Chính trị

Mùa xuân đầu tiên 09. 02. 16 - 7:42 pm

Phạm Tuấn Anh

 

“Mùa xuân Văn Miếu” của họa sĩ Nguyễn Văn Phương

Những lần về Việt Nam gần đây có một điều làm mình suy nghĩ mãi lâu sau khi đã quay về lại cuộc sống thường nhật ở Washington DC. Điều này có nguyên nhân từ một quan sát như thế này. Khi ở Hà Nội mình đến thăm nhà các bạn thân của mình, bạn thì ở làng Nghĩa Đô, bạn thì ở Ciputra, và khi ở trong nhà các bạn mình có cảm giác của cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài. Cảm giác đó bị ngắt ngay lập tức lúc mình bước chân ra khỏi cửa nhà hay cổng khu nhà các bạn. Cuộc sống thực lụp xụp và vất vả tồn tại ngay sát bên những thứ thịnh vượng và cuộc sống của tiểu sinh quyển mà các bạn mình tự tạo ra cho các bạn.

Điều này cũng đúng khi mình vào ăn uống ở Metropole hay các khách sạn lớn ở Hà Nội. Ở những chỗ đó tồn tại các thế giới phương Tây thu nhỏ nơi mình được quan sát giới thượng lưu Hà Nội tận hưởng những thứ tốt, đẹp, ngon nhất. Ra khỏi Metropole đi bộ quanh Bờ Hồ mình nhìn thấy chán vạn cảnh người nghèo vất vả chen vai thích cánh tồn tại và những thứ bẩn thỉu, thiếu văn minh đan xen với những thứ sáng choang, hiện đại khác. Mình suy nghĩ và thấy là thực tế đấy của Hà Nội 2015 không khác mấy Hà Nội 2005 và có lẽ cả Hà Nội 1995 mà mình nhớ. Suy nghĩ đấy mình không dám khẳng định do rõ ràng là những con số về tăng trưởng kinh tế của 20 năm vừa qua là rất ấn tượng. Những con số đó giả sử là đúng thì mình chủ quan đánh giá là tăng trưởng cao đã không biến đổi thành chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi người theo cách giống nhau.

Nếu được phép nói một nhận định rất ngắn gọn thì mình nói luôn là mình thấy rằng chất lượng cuộc sống ở Hà Nội tệ đi sau 20 năm tăng trưởng kinh tế tốc độ trung bình 6% mỗi năm. Mình có rất nhiều dẫn chứng để hỗ trợ cho nhận định ở trên. Từ y tế, giáo dục, an ninh, thực phẩm đến sự hỗ trợ cho người nghèo, người khổ, người yếu mình không thấy tiến bộ vượt bậc ngang bằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mình cho rằng 20 năm vừa qua có lẽ chúng ta đã bị cuốn vào một trò chơi 3-8/8-3 của các con số tăng trưởng kinh tế mà chỉ có một thiểu số trong xã hội được hưởng thành quả còn đa số vẫn phải đối mặt với cuộc sống nhiều lo toan, vất vả y như 20 năm trước. Tăng trưởng kinh tế như ta biết trong nhiều năm qua nếu thế không phải là thứ tăng trưởng thật sự, có chất lượng mà chỉ là thứ tăng trưởng kể cho nhau nghe cho vui. Nếu đúng thế thì như cái kim trong bọc lâu ngày phải lòi ra, người ta sẽ nhận thức được và lật tẩy sự không thành thật trong câu chuyện phát triển thần kỳ nước mình đã có.

“Dâng lễ đền Ngọc Sơn” của họa sĩ Phạm Minh Tùng

Tết này có dư âm của Đại hội Đảng là một sự kiện gây chia rẽ dư luận xã hội. Trong bài viết ngày đầu năm mới này mình muốn đưa câu chuyện đi xa khỏi việc ai đã chiến thắng trong cuộc đua vào nhà Vàng để kể với bạn bè về một cảm giác lạc quan rất lạ mà mình cảm thấy, trái ngược hẳn với cảm giác bi quan mà mình kể ở đoạn đầu.

Khoảng giữa năm ngoái sau chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ mình bắt đầu được nghe những tiếng động lanh canh vui tai, nhìn thấy những tín hiệu như cành cây khô nảy mầm lúc mùa xuân đến. Những điều này làm mình suy nghĩ về một khả năng mà một người quen của mình tổng kết lại sau khi đã nghe lỏm được từ hạt nhân quyền lực là khả năng “vận nước” đã chuyển mình. Cảm giác lạc quan của mình càng lúc càng lớn dần lên và được củng cố bởi nhiều điều tai nghe mắt thấy từ nhiều nguồn, nhiều người khác nhau ở những địa vị cao trong xã hội ta. Tới lúc này mình có thể tự tin nói rằng, độc lập với kết quả Đại hội Đảng vừa rồi, thì trái bóng của cuộc đổi thay đã bắt đầu lăn trên sân vận động Ba Đình. Cuộc đổi thay này làm mình tự tin ở chỗ là nó có lý do không phải ở ý muốn mị dân của những người lãnh đạo xã hội mà ở nhận thức của chính những người này là phải thay đổi để tồn tại. Nhận thức này đã có lâu nay nhưng đến nay mới có một hướng đi mà những người lo sợ đổi thay cảm thấy đủ an toàn để đi theo. Và họ đã khởi động đi theo con đường thay đổi đó.

Xin đừng nhầm lẫn sự lạc quan của mình có nghĩa là từ giờ trở đi sẽ chỉ có toàn các thay đổi tốt và rằng tỉnh dậy qua đêm mọi người sẽ thấy mình sống giữa Paris, New York. Tuy rằng một vài thứ sẽ tồi đi trước khi tốt lên mình tự tin nhận định rằng hai năm nữa cùng đọc lại những gì mình viết hôm nay bạn bè sẽ đồng ý với mình là thời điểm Tết Bính Thân này là một trong những thời khắc quan trọng nhất của lịch sử nước ta, là điểm mà phận bạc của cô Kiều được chiêu tuyết để cô quay về sống đời sống hạnh phúc bình thường như bao người phụ nữ khác. Một sự chuyển đổi như thế sẽ vận động toàn xã hội cùng chuyển động theo và một mình người mẹ Việt Nam không tự mình vượt cạn được. Mình cũng tự tin và lạc quan cho rằng bên cạnh Việt Nam thay đổi sẽ có những bà đỡ kinh nghiệm, tử tế, ân cần giúp cho sự thay đổi này được thông suốt, dễ dàng nhất cho tất cả mọi người.

“Chợ hoa ngày Tết” của họa sĩ Nguyễn Văn Phương

Hãy cho mình hai năm để chúng ta cùng chiêm nghiệm xem mình có lạc quan tếu không. Mình tin rằng Tết 2018 mình sẽ rất hân hạnh được bạn bè cùng chia vui khi những cải thiện mà tất cả chúng ta đều mong mỏi trở thành hiện thực. Ngày đầu năm mới này mình xin lấy uy tín cá nhân của mình (mà mình biết được các cháu thiếu niên và các cụ tổ hưu đánh giá cao) để chia sẻ sự lạc quan sâu sắc của mình về thời điểm đặc biệt này của đất nước, thời điểm mà về sau này nhìn lại xứng đáng được gọi là Mùa xuân đầu tiên, mượn tên ca khúc của nhạc sỹ Văn Cao.

Bài hát này được cụ Văn Cao sáng tác Tết năm Bính Thìn, là quanh quanh cái lúc đứa trẻ đang viết status ra đời. Đứa trẻ đấy năm nay đã 40 tuổi và lời bài hát cùng những mong muốn khắc khoải trong bài hát vẫn còn nguyên giá trị.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về.
Mùa bình thường mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên.
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông.
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về.
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên.
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh.
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.

Từ đây người biết quê người.
Từ đây người biết thương người.
Từ đây người biết yêu người.

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về.
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu.
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông.
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mang.

“Chợ hoa đào” của họa sĩ Lương Xuân Nhị

Có những năm mình nghĩ chán chường là có lẽ rồi đến lúc mình 60-70 tuổi thì cuộc đời ở Việt Nam mình cũng sẽ chẳng có gì thay đổi. Nhưng mùa xuân năm nay mình có nhiều lý do để tin là thời khắc yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên đấy cuối cùng cũng đã đến rồi. Rồi từ nay người sẽ biết yêu người trong một cuộc đời êm ấm.

Cảm ơn sự quý mến mọi người dành cho mình lâu nay.

Chúc bạn bè Facebook và gia đình một năm mới 2016 mạnh khỏe, thành công, và hạnh phúc.

*

Nguồn: Từ Fb của Phạm Tuấn Anh

Ý kiến - Thảo luận

22:37 Tuesday,9.2.2016 Đăng bởi:  rieng&chung
Tác giả luận rất thú vị, đặc biệt là ở cái niềm mong đợi về tính chất cột mốc của năm Bính Thân này. Cho phép em chém gió thêm vài câu, từ góc độ... mê tín. Mở ngoặc là kinh tế chính trị em cũng khoái, nhưng chỉ dám tự khoái/sướng thôi, kẻo bị ném đá.

Bắt đầu từ chữ Bính. Nếu để ý trong lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, các năm đuôi 6 (1946, 1986, 201
...xem tiếp
22:37 Tuesday,9.2.2016 Đăng bởi:  rieng&chung
Tác giả luận rất thú vị, đặc biệt là ở cái niềm mong đợi về tính chất cột mốc của năm Bính Thân này. Cho phép em chém gió thêm vài câu, từ góc độ... mê tín. Mở ngoặc là kinh tế chính trị em cũng khoái, nhưng chỉ dám tự khoái/sướng thôi, kẻo bị ném đá.

Bắt đầu từ chữ Bính. Nếu để ý trong lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, các năm đuôi 6 (1946, 1986, 2016 v.v...) chính là các năm Bính, đều đánh dấu một cái gì đó "mới". Vì vậy tác giả Tuấn Anh kì vọng vào Bính Thân này cũng có lý. Nhưng có thể bàn kĩ hơn một chút, từ một lý thuyết có vẻ không liên quan lắm, đó là Tử Vi.

Tử Vi là món cổ truyền, nhưng có một phái mới "lộ thiên" chừng 30 năm nay, từ Đài Loan, khỏi là Khâm Thiên môn, tử vi của phái này đôi khi được gọi là Thập Bát Phi Tinh. Đặc điểm của nó là vận dụng "tứ hóa" của 10 can theo 14 sao chính diệu, cộng thêm Tả, Hữu, Xương, Khúc thành 18 sao, để đoán việc. Tứ hóa của 10 can là nội dung quan trọng và căn bản. Ví dụ: can Bính hóa Lộc tại Thiên Đồng, hóa Quyền tại Thiên Cơ, hóa Khoa tại Văn Xương và hóa Kỵ tại Liêm Trinh, gọi tắt là "Bính: Đồng, Cơ, Xương, Liêm" (ứng với thứ tự của hóa Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ).

Từ tính chất của 4 sao Đồng, Cơ, Xương, Liêm (4 sao hóa đối với can Bính nói trên), có thể suy ra bản chất tứ hóa của can Bính (khác với bản chất tứ hóa của 9 can còn lại như Giáp, Ất, Đinh v.v....), và đây là lý do để bác Tuấn Anh có thể tin vào "cột mốc" hay "bước ngoặt" của năm 2016. Như sau:

Năm Bính lợi cho việc thiết lập - một cách có điều kiện - cho một số sự bắt đầu. Nghĩa là, các bên tham gia sự khởi đầu này, đều có mục tiêu lợi ích riêng mình, và chỉ khi có lợi ích đó, họ mới bắt tay thực hiện. Nói nghe tưởng chừng quá nghiễm nhiên, vì ai chẳng có lợi mới làm, nhưng phải xét về thời điểm 2 năm trước, tức năm Giáp (ví dụ Giáp Ngọ 2014 vừa rồi) và Ất (ví dụ Ất Mùi 2015 vừa rồi) để thấy rõ hơn.

Cái khởi đầu của mọi sự, bắt đầu từ can Giáp, nhưng khi đó mới dừng ở lý tưởng và ước muốn nỗ lực xây dựng thể chế tốt đẹp hơn (hóa lộc tại Liêm Trinh), nhưng điều kiện thành công của nó nằm ở việc phải thay đổi từ cuộc sống hằng ngày, các mối quan hệ v.v...(hóa Kỵ tại Thái Dương), nên không dễ chút nào. Thời điểm này rất cần con người hoặc tổ chức có lý tưởng cá nhân thật cao, và bàn tay nhanh gọn hiệu quả. Các bác biết nhiều chuyện ở "trển" có thể xét xem, thời điểm 2014 có diễn ra tình hình đó hay không.

Tiếp đến, năm Ất, là năm các lựa chọn bày ra la liệt trước mắt, khi guồng máy đang chuyển dịch có sự tác động của nhóm lý tưởng (hóa lộc tại Thiên Cơ), nhưng lúc này chưa có điều kiện đảm bảo hiện thực hóa lý tưởng. Vấn đề nằm ở chọn lựa, nhưng một sức ỳ quyền uy rất lớn sẽ vừa hạn chế các lựa chọn táo bạo có nguy cơ dẫn đến hỗn loạn, vừa (đủ sức) đẩy cho guồng máy chạy ổn định (hóa quyền Thiên Lương). Hóa quyền Thiên Lương, khi xem việc nhà thì tượng trưng cho vị phụ huynh gia trưởng mà bảo thủ, xét ngoài xã hội là những người giáo điều nhưng lương thiện. Và điều kiện thành công của nó là phải có người chấp nhận lao tâm khổ tứ cực kì trong các kế hoạch, cũng như phải tiêu hao những tích lũy đã có (hóa kỵ tại Thái Âm).

Qua 2 giai đoạn "tiền khởi nghĩa" như vậy, mới có được năm Bính mở ra, khi các bên đã có chuẩn bị, đã nhìn thấy lợi ích của mình như thế nào v.v... Cốt lõi của Bính nằm ở lời hứa hưởng thụ, không có hưởng thụ thì đừng nói cải cách hay đổi mới, và chính vì thế, điểm nghẽn rất khó vượt qua của nó là (hóa kỵ tại Liêm Trinh), sẽ là sự tha hóa dần từ các nhóm lợi ích, lấy lợi ích và hưởng thụ làm mục tiêu tối thượng, sẽ làm biến chất các lý tưởng hay đạo đức, cũng như thể chế.

Có 2 sự trùng hợp không hề nhẹ, một là vận nước VN bất kể khởi từ 1945, hay 1975 đều thuộc năm Ất. Có thể nói là rất "ngổn ngang", không thể thiếu vai trò của "uy quyền và bảo thủ", cũng không tránh được "lao tâm khổ tứ" và "hao mòn tích lũy". Hai là đại hội Đảng (sự kiện chính trị có ảnh hưởng to lớn) diễn ra vào các năm Bính. Cả hai sự việc này gộp lại, khiến cho diễn biến khá sát với tính chất của tứ hóa phi tinh.

Tạm kết luận là, hi vọng thì có hi vọng, nhưng nếu cho rằng từ trên xuống dưới đồng lòng hành động vì một lý tưởng cao cả nào đó, e rằng không thực tế. Bản chất ở đây phải là quan tâm đến lợi ích của mọi tầng lớp và cân bằng được nó theo hướng tích cực.
Với cái đà tinh thần hiện nay, chắc hẳn đang có những nhóm hành động tích cực (nguyên nhân nói ở trên), và đó là điều tốt. Tiếp theo, có thể thử dự đoán đại khái thế này: các ngành sản xuất chế tạo sẽ có cơ hội lớn năm nay cũng như trong nhiệm kì này của ĐCSVN. Nhưng ngành tài chính ngân hàng thì không hi vọng bằng (dù đã cộng điểm lạc quan vào rồi). Nhiều điều luật, thể chế sẽ có hiệu lực để tạo ra tình hình đó. Ngành y và giáo dục sẽ "tìm lại giá trị cao quý của mình", sẽ có những người thuộc lĩnh vực này được tuyên dương và đề cao. Công an sẽ ra tay chấn áp tội phạm, đặc biệt là cá độ, mại dâm, có thể cả ma túy nữa.

Em chém gió thế thôi, kẻo chém nhiều sai nhiều, chém ít sai ít, không chém không sai... 
20:15 Tuesday,9.2.2016 Đăng bởi:  Thành Lê
Tôi cũng nằm trong số những ai cho rằng cuộc sống vật thể, xét toàn diện, ở Hà Nội ngày càng xấu đi. Nhưng việc tôi cảm thấy chính mình bất hạnh hơn lại đến từ cảm nhận một cuộc sống tinh thần tồi tệ (chưa phanh được). Xuân này bống nhiên cảm thấy lạc quan hơn "biết yêu người" hơn, có niềm tin vào... NGƯỜI đàng mình hơn (một tý thôi). Có phải vì đỡ kh
...xem tiếp
20:15 Tuesday,9.2.2016 Đăng bởi:  Thành Lê
Tôi cũng nằm trong số những ai cho rằng cuộc sống vật thể, xét toàn diện, ở Hà Nội ngày càng xấu đi. Nhưng việc tôi cảm thấy chính mình bất hạnh hơn lại đến từ cảm nhận một cuộc sống tinh thần tồi tệ (chưa phanh được). Xuân này bống nhiên cảm thấy lạc quan hơn "biết yêu người" hơn, có niềm tin vào... NGƯỜI đàng mình hơn (một tý thôi). Có phải vì đỡ không phải chứng kiến cảnh những vị huênh hoang vì ăn chơi (và "bốc bưởi") nhưng vẫn thăng tiến, những vị hãnh diện kiểu trơ trẽn vì đã bước từ nước (có màu "chàm") ra mà vẫn khô. Ngặt vì cái tính của nhiều người Việt là dễ thỏa mãn (một cách kỳ cục, kiểu của kẻ có dăm chữ trong bụng giữa những người thất học) nên còn cần thời gian để kiểm nghiệm cặp phạm trù "lời nói - việc làm". Sự chưa tin của tôi còn đến từ việc không có niềm tin vào nền quản trị tại một xã hội mà bề ngoài là công hữu (dù đã có thời công hữu thực sự - dù đạt được bằng gượng ép). Còn phải cảm nhận phạm trù nói và làm của VN thế kỷ 21, còn phải giải hết đáp số của phương trình chống tham nhũng. Và, rất khâm phục sự lạc quan của Văn Cao Tại thời điểm ấy... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Chất liệu và lòng tự trọng

Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả