul (bài 4): Cổ thì ít còn kính thì nhiều Ý kiến - Thảo luận
9:02
Thursday,1.10.2015
Đăng bởi:
Đặng Thái
9:02
Thursday,1.10.2015
Đăng bởi:
Đặng Thái
Rất cảm ơn những chia sẻ thú vị của bạn Quy Ngo. Chúc mừng bạn có một mối quan hệ tốt đẹp với bạn trai bởi vì "Lấy chồng Hàn Quốc thì dễ, yêu trai Hàn Quốc thì khó". Yêu ở đây là thực sự đồng cảm và chia sẻ được suy nghĩ của nhau, cùng một nền văn hóa đã khó rồi nữa là khác nhau về background. Mình chỉ khuyên bạn là cố gắng thật thành thạo tiếng Hàn, học bao nhiêu cũng không đủ, ngôn ngữ là yếu tố tiên quyết để hòa nhập bất kì xã hội nào, đặc biệt là Hàn Quốc. Thứ hai là phải nhịn (nhịn lắm luôn í), "chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê" mà. Có những bà vợ Hàn Quốc mình thấy, năm mươi tuổi vẫn ra cửa đón chồng đi làm về để xách cặp hộ, nên đàn ông Hàn Quốc đã vui thì họ chiều vợ phải biết. Hơn ai hết bạn hiểu sâu sắc các bài viết của mình đúng không nào? :D
Về việc Triều Tiên thì mình đồng ý với bạn, một đất nước nghèo tài nguyên lại bị cấm vận thì khổ đủ đường. Việt Nam mình cũng đã chịu đủ cay đắng vì bao vây cấm vận khi trước rồi, mới mấy chục năm chứ chưa xa. Những cái tin nhảm nhí về xử tử cán bộ cho đến chuyện ba lăng nhăng đều từ nguồn Hàn Quốc ra chứ đâu. Có điều họ đang trong thời chiến, khó mà đánh giá được, chỉ là thấy bao nhiêu thằng to đầu xúm lại bắt nạt một thằng “ai cho tao làm người lương thiện” thì cũng thấy bất công. Nên mình cũng không ưa gì Hàn Quốc. Xã giao với họ thì dễ chứ chơi thì khó, không hiểu văn hóa thì không nói chuyện được lâu còn nếu mình biết quá rõ về họ thì họ sợ xanh mặt, quay ra đề phòng (vớ vẩn cho mình là gián điệp Triều Tiên). Còn chuyện con gái không ưa bố thì mình không dám viết thành bài, chỉ nêu quan điểm thế này thôi. Phần lớn đàn ông Hàn Quốc là người gia trưởng (gia trưởng nghĩa là đứng đầu trong nhà chứ không phải tính từ ta hay dùng nhé) nên chịu nhiều áp lực, ít dành thời gian cho con nên nếu có thì luôn là những việc lớn và thường rất nghiêm khắc. Có yêu thương con thì cũng để trong lòng, không được biểu hiện ra ngoài, con (và cả nhà bao gồm ông bà) phải sợ bố. Hơn nữa lại còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại mãnh liệt, việc lớn nhất của con gái vẫn là lấy chồng mà như mình đã viết ở bài trước, con gái Hàn Quốc đang vùng vẫy chống lại những điều ấy nên không thân thiện với bố cũng dễ hiểu. Về phần mẹ, cũng là phận làm dâu, lại từng sống trong thời đại khắc nghiệt hơn nhiều nên rất thông cảm và chia sẻ với con gái. Chương trình “Bố ơi mình đi đâu thế?” rất ăn khách ở Hàn Quốc chính là ví dụ cho sự thay đổi nhận thức rõ rệt trong thế hệ trẻ hơn về việc làm bố, dành nhiều thời gian hơn cho con để biết lắng nghe và chăm sóc. Vì vậy mà chương trình này mới bán được bản quyền cho Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản những nước đều đang gặp phải vấn đề tương tự.
8:51
Tuesday,29.9.2015
Đăng bởi:
Quy Ngo
Em đã đọc hết tất cả các bài viết về Hàn Quốc của anh Thái, rất hay. Em có rất nhiều thắc mắc về đất nước và con người Hàn Quốc vì vốn dĩ bạn trai em là người Hàn. Tụi e luôn yêu nhau hết lòng, và chỉ cãi nhau khi em đụng chạm đến một vấn đề gì đó về Hàn Quốc của ảnh. Vì ảnh lúc nào cũng cho Hàn Quốc là nhất một cách ngây ngô và độc tài. Ví d
8:51
Tuesday,29.9.2015
Đăng bởi:
Quy Ngo
Em đã đọc hết tất cả các bài viết về Hàn Quốc của anh Thái, rất hay. Em có rất nhiều thắc mắc về đất nước và con người Hàn Quốc vì vốn dĩ bạn trai em là người Hàn. Tụi e luôn yêu nhau hết lòng, và chỉ cãi nhau khi em đụng chạm đến một vấn đề gì đó về Hàn Quốc của ảnh. Vì ảnh lúc nào cũng cho Hàn Quốc là nhất một cách ngây ngô và độc tài. Ví dụ như: thời trang Hàn quốc là đi đầu và là xu hướng của người châu Á, nào là cam lai quýt là do người Hàn trên đảo Jeju lai tạo đầu tiên trên thế giới 10 năm trước, rất nhiều mà nói không hết. Còn có việc thêu dệt nên một hòn đảo Jeju đẹp như thiên đường, cuộc sống đắt đỏ và con người giàu có, làm em luôn mơ mộng về hòn đảo này cho đến một ngày em bước chân lên hòn đảo này, thì bao nhiêu suy nghĩ trong đầu về hòn đảo đẹp sang chảnh bậc nhất mà em tưởng tượng như cái bong bóng bơm căng và bị chích nổ bùm một cách bất ngờ. Chưa kể cá tính thái quá của họ còn làm em phải thất vọng. Như là một hôm em vô tình xem cái show trên ti vi, rõ là người Hàn Quốc xem thường cái ông Kim Jong Un của Triều Tiên, nên làm cái show châm biếm, rồi photoshop châm biếm ảnh ông Kim Jong Un rồi khán giả hahaha. Mỗi khi nói tới đoạn ngu ngốc của ông Kim Jong Un làm dân khổ thì kiểu như ồ, uhm. Rồi mời mấy người Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc bắt đầu kể khổ, rồi MC lại bắt đầu châm biếm ông Kim Jong Un, sau đó khán giả lại hahaha. Kiểu như mình giàu có vượt bậc trong khi Triều Tiên nghèo nàn đói nát. Toàn châm biếm với châm biếm, chả có chút tính nhân văn . Em đã từng xem đoạn clip của TED của một cô Triều Tiên bỏ trốn và kêu gọi thế giới cứu lấy Triều Tiên (em đã cảm động rơi cả nước mắt). Chứ chẳng giống cái chương trình mà Hàn quốc làm và cho là để dân biết đến người anh em của mình bên phương Bắc nghèo khổ vì Kim Jong Un thế nào, rồi rôm rả cười châm chọc ông Kim Jong Un.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp