Đi & Ở

“Squatter Area”, anh cứ gọi thế là đủ 25. 02. 16 - 1:05 pm

Bài và ảnh: Phạm Tú

 

Squatter Area, tạm dịch là Xóm Tạm Chiếm của những người vô gia cư trong đô thị. Sau Mỹ, có lẽ Philippines là quốc gia đối diện vấn nạn này lớn nhất.

 

Từ hơn 50 năm nay, con số người vô gia cư ở Philippines tăng từ 46,000 lên đến gần 2.8 triệu người với hơn 500,000 hộ gia đình.

 

Squatter Area này ở Manila là ngay khu thành cổ Intramurous. Ngôi thành được người Tây Ban Nha xây từ những năm 1500 đã được dân vô gia cư chọn lựa vì có cảm giác “an toàn”, “ở trong thành”.

 

Sau nhiều lần bị đánh bật ra khỏi thành để lấy chỗ làm khu du lịch, dân nhập cư lập một xóm nhỏ với khoảng 3,000 hộ sống bám ven thành và trở thành lực lượng lao động đạp xe đạp lôi chở khách du lịch quanh thành cổ này.

 

Một xóm ổ chuột với 2 dãy nhà gỗ chồng chéo lên nhau như ma trận với các lối đi gần như không có ánh sáng.

 

Mỗi “căn hộ” chừng 3 đến 4 m2 là nơi sống của một gia đình có khi lên đến 7 đứa trẻ con.

 

Những khoảng sân nhỏ hiếm hoi có nắng mặt trời là nơi phơi quần áo bên trên,…

 

… là nơi cho trẻ con chơi,…

 

… đồng thời là nơi nấu ăn, tắm giặt…

 

… thậm chí để ngủ.

 

Không rõ luật không cho ngừa/phá thai của Thiên Chúa Giáo (tôn giáo chiếm gần như tuyệt đối 100% dân cư ở đây) có tác động đến tỉ lệ sinh đẻ hay không mà phụ nữ ở đây ai cũng có từ 5 đến 7 con.

 

Một người đàn ông đạp xe lôi ở đây một ngày có thể kiếm được 300php (tương đương 150,000vnd) bằng cách sáng sớm đạp xe đạp lội quanh thành cổ chào mời khách du lịch. Phụ nữ đa phần là nội trợ và giữ con ở nhà.

 

Chính không gian ngột ngạt tù túng của căn hộ khiến các khoảng sân trở thành nơi tụ họp từ sáng đến tối.

 

Những mái nhà gỗ ẩm thấp dường như ngăn chặn cả ánh sáng văn minh chiếu đến đây khi gần như không thấy đứa trẻ nào sử dụng smartphone,…

 

… tuổi thơ thần tiên vẫn còn nguyên vẹn với các trò chơi vận động dù tiêu chuẩn về vệ sinh và y tế đang ở mức độ dưới chuẩn.

 

Một bữa sáng “căn bản”.

 

Khi trò chuyện với một người phụ nữ, người viết hơi ngạc nhiên về độ lưu loát tiếng Anh cơ bản của chị, dù biết rằng bên cạnh tiếng Tanalog, tiếng Anh cũng được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông tại Philippines.

 

Khi được hỏi: “Khu này tên gì chị nhỉ, tên địa phương đấy?”

 

Chị trả lời: “Anh cứ gọi là Xóm Tạm Chiếm (Squatter Area). Tôi nghĩ với một người nước ngoài như anh thì từ đó đã đủ, tên địa phương cũng không nói lên điều gì thêm cả về cái sự nghèo của chúng tôi.”

 

Ý kiến - Thảo luận

13:15 Thursday,25.2.2016 Đăng bởi:  Đinh Rậu
Thấy hơi goeng goeng hè. Dưng mà ảnh, nhìn tổng quát, vẫn thấy có cái nhân, cái lành, kém xa về độ "quái" như của những xóm liều ta (kể cả những nơi có cả nét ăn xài trong "bớp bơ").
...xem tiếp
13:15 Thursday,25.2.2016 Đăng bởi:  Đinh Rậu
Thấy hơi goeng goeng hè. Dưng mà ảnh, nhìn tổng quát, vẫn thấy có cái nhân, cái lành, kém xa về độ "quái" như của những xóm liều ta (kể cả những nơi có cả nét ăn xài trong "bớp bơ").  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả