|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiGiải Turner 2016, bài 3: ứng viên “gần như ngoại đạo” Michael Dean 24. 05. 16 - 8:03 amPhạm Phong tổng hợp và lược dịchTrong số 4 người lọt vào danh sách chung kết của giải Turner 2016 chỉ có một người nam duy nhất, đó là Michael Dean. Sinh năm 1978 tại Newcastle, Michael Dean đã trải qua đủ loại hình nghệ thuật: điêu khắc, nhiếp ảnh, trình diễn, nhưng niềm yêu thích nhất của anh là… con chữ. Trong các triển lãm, anh thường đặt những trang viết của bản thân, cuôn lại, vo viên, hay xếp lớp, trên lớp xi măng ướt của tác phẩm, rồi khi xi măng đã khô mới lột giấy ra, chỉ để lại ấn tượng một hình dáng (của thứ liên quan đến chữ), thay vì những từ ngữ đọc được. “Ngày xưa”, Dean luôn luôn bắt đầu bằng văn bản – có thể là tập hợp những câu, những mẩu lặp đi lặp lại, những “mảnh” hình ảnh đẹp… tất cả như sắp thành một bài thơ hay vở kịch đến nơi… Và Dean xoay sở bằng mọi cách để biến văn bản kia thành một thứ bằng vật chất, thí dụ triển lãm của anh sẽ có một quyển sách anh in, rồi anh khuyến khích người xem xé sách ra, như thế là tự làm ra một vật để mà mang về sau triển lãm. Quyển sách ấy Dean làm kỳ công: tự chế phông chữ riêng, tự in ấn… Dean bắt đầu viết những đoạn văn khi lên 11. Năm 1998, anh nộp đơn vào trường Goldsmiths để học về lý thuyết phê bình đương đại. Anh không cần giả vờ mình là một họa sĩ để tồn tại ở một khoa về mỹ thuật. Anh không màng tới chì than với phác thảo như ở các trường nghệ thuật khác phải có Anh được làm những việc anh thích, học những điều anh thích. Cách đây 10 năm, văn bản và con chữ là nội dung chính trong triển lãm của anh. Và rồi Dean có cậu con đầu lòng. Cảm giác của anh khi đó là “Lạy Chúa tôi, mình đã làm ra được một cục hẳn hoi thế này.” Cái “cục” ấy đã khiến anh thay đổi. Anh bắt đầu làm điêu khắc. Người ta vì thế gọi anh là điêu khắc gia. Nhưng Dean bảo trong anh có phần của “một nghệ sĩ sắp đặt ngang với một nhà văn ngang với một người in ấn ngang với một người viết kịch ngang với một triết gia.” Dean làm những tượng lớn, từ những chất liệu thô tháp của đô thị, thường là thứ bỏ đi ở các công trường xây dựng. Dùng thứ ngôn ngữ của điêu khắc hậu công nghiệp, tác phẩm của Michael Dean khảo sát mối quan hệ lưỡng phân của công cộng/tư nhân, ồn ào/thân mật, xã hội/giữa người với người. Hai triển lãm của Michael Dean là “Sic Glyphs” (tại South London Gallery) và “Qualities of Violence” (tại trung tâm nghệ thuật De APpel, Amsterdam) đã đưa anh vào danh sách chung kết của giải Turner. Giá của Dean rồi sẽ lên, nhưng rồi ai sẽ mua những cục xi măng thô tháp to bằng người thực của anh nhỉ? *
Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|