Tin-ảnh: triển lãm hay tuần này
04. 11. 10 - 6:10 pm
Khôi Nguyên tổng hợp
HONG KONG – Chuyên gia Eric Chang của nhà Christie’s giới thiệu một bức tranh của họa sĩ Trung Quốc Chang Yu có tên “Chậu cúc xanh và trắng”, trong cuộc họp báo ở Hong Kong, 2. 11. 2010. Tác phẩm có giá ước lượng 3.85 triệu USD và sẽ được đấu giá trong đợt đấu giá Mùa thu 2010 của Christie’s với hơn 2800 tác phẩm khác vào cuối tháng này. Ảnh: Y. YIK
HONG KONG – Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh bức tranh của họa sĩ Nhật Yoshitomo Nara có tên “Bàn tay Ma thuật” (Magic Hand) trong cuộc họp báo tại Hong Kong, 2. 11. 2010. Tác phẩm ước lượng bán được 102.600 – 154.000 USD và sẽ được Christie’s đấu giá vào cuối tháng này. Ảnh: Y. YIK.
DRESDEN – Ảnh chụp một tác phẩm tại cầu Albert, Dresden, Đức, vào 2. 11. 2010, với người phụ nữ trông có vẻ như ngồi đếm xe qua lại. Người đàn ông đang nhòm bà qua tấm màn cửa thực ra là tranh vẽ trên tường của tòa nhà Drewag. Ảnh: ARNOBURGI
LAUSANNE – Một khách tham quan xem bức giấy dán tường có tên “Lụi tàn” của họa sĩ Bỉ Job Smeets và họa sĩ Hà Lan Nynke Tynagel tại bảo tàng Mudac ở Lausanne, Thụy Sĩ, 2. 11. 2010. Triển lãm còn kéo dài đến 12. 2. 2011. Ảnh: D. FAVRE
MILAN – Khách tham quan ngắm tượng của nghệ sĩ Mỹ John Baldessari trong một show ở nhà Prada tại Milan. Show có tên “Những biến thể của Giacometti” gồm 9 bức tượng gầy gò, mỗi cái cao 4.5m, mặc áo quần sặc sỡ với những phụ kiện oái oăm, do Baldessari thiết kế. Ảnh: S. RELLANDINI
Sắp đặt có tên “Căn phòng nhào lộn” của nghệ sĩ Mỹ Martin Kersel trong triển lãm ‘Under Destruction’ (Bị phá hủy) diễn ra tại bảo tàng Tinguely ở Basel, 3. 11. 2010. Triển lãm này, trưng bày các tác phẩm của hai mươi nghệ sĩ đương đại thế giới, cùng khảo sát công dụng và vai trò của sự phá hủy trong nghệ thuật đương đại, sẽ diễn ra tới tận 23. 1. 2011. Ảnh: A. WIEGMANN
Sắp đặt có tên “Máy Bong Bóng” của nghệ sĩ người Israel Ariel Schlesinger trong triển lãm “Under Destruction”..”Nếu không tạo ra được cái gì, thì phải hủy đi thứ gì đó”, Rosalind Krauss từng nói vậy, và câu này về căn bản có thể dùng để diễn tả đặc điểm của triển lãm này – một triển lãm vừa khảo sát các nguyên tắc sáng tạo gắn liền với chủ đề có tính “độc hại” như thế, vừa khai thác các hình thức phá hủy khác nhau trong nghệ thuật, để người xem có thể hiểu được việc phá hủy là xuất phát từ đâu, từ động cơ “sinh” hay động cơ “sát”, và phá hủy nhiều khi cũng là một sự chuyển dạng rất nên thơ. Nói chung là lời giới thiệu rất khó hiểu, mời các bạn xem đoạn video theo đường link sau, rất thú vị: http://vernissage.tv/blog/2010/11/01/under-destruction-group-show-at-museum-tinguely-basel/. Nhớ bỏ 30 giây đầu là quảng cáo đi nhé.