Bàn luận

Bốn câu chuyện để nghĩ thêm về từ thiện 07. 06. 16 - 6:54 pm

Dương Thị Thanh

 

Hí họa từ trang này

Từ thiện, từ thiện, chủ đề lại nóng hổi

Mình cũng biết đây là vấn đề nhạy cảm, nhiều bạn đang sống ở miền núi hiểu rất rõ điều mình chuẩn bị viết ra đây, nhưng nhiều bạn còn e ngại đám đông và sự ném đá của cộng đồng mạng. Tuy nhiên nếu chúng ta không cùng nhau lên tiếng thì sẽ để nghĩa cử cao đẹp đó thành thảm họa. Mình rất mong các bạn sẽ lên tiếng cùng mình.

Hiện nay nhà nhà quyên góp tiền từ thiện, người người quyên góp tiền từ thiện. Ngành ngành quyên góp tiền từ thiện. Rồi bao nhiêu dự án phi chính phủ đổ tiền vào việc xóa đói giảm nghèo. Nếu tổng cộng tất cả số tiền đó lại trong bao nhiêu năm qua thì làm gì còn người nghèo nhỉ? Vậy mà trên thực tế thì người nghèo vẫn rất nhiều, mà thậm chí không hề giảm chút nào.

Người dân tộc trên miền núi có thu nhập cao hơn người nông dân miền xuôi, mà họ còn được hưởng rất nhiều ưu đãi, như: con đi học miễn học phí 100%; sách vở, giấy bút, đồng phục học sinh cũng được phát miễn phí. Bảo hiểm y tế và viện phí hoàn toàn miễn phí. Mỗi lần có dịch bệnh hoặc giá rét trâu bò chết thì sẽ được nhà nước thống kê hỗ trợ cho tiền. Mùa đói thì mỗi nhà lại được phát vài bao gạo. Vậy là họ không đói.

Còn thu nhập thì sao? Những vùng núi cao họ trồng dược liệu, toàn nguyên liệu đắt tiền như: thào quả, giảo cổ lam, atisô, quế, hồi, chè đắng v.v. Rồi hoa quả như; đào, mận, lê, óc chó, hạt dẻ… Ruộng họ cấy là đủ lúa ăn. Nhà tự trồng rau xanh, chăn nuôi bò, lợn, gà, trâu, bò, dê. Nhìn về thu hoạch như vậy các bạn cũng thấy họ có đủ ăn không bị đói. Ngoài những thứ họ chăn nuôi trồng trọt cũng đủ dư thừa để ăn, ngày rỗi họ còn lên rừng tìm dược liệu rất đắt tiền như: cỏ nhung, cỏ thơm, ngọc cẩu, ba kích, tam thất, phong lan, mật ong, nấm hương. Rất nhiều thứ mình không liệt kê ra được, thu nhập cao như thế vậy mà tại sao họ vẫn nghèo.

Đó là vì họ chưa có cách chi tiêu hợp lý.

Mình xin kể vài câu chuyện để các bạn tham khảo và suy nghĩ thôi nhé.

 

Hình từ trang này

Câu chuyện thứ nhất

Cách đây vài năm, ở xã Bản Khoang bị lũ cuốn trôi vài nhà. Sau vài tiếng thì hội Chữ Thập Đỏ huyện Sa Pa đến hỗ trợ tiền và đồ ăn. Nhà nào bị lũ cuốn trôi thì được hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu 10 triệu và 2 thùng mỳ tôm. Còn nhà nào không mất nhà thì chỉ được mỳ tôm. Sau khi biết tin, người dân trong xã đã quây cán bộ lại hỏi: tại sao nhà tao không được tiền? Cán bộ giải thích tại tiền chỉ cho nhà nào bị lũ cuốn trôi thôi, nhà nước giúp họ tiền để họ sửa lại nhà. Nhưng những người còn lại không chịu đã chửi bới rất thậm tệ. Và cuối cùng họ nói: sang năm tao cũng làm nhà gần suối để khi nào lũ cuốn trôi còn được tiền; tiền cho thì phải cho tất cả mọi người trong xã chứ.

Câu chuyện trên hoàn toàn có thật. Trong mắt người dân không có khái niệm tiền từ thiện chỉ giúp hộ khó khăn gặp hoạn nạn. Họ luôn cho rằng nếu đã phân phát tiền hoặc quà thì công bằng giàu nghèo đều phải cho hết.

Câu chuyện thứ hai

Mình có lần làm việc với một bạn cán bộ của ban ODA huyện. Ban kết hợp với ngân hàng chính sách cho những hộ nghèo nhất trong huyện vay tiền về mua bò, lợn, gà về chăn nuôi. Một tháng sau cán bộ xuống kiểm tra hỏi bò đâu? Tao chưa mua. Thế tiền anh làm gì rồi? Tao mua cho mỗi người trong nhà một cái điện thoại rồi, số còn lại tao uống rượu hết rồi. Vậy thế sau này làm sao anh trả nợ? Ô không sao đâu, Kinh nhiều thằng ở xuôi lên cho tiền lắm, chúng nó thừa nhiều tiền thì cho tao mà. Đói thì nhà nước cho gạo mà. Không trả nợ được của nhà nước không sợ đâu. Chỉ sợ nợ của anh em thôi.

Câu chuyện thứ ba

Chuyện này ở Lai Châu, nghe rất đau lòng. Các cô giáo ở vùng sâu vùng xa luôn phải lo đủ sỹ số học sinh. Hôm nào biết tin có đoàn của phòng giáo dục huyện xuống kiểm tra các cô phải đến từng nhà từng em học sinh để vận động các em đi học. Các cô dặn mai các em mặc đồng phục đi học nhé. Cô cũng mua bánh kẹo cho các em rồi. Một phụ huynh học sinh quát cô giáo: cô giáo ơi đéo được đâu, nếu mặc đẹp đi học thì nhiều thằng đến cho tiền nó nghĩ nhà tao có đủ ăn nó không cho tiền và quà thì sao. Cô giáo năn nỉ mặc một ngày thôi, không phòng kiểm tra tưởng cô giáo giữ đồng phục không phát mà bán thì sao. Thì kệ thôi tao phải lấy tiền của người Kinh chứ. Không tiền thì ngày mai tao không có tiền uống rượu đâu.

Hí họa của Marian Kamensky

Câu chuyện thứ tư

Mình có quen một anh làm ở một dự án nông nghiệp. Họ mang cây atisô xuống bản giúp người dân trồng để tăng thêm thu nhập. Anh kể, em ơi. dự án đưa ra rồi quỹ cũng giải ngân rồi, nhưng người dân họ có làm đâu, toàn bọn anh xuống làm từ cuốc đất trồng cây đến chăm bón. Họ chỉ tham gia lúc thu hoạch bán và cho tiền vào túi thôi. Mình không dám hỏi nhiều vì mình biết nguyên nhân cứ đang quốc đất mà nghe tin có đoàn từ thiện về là họ bỏ dở việc để về xếp hàng xin tiền. Chỉ lúc thu hoạch bán cái được tiền ngay thì họ mới ở lại.

Hi vọng các bạn hiểu ý nghĩa những câu chuyện mình kể. Hãy làm từ thiện có tổ chức, đừng giải quyết những gì trước mắt, hãy tính đến sự bền vững. Hãy tạo cho họ một cái cần câu để họ câu con cá. Đừng bao giờ cho họ con cá họ ăn xong hết mai họ lại đói. Chúng ta có rất nhiều cách từ thiện giúp họ. Hôm nay mình viết tạm thế này mai rỗi sẽ viết thêm. Và mình cũng sẽ đưa ra một vài ý tưởng cho các bạn làm từ thiện để làm sao có lợi cho người dân

Ý kiến - Thảo luận

13:03 Thursday,9.6.2016 Đăng bởi:  dilletant

Vâng, "mê trận từ thiện" vì phần hồn (cõi tư duy) cũng đang mê. VN làm việc thiện theo kiểu: tranh ông kia đẹp nhưng cháu đồng hương (hay cùng họ) nên bác mua tranh cháu. Hoặc, liều hơn, thuốc kia tốt đấy, nhưng bác phải dùng thuốc quê nhà, lại do 1 đại lý là họ hàng bán. Bấn cần chuyện thuộc của tỉnh nhà không hiểu sao lại có cả... lúa mạch (VN không trồng loại
...xem tiếp

13:03 Thursday,9.6.2016 Đăng bởi:  dilletant

Vâng, "mê trận từ thiện" vì phần hồn (cõi tư duy) cũng đang mê. VN làm việc thiện theo kiểu: tranh ông kia đẹp nhưng cháu đồng hương (hay cùng họ) nên bác mua tranh cháu. Hoặc, liều hơn, thuốc kia tốt đấy, nhưng bác phải dùng thuốc quê nhà, lại do 1 đại lý là họ hàng bán. Bấn cần chuyện thuộc của tỉnh nhà không hiểu sao lại có cả... lúa mạch (VN không trồng loại này), kết quả là cứ loãng xương không chữa kịp vì TG mất qua rồi. Quay lại bài viết, nó làm liên tưởng câu: "những nơi cay đắng là nơi thật thà" (sự thật cay đắng khiến người Việt hay "áo đường cho nó", chỉ có người dân tộc là nói thẳng, kiểu như bị cáo nói "quan tòa nói sai rồi, hôm áy tôi hiếp nắng chứ đâu có hiếp dâm" - xin lỗi vì sự thật đắng cay kiểu Trung cố). Cũng gợi câu: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bẳng" (đồng thời công bằng - điều gần như chưa có ở đầu)... Cảm ơn và xin bỏ quá nếu xa đề.

 
22:46 Tuesday,7.6.2016 Đăng bởi:  Quang Trung
Mình nghĩ, họ không cần con cá, cũng chả cần cần câu!

Cái họ nên thay đổi là tư duy, nhưng không rõ là bản thân họ có thấy cần phải thay đổi tư duy không nữa?!
...xem tiếp
22:46 Tuesday,7.6.2016 Đăng bởi:  Quang Trung
Mình nghĩ, họ không cần con cá, cũng chả cần cần câu!

Cái họ nên thay đổi là tư duy, nhưng không rõ là bản thân họ có thấy cần phải thay đổi tư duy không nữa?! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả