Ở Đâu - Làm Gì

Sắp diễn ra: Nguyễn Thị Mai định nghĩa về “Thế giới cổ tích” 17. 01. 16 - 7:54 pm

Thông tin từ BTC

.

.

THẾ GIỚI CỔ TÍCH – CUỘC TRIỂN LÃM SƠN MÀI MỘC
Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sỹ Nguyễn Thị Mai tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thời Gian: 9:00 đến 17:00, thứ 3 đến chủ nhật, từ 23. 1. 2016 đến 31. 1. 2016
Khai Mạc: 10:00 sáng ngày 23. 1. 2016.
Địa Điểm: Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, 97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP HCM 

.

Thế Giới Cổ Tích” gồm khoảng 45 tác phẩm sơn mài không toát, không đánh bóng được sáng tác trong 6 năm (2010-2015). 

.

Thế Giới Cổ Tích” là thế giới:

– Của tự nhiên, của màu lam tím bàng bạc thời gian, màu gỉ sắt, gỉ đồng, màu của đá, sành, gốm, sứ …

– Của những form hình phụ nữ cách điệu, lồi lõm, mềm cong …

– Của những motif trống đồng đông sơn, văn hóa dân gian cổ các vùng miền, cồng chiêng tây nguyên …

– Của sự chuyển động nhịp nhàng, sôi động du dương các bản nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc Rock, Rap …

.

Nguyễn Thị Mai với bản năng sáng tạo và sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dân tôc, âm nhạc đã tạo nên vườn địa đàng tình yêu.  Nơi mà nhân gian đang hướng về – cái đẹp của tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuôc sống.

.

Thông tin về họa sỹ:

Họa Sỹ Nguyễn Thị Mai sinh năm 1966.  Tốt nghiêp ĐHSP Huế khoa tiếng Nga (1985-1990).

Học 3 năm quản trị kinh doanh tại Singapore (1999-2002).

Đã làm việc trong lĩnh vực khách san du lich Đà Nẵng 4 năm (1990-1994).

Và ngành vận tải Singapore 4 năm (2000-2004).

Năm 2004, Nguyễn Thi Mai bắt đầu hành trình sáng tạo nghệ thuật.

*

Liên Hệ: Tam Chung Seng

Curator, www.NguyenThiMai.com

E-mail: inquiry@NguyenThiMai.com

Ý kiến - Thảo luận

7:35 Monday,18.1.2016 Đăng bởi:  dilletant
Bức thứ hai gợi lại thời trẻ con của tôi: học cấp II Thanh Quan, ra chui vào cái chùa đối diện xem các tranh chủ yếu để dọa: liệu hồn đấy, sống không ra hồn xuống dưới kia sẽ chịu hình phạt. Rồi thời đó cũng phải đi sơ tán, cũng chui vào các chùa... nghịch. Thời đó các chùa đều đóng cửa, đi sơ tán chúng tôi đã vào đó học (vì các lớp đông hơn do trẻ con s
...xem tiếp
7:35 Monday,18.1.2016 Đăng bởi:  dilletant
Bức thứ hai gợi lại thời trẻ con của tôi: học cấp II Thanh Quan, ra chui vào cái chùa đối diện xem các tranh chủ yếu để dọa: liệu hồn đấy, sống không ra hồn xuống dưới kia sẽ chịu hình phạt. Rồi thời đó cũng phải đi sơ tán, cũng chui vào các chùa... nghịch. Thời đó các chùa đều đóng cửa, đi sơ tán chúng tôi đã vào đó học (vì các lớp đông hơn do trẻ con sơ tán. Nhưng tôi đã không "bị" giáo dục nhiều bởi các tích truyện cổ VN. (Trái lại thích những "bà đầm" trong tranh thánh có vẻ hơi hưởng lạc của phương Tây...) Khi sang Istanbul vào xem các nhà thờ chính thống được biến thể thành nhà thờ Đạo Hồi, lại có những liên tưởng khác. Đây là những lời bi bô của một kẻ hồi trẻ bị dẫn dắt bởi những liên hệ xa và những ham muốn của ngọt bởi sô cô la, hơn là đường mía. Cuối đời quay lại, chớm cảm nhận được những mộc mạc của văn hóa Việt, nhưng chưa được chinh phục bởi cái đẹp đơn sơ. Với tranh các họa sĩ Việt vẽ kiều "lai" thì cũng chưa thích, và nhất là chưa hiểu. Một cách cảm tính ủng hộ cách thể hiện của tác giả, chắc để trước khi đi (về?) thế giới khác, có trở nên "Việt" được hơn một chút chăng? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả