Nghệ sĩ Việt Nam

Tường thuật “Giống-Không-Giống” 12. 11. 15 - 7:41 am

Trần Tuấn

GIỐNG-KHÔNG-GIỐNG VISUAL ART PARTY

Thời gian: Từ ngày 07. 11. 2015 đến ngày 15. 11. 2015
Địa điểm: Kebun Bibi, Yogyakarta, Indonesia

Gồm:

Hoàng Ngọc Tú
Vũ Duy Tâm
Nguyễn Thị Hà My
Nguyễn Hóa
Nguyễn An

Triển lãm là sự kiện đầu tiên của chương trình giao lưu và  tham quan xen kẽ trong thời gian 15 ngày tại Yogjakarta – Indonesia của 5 tác giả của thành phố Huế hoạt động ở các lỉnh vực nghệ thuật tạo hình đương đại như: tranh giá vẽ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt. Mục đích là tạo sự giao lưu trao đổi nghệ thuật giữa 2 thành phố Huế và Yogjakarta trong tương lai. Chương trình do Then Café và Kebu Bibi tổ chức, Japan Foundation tài trợ.

 

Mở đầu buổi khai mạc, ông Sigit Papak – đồng sáng lập Kebun Bibi giới thiệu sơ lược về ý tưởng thực hiện dự án giao lưu nghệ thuật thị giác giữa thành phố Huế và Yogyakarta, về những điểm chung và những sự khác biệt mà các nghệ sĩ ở hai thành phố cần có sự trao đổi để hiểu biết nhau hơn.

 

Sau đó, Ông Hans Knegma – đồng sáng lập Kebun Bibi, giới thiệu về nghệ sĩ và chính thức khai mạc triển lãm.

 

Khách tham quan chia sẻ thông tin tác phẩm.

 

Các DJ bắt đầu chơi nhạc sau phần phát biểu khai mạc. Yogya có rất nhiều ban nhạc, những loại nhạc được yêu thích ở đây thường là reggae, rock.

 

Hoàng Ngọc Tú cũng có một số bản mix giao lưu với các nghệ sĩ Indonesia, thiết bị của nhóm nhạc có vẻ hợp với tranh của Tú.

 

Có nhiều khách nước ngoài đến Yogya để xem Yogya Bienale lần thứ 13 củng ghé xem khai mạc triển lãm.

 

Yogya có  tương đối nhiều các cuộc triển lãm giao lưu, tuy nhiên lại không nhiều các cuộc triển lãm giao lưu với họa sĩ Việt Nam. Rất nhiều bạn đã kịp làm quen với nhau và xin địa chỉ facebook trong đêm khai mạc.

 

Áo phông đồng phục trong buổi khai mạc, với dòng chữ vui vui “ Gallery isn’t meat shop”, ý muốn nói các nghệ sĩ trẻ giết chết tác phẩm của mình khi đem nó đến gallery.

 

No – Neck (anh chàng không có cổ ), một nghệ sĩ đường phố khá nổi tiếng của Yogya củng đến tham dự khai mạc. Anh có một tác phẩm ở bức tường bên hông của Kebun Bibi trước ngày nhóm các bạn Việt Nam đến Yogya. Có thể dễ dàng nhận ra Yogya là thiên đường của graffiti, của các bức vẽ khắp nơi trong thành phố.

 

Khách tham quan bên cạnh tác phẩm của An.

 

“Những cái bồn tiểu” làm bằng gốm của Hà My thu hút nhiều sự chú ý.

 

Với Hà My, Nguyễn An, và Vũ Duy Tâm, đây là lần đầu tiên các bạn đến Indonesia. Các bạn rất hào hứng với văn hóa và nghệ thuật đương đại bản địa.

 

Vũ Duy Tâm bên cạnh tác phẩm.

 

Nguyễn An bên cạnh tác phẩm.

 

Lưu ý là các buổi khai mạc triển lãm ở Yogya thường khá muộn, 8 giờ tối, để tránh giờ cầu nguyện tối của người theo đạo Hồi.

 

Nhớ lại lúc đợi lâu quá, các tác giả tranh thủ chụp ảnh trước giờ khai mạc.

 

Một lúc sau đến 8h30 tối mà vẫn chưa có ai tới làm các tác giả lo lắng. Một số chuyển sang nạp thêm năng lượng để chờ đợi. Tuy nhiên đến 9h kém, khách bắt đầu ùn ùn kéo đến, mặc dù tối hôm đó có tới 3 cái openings khác nha. Thật là may…

Một số hình ảnh tác phẩm và statement:

“The System 1,2 ” của Nguyễn An:

“Có một loài thú được sinh ra để làm chủ thế giới. Nó mang trong mình quyền uy và sở thích chiến đấu, thích đập đánh, thích phá hoại. Và đặc biệt chúng thích trò chơi muôn thủa ‘Đóng-Nhổ-Đóng…’ Tôi gọi đó là loài thú đầu búa.”

.

 

.


“Một cuộc sống huyễn Mộng” của Nguyễn Hóa:

“Huyễn mộng” với tôi có thể là cảm giác tự tại đầy mơ hồ, có thể là sự bất an đầy hoài nghi, là sự cố chấp bất biến, là sự kháng cự vẫy vùng hay là nhu cầu được giải phóng trong nhu mì tĩnh tại. Ở đó, tôi muốn thấy sự lấp lánh đầy huyễn vọng trong một khung cảnh mù tối .

Đầu 1, 2, 3, 4 (sơn mài) 2015


Loạt tranh “Showbiz” của Hoàng Ngọc Tú:

Lấy cảm hứng từ giới showbiz. Những nghệ sĩ trẽ luôn muốn tạo nên một sự khác biệt để có chỗ đứng trong mắt mọi người bằng tài năng, nhưng cũng có một số lại chọn con đường ngắn, sử dụng scandal để được nổi tiếng, và một cách nào đó họ tạo ra sự nổi bật làm cho mọi người chú ý đến để tìm kiếm cho mình một vị trí, một cơ hội chạm tới ánh hào quang. Họ làm mọi thứ để được nổi tiếng và muốn mọi người sẽ nhìn thấy được sự khác biệt mà họ tạo ra bất kể là tích cực hay tiêu cực.
Ở đây tôi mượn câu chuyện của showbiz để nói câu chuyện của chính mình. Tôi luôn tạo nên sự khác biệt và cá tính mạnh trong đời sống nghệ thuật. Tôi xây dựng hình tượng trong tác phẩm của mình không chỉ con người mà các đồ vật cũng có sự nổi bật, sức hút riêng. Nó tranh chấp lẫn nhau tạo nên sự nổi bật về thị giác.
Ở đây bằng trải nghiệm của cá nhân tôi lại châm biếm, chế giễu sự ngộ nhận của các nghệ sĩ trẻ về việc tìm kiếm sự nổi tiếng quá sớm, quá nhanh dựa vào những thứ nhìn thấy được bằng mắt thiếu đi cá tính và nội lực bên trong để tạo nên sự bền vững lâu dài.

.

 

Chi tiết bộ “ Keep calm and admire my beauty” của Hoàng Ngọc Tú

 

Chi tiết bức tranh “Where is my face?”

Bộ 2 bức tranh “ Tăng” của Vũ Duy Tâm:

Tôi vẽ những cỗ máy  to lớn và nguy hiểm, những thứ vũ khí phức tạp và đầy uy lực… Những thứ đó được mang về từ những nước lớn như: Mỹ, Nga. Các nước này mang những thứ vũ khí đó đến để “giúp Việt Nam” và trở thành phế tích, trên mảnh đất mà chúng không được sinh ra.

.

 

.


“Những cái bồn tiểu” của Nguyễn Thị Hà My:

Tác phẩm của tôi là một tác phẩm sắp đặt ứng dụng. Chúng có hình hài của một “cái nữ”, nó chỉ dành cho họ, những “cái nam”.
Nó là cái mà bất cứ “cái nam” nào cũng có thể sử dụng một cách rất hào phóng, nó bị động, nó được làm sạch mình bởi những lần gội rửa.
Chức năng của nó chỉ có vậy? Công việc của một cái bồn tiểu là đường dẫn của nhu cầu giải tỏa.
Với “những cái bồn tiểu” này của tôi, có hay không bạn muốn xả vào?
Xin mời!

.

 

.


 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cảm ơn vì đã cứu SOI

Đức Minh và SOI

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả