Khác

Miami Basel – Hội chợ đầu tiên của
đời tôi 09. 12. 10 - 7:21 pm

Emma Allen

Khách dự Art Basel Miami Beach – Ảnh Emma Allen

MIAMI – Vừa bay qua một cơn lốc xoáy đang gầm gào quanh vùng bờ biển phía đông hôm qua, cuối cùng tôi cũng đến được Miami – chờ một hàng taxi sân bay dài chưa từng thấy trong đời. Tôi run bắn người vì hồi hộp, liếc trộm các nghệ sĩ Mickalene ThomasRyan McGinley cùng vô số những nhân vật trông quan trọng (và giàu có) khác.

Tác phẩm “Cô ấy không còn là trẻ con” của Mickalene Thomas, bằng đá quý, bột màu trên giấy

Giám tuyển nghệ thuật đương đại của National Arts Club Stacy Engman len qua đám lữ hành vội vã, trông như một chuyên gia thảm đỏ và một siêu nhân sành điệu, một đại sứ thiện chí của giới thượng lưu nghệ thuật trên đôi cao gót Louboutin đã thành thương hiệu và một chiếc mũ điên rồ trông rõ mấy cái tai mèo. Tôi đang trên đường đến Art Basel Miami Beach, hội chợ nghệ thuật đầu tiên trong đời mình.

Giám tuyển nổi tiếng ăn vận thời trang Stacy Engman

Bác tài taxi của tôi, đánh hơi thấy vẻ non nớt lóng ngóng của khách, đưa ra ngay một số thông tin bên lề hết sức đúng khía. Bác chở tôi đi ngang qua một hàng phi cơ cá nhân đang đậu. Chỉ có hai sự kiện mà kéo nhiều máy bay riêng đến Miami đến thế, bác bảo tôi. Hội chợ nghệ thuật và… tôi có đoán được không? Không. Sự kiện thể thao Super Bowl, bác bảo tôi hay, đầu gật gật. Những đám đông rất khác nhau, bác nói. Chắc chắn rồi, tôi công nhận, cố ra giọng uyên bác, trong đầu tưởng tượng ra Stacy Engman đang uống bia không bọt và vẫy một cái foam-finger (ngón tay khổng lồ bằng vải hay nhựa để giơ lên cổ động đội nhà).

Và thế là tôi đã có mặt tại buổi khai mạc. Và mặc dù không gì có thể chuẩn bị cho tôi làm quen trước với khung cảnh điên loạn bên trong, tôi muốn tin rằng mình đã biết cả, chẳng bất ngờ. Vernissage, như Từ điển Tiếng Anh Oxford đã cho tôi hay, bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là varnish (đánh véc-ni). Đó là  “Một ngày trước buổi triển lãm, khi mà các nhà làm triển lãm có thể dành thời gian để tút lại và đánh véc-ni các bức tranh đã được treo lên. Ngày nay thường có nghĩa là một buổi xem tranh của một nhóm người  trước khi đem trưng bày trước công chúng,” định nghĩa nói. Lần sử dụng đầu tiên của từ này ư?? Ờ, trong ấn phẩm Queen, vào năm 1912 có ghi lại rằng, tại Salon National des Beaux Arts, «buổi vernissage tổ chức vào thứ Bảy, có sự tham gia của đám đông hổ lớn những người Pháp và người ngoại quốc

Tôi sải bước vào trong, “vũ trang” bằng cái định nghĩa từ điển kia, đi qua gian sảnh màu tùng lam gớm ghiếc của trung tâm hội nghị, có mùi y hệt một căn-tin trường trung học phục vụ một món mà trong tên gọi có từ “bất ngờ”. Tôi chen qua một vài quý ông mặc vest đeo kính và một vài quý bà đi cao gót. Và rồi, hãy chiêm ngưỡng đi, hội chợ là đây. Một mê cung các gian buồng trưng bày một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật đương đại ưu tú. Một ngọn đồi nhỏ trải cỏ nhân tạo trên đó khách khứa ngồi nghỉ ngơi và xoa lưng cho nhau. Và, rất giống Paris năm 1912, hàng đàn người Pháp và người ngoại quốc. Tôi đã đặt chân đến một xứ sở kì quặc, nơi cư ngụ của những “tay chơi” chủ yếu trong thế giới nghệ thuật (và trong đó có cả Ben Stiller).

Diễn viên hài Ben Stiller

Với những người như tôi, vừa chân ướt chân ráo đến Miami không hề biết mình đang đâm đầu vào cái gì, đây là một hợp tuyển ngắn các bài tôi đã học được từ buổi tối điên rồ sau đó.

1. Đầu tiên, nhét ngay vào túi sự vênh váo về khả năng định hướng của bạn đi và lấy một cái bản đồ ở cổng vào. Ngay cả nếu bạn vừa trở về từ những khu chợ Hồi giáo ở Marrakech, một mê cung bất khả vượt qua, nhưng nếu cứ cứng đầu từ chối lấy bản đồ, bạn sẽ đi lơ ngơ thành những vòng tròn chóng mặt quanh đúng ba gian trưng bày đó, như một con cá mập, di chuyển để sống sót, nhưng là một con cá mập ngu si, đi lạc.

2. Đừng mua mấy li sâm-panh hai mươi đô. Bạn cứ tưởng chuyện đó đã quá rõ rồi chứ gì. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm chỉ uống một ly, những giới hạn tài chính ngay sau đó sẽ sụp đổ. Bạn có thể sẽ mua 12 bức tượng Gormley hoặc sẽ quên béng rằng một li sâm-panh 20 đô ấy là điên rồ, và rồi sẽ tiêu hết số tiền bạn định dành để trả tiền đi lại quanh thành phố. Thêm nữa, đừng có mơ tìm được nhà vệ sinh. Đừng hòng. Thêm một lí do để tránh xa món sâm-panh.

Gormley và những bức tượng của ông (không phải trong triển lãm này :-))

Đột nhiên, đã đến lúc phải rời hội chợ. Tôi bước ra với mớ kí ức mơ hồ về những gì vừa xảy ra, hoặc chí ít là những kí ức mơ hồ về các tác phẩm nghệ thuật long lanh và những con người tột đỉnh thượng lưu về văn hóa (cả Ben Stiller nữa).

Bước vào đêm, tôi đã hiểu ý nghĩa thật sự của Miami Basel – đó là xếp hàng một tiếng đồng hồ để ăn falafel (một món ăn nhanh của vùng Trung Đông, dạng như thịt viên bọc bột rán), chen chân vào những khu vực sang trọng chăng dây thừng trong một bữa tiệc do Jeffrey Deitch tổ chức trên bãi biển. Nhưng mặc dù không chen được vào tận chính điện thiêng liêng của buổi dạ hội nơi dàn âm thanh LCD Soundsystem ngự trị, tôi đã sống sót trở về. Từ chiến trận trở về, tôi vui mừng thông báo là mình sẽ còn sống tiếp để được chứng kiến thêm một ngày nữa của hội chợ.

Giám đốc bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Los Angeles Jeffrey Deitch trong vòng vây bạn già

*

Bài liên quan:

– Những tranh bạc triệu tại Art Basel Miami Beach
– Tin-ảnh: Art Basel Miami Beach
– Miami Basel – Hội chợ đầu tiên của đời tôi

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả