|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞCâu chuyện Bình Nhưỡng, phần 2: “cường quốc tượng đài” 14. 08. 15 - 10:09 amBài và ảnh: Hà Phạm(Tiếp theo bài trước) Từ sân bay Poyongang vào đến trung tâm Bình Nhưỡng mất khoảng 20-30 phút. Đường rộng rãi, cây xanh và thảm cỏ trải dài hai bên. Rất ít ô tô đi trên đường. hai người đàn ông gò lung trên xe đạp, đằng sau xe buộc những bao tải lớn, trông quen mắt như ở vùng quê Việt Nam. Lịch hoạt động của đoàn chúng tôi chỉ khi đến sân bay mới nhận được, hơi khác so với chương trình sơ bộ mà sứ quán thông báo từ nhà, cụ thể và chi tiết từng ngày, giờ. Vậy nên chúng tôi rất bất ngờ khi không thấy ghi trong chương trình, xe chở đoàn đột ngột rẽ lên một quả đồi, moi người được yêu cầu xuống xe, đi bộ một đoạn đường dài mấy trăm mét, và sừng sững trước mắt hiên ra hai bức tượng đồng khổng lồ của Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai ông, Tổng Bí thư Kim Chính Nhật. Đặt hoa và cúi chào, nghi lễ bắt buộc, có lẽ thế, cho bất cứ ai chuẩn bị bước chân vào thành phố nên không cần báo trước. Chúng tôi đến vào chiều cuối tuần, lúc đi xuống, thấy nhiều người dân đi lên chỗ tượng đồng. Chú phiên dịch giải thích, cứ chiều, nhất là các chiều cuối tuần, người dân sau giờ làm việc đến rất đông để cúi chào những bức tượng, và hoàn toàn tự nguyện tự giác, có sẵn chổi, người ta quét dọn, nhặt lá cây, nhổ cỏ dại làm sạch cả cái quảng trường mênh mông và khu vực đồi cỏ bao quanh. Thảo nào, không một cọng rác, chỉ có lũ bồ câu nghênh ngang đi lại. Hôm sau trên phố, tôi cũng thấy những người dân nhặt cỏ dọn rác trên phố (thật ra chẳng có cái rác nào mà dọn). “Quảng trường hai tượng đồng”, tên của nó tất nhiên không phải vậy, chỉ là cách gọi mà tôi nghe các bạn sứ quán Việt Nam tại đây gọi tắt, rộng mênh mông, từ đây có thể quan sát một phần Bình Nhưỡng. Chú phiên dịch rất trẻ, 22 tuổi, nói tiếng Việt không chê vào đâu được vì đã có thời là học trò trường Amsterdam ở Hà Nội, chỉ cho tôi thấy những tòa nhà phía xa, cũ và màu trắng, là những tòa nhà xây từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đấy là những ngôi nhà cũ nhất, cao trên 20 tầng, nhìn nó như khu Trung Hòa-Nhân Chính mà Hà Nội xây những năm gần đây. Còn những tòa nhà hiện đại cao 30-40 tầng thì xây sau này. Nhìn từ quảng trường, thấy một thành phố hiện đại được quy hoạch rất tốt với những điểm nhấn kiến trúc, những tòa tháp, và xanh mướt cây. Dòng sông Taedong (Đại Đồng) hiền hòa chảy trong thành phố Nhưng tôi đang nói chuyện tương đài. Tương đồng hai cha con chủ tịch Kim Nhật Thành không chỉ ở một nơi trong thành phố, mà ở nhiều nơi khác, đáng nói là bao giờ bên hai bức tượng đó cũng có những cụm tượng đài binh sĩ hoặc sĩ công nông binh được đồng hoặc đá hình khối rất đẹp. Trên quảng trường hai tượng đồng này, hai dãy tượng đồng hai bên rất ấn tượng với tôi. Và xa hơn chút, tượng đài Phi mã (Triều Tiên rất coi trọng ngựa, họ có trường dạy đua ngựa ngay tại Bình Nhưỡng và xiếc ngựa của họ mấy hôm sau được xem tài tình đến mức thán phục) cũng nổi bật trên nền trời, bay bổng, khỏe khoắn Triều Tiên đúng là một cường quốc tượng đài. Khắp nơi bia đá tượng đồng. Tôi không thống kê được số lượng, và cũng không hỏi được, nhưng đúng là tượng khắp nơi. Tượng tròn, ngôn ngữ điêu khắc cổ điển, khúc triết, tất cả các nhân vật được miêu tả sinh động. Hôm sau, đến Nghĩa trang liệt sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, tôi choáng ngợp vì hệ thống tượng ở đây; tiếp đến Nghĩa trang các chiến sĩ cách mạng có công giải phóng Triều Tiên, các đảng viên khai quốc công thần, trong đó có vợ của Kim Chủ Tịch, 161 vị, mỗi vị một bức tượng bán thân đồng thau tỷ lệ lớn hơn người thật trang nghiêm từ một quả đồi nhìn xuống thành phố, có lẽ đều là những mẫu mực về tượng chân dung. Tượng tại Bảo tàng chiến tranh mới thật hoàn hảo. Chúng làm tôi nhớ đến những tượng đài ở Liên Xô thời thế chiến thứ II. Và dù đẹp, thì ngôn ngữ cổ điển ở các tượng đài Triều Tiên cũng cho người ta cảm giác lùi lại một khoảng thời gian lâu hơn nửa thế kỷ. Tượng đài tất cả hầu như là dành cho việc tưởng niệm. Cả đất nước là một nhà bảo tàng … Những cụm tượng đài đó được làm trong nhiều năm, và được tu bổ, làm mới thêm hàng năm. Tượng đài duy nhất ở Nghĩa trang liệt sĩ mang dáng vẻ hiện đại hơn một chút: Cờ Tổ Quốc quấn quanh lưỡi lê của khẩu súng trường Mosin ( loại súng khá cổ được sử dụng tại chiến tranh nửa đầu thế kỷ 20 tại các nước XHCN) thì mới làm gần đây. Người ta bảo Bí thư thứ Nhất Kim Jong Un đã chỉ đạo rất sát sao việc xây bức tượng này, chính Bí thư thứ nhất, không bằng lòng về bố cục bức tượng, đã vẽ lại vào sổ tay và đưa cho các kiến trúc sư. Cái lưỡi lê ấy, cao 6 mét, nặng 6,5 tấn, đã được hoàn thiện trong 3 ngày, thay vì 2 tuần như bình thường. * Theo VietNamnet , “tượng và tượng đài được xem là một “đặc sản” ở Bắc Triều Tiên, nơi mà một phần không nhỏ ngân quỹ quốc gia được sử dụng để tạo ra những tác phẩm như vậy. Cách đây không lâu, thế giới được một phen choáng ngợp với hai tượng đài cha con nhà lãnh đạo cưỡi ngựa oai phong. Mansudae Art Studio của Triều Tiên được xem là xưởng mỹ thuật lớn nhất trên thế giới với 4.000 nhân viên người Bắc Triều Tiên trong đó có khoảng 1.000 nghệ nhân. Chi nhánh tại nước ngoài là Mansudae Overseas Project Group of Companies đã hoàn thành nhiều dự án lớn. Khách hàng bao gồm Algeria, Angola, Botswana, Benin, Cambodia, Chad, Congo, Ai Cập, Ghi- ne xích đạo, Ethiopia, Đức, Malaysia, Mozambique, Madagascar, Namibia, Senegal, Syria và Togo.” HungNinh (theo Businessweek) Ý kiến - Thảo luận
21:42
Monday,7.9.2015
Đăng bởi:
NMH
21:42
Monday,7.9.2015
Đăng bởi:
NMH
Hình như chúng ta cũng đang cố gắng học tập cái vụ này thì phải.
14:52
Sunday,16.8.2015
Đăng bởi:
Candid
Theo em thì cùng học một thầy thôi nhưng kết quả khác nhau.
...xem tiếp
14:52
Sunday,16.8.2015
Đăng bởi:
Candid
Theo em thì cùng học một thầy thôi nhưng kết quả khác nhau.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp