|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiVề hai bức chân dung mẹ và con theo trường phái Ấn tượng 31. 10. 15 - 5:59 amKarin H. Grimme – Thúy Anh dịchMary Cassatt miêu tả phụ nữ tại nhà, trong nhà hát, công viên hay trên xe buýt nhưng không bao giờ vẽ họ ở những nơi không dành cho phụ nữ đứng đắn lui tới, ví dụ như quán cafe. Bản thân bà không bao giờ tham dự các buổi họp mặt thảo luận buổi tối của các họa sỹ Ấn tượng được tổ chức tại quán, ví dụ như Cafe Guerbois. Thế giới của phụ nữ trung lưu trở nên rất riêng qua cách nhìn của bà. Trong phạm vi sinh hoạt thường nhật của họ, Mary Cassatt và Berthe Morisot thường mô tả chân dung mẹ và con. Một số tranh vẽ cảnh mẹ con của Mary Cassatt và Berthe Morisot:
Nói về các họa sỹ Ấn tượng, Cassatt từng viết: “Tôi, với tư cách một trong những người khởi xướng phong trào triển lãm tự do, phải tuân thủ những nguyên tắc của tôi, của chúng tôi, đó là không cần hội đồng kiểm duyệt, không cần huân chương, giải thưởng. Đợt triển lãm đầu tiên của chúng tôi là năm 1879, như cuộc biểu tình nhằm vào các kỳ triển lãm chính thống và (chúng tôi) không phải là nhóm liên minh các họa sỹ có cùng phong cách nghệ thuật. Từ sau triển lãm chúng tôi được gọi là “họa sỹ Ấn tượng”, một khái niệm có thể áp dụng đối với Monet nhưng vô nghĩa đối với Degas. Tự do là điều tuyệt vời nhất trong thế giới này và sự giải phóng khỏi tính chuyên chế của hội đồng thẩm duyệt là điều đáng để chúng tôi đấu tranh khi mà không có cái nghề nào chịu lệ thuộc nhiều như cái nghề của chúng tôi.” Trong bức tranh “Người phụ nữ ngồi bế đứa trẻ trên tay”, Mary Cassatt tập trung tả nhân vật em bé. Người mẹ lưng bị che nhiều bởi thành ghế và chỉ được nhận ra thông qua búi tóc đen và chiếc đầm màu trắng. Đứa bé không mặc quần áo, nhìn vào người xem từ trên vai mẹ. Chiếc thau và bình nước cùng những vật dụng tắm táp khác trong tác phẩm cho thấy sự chu đáo của người mẹ trong việc giữ vệ sinh cho con, và theo phép ẩn dụ đó còn thể sự trong sáng, ngây thơ. Làn da hồng hào của đứa bé như thể hiện sự ấm áp của người mẹ. Kỹ thuật hội họa của Cassatt mà bà trau dồi trong suốt những năm 1880 rất đáng chú ý. Nét thô sơ trong cách mô tả thể hiện qua những đường cọ nhanh phóng khoáng tự do và trông như chưa hoàn thiện. Nhiều phần của tấm toan không được vẽ. Chúng cho cảm giác bà đã khắc họa được khoảnh khắc những ấn tượng đột nhiên nảy sinh trong bà và chỉ tập trung vào những điều cốt yếu. Và với bức này một lần nữa Mary Cassatt cho thấy bà là bậc thầy của tông đỏ.
Bức Chiếc nôi (Paris, Musee d’Orsay) – tác phẩm nổi tiếng của Berthe Morisot được trưng bày tại kỳ triển lãm Ấn tượng đầu tiên năm 1874 – lại tập trung tả người mẹ, tức người chị em Edma của họa sỹ. Nhân vật kéo tấm rèm mút-xơ-lin trong suốt che lấy chiếc nôi, một tay chống đầu, trầm ngâm nhìn đứa bé trong nôi. Morisot đồng điệu hóa điệu bộ hai nhân vật: đứa trẻ cũng đặt một tay lên đầu. Và tấm màn của chiếc nôi thì song song với tấm rèm ren ở hậu cảnh. Trong tác phẩm tinh tế này, Morisot đã chơi đùa với các sắc trắng. Sắc trắng đỏ và vàng của chiếc nôi, sắc trắng xanh của cái rèm phía sau. Bố cục sáng sủa rõ ràng được thiết lập nhờ đường thẳng giữa chiếc rèm và bức tường. Ngoài ra còn có sự sắp xếp bù trừ tương ứng sáng tối bằng trang phục người mẹ, bức tường và rèm. Bố cục và sự phối màu theo đó là rất cân đối. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|