Ăn uống

Dạy cháu nấu ăn: mì vằn thắn và sủi cảo 16. 06. 16 - 8:23 am

Nội

Hôm nay bà dạy S làm một món nước ngon và… phức tạp. Cứ học món khó trước, sau đó học dễ dần, rồi lại xen với món khó.

Có lẽ vì phức tạp nên mì vằn thắn ít người nấu hơn là phở, là bún. Lựa chọn ngoài đường không có nhiều, nên tốt nhất với nhà đông anh em như nhà S là tự làm thôi.

Thành phần nước dùng của mì vằn thắn (cho 6 bát) gồm:

1 kg xương ống hoặc xương cục (đều phải luộc qua rồi rửa sạch, cháu sẽ thấy nước luộc rất bẩn)
2 con tôm he khô
10gr sá sùng khô (để có chất ngọt thay cho hạt nêm, mì chính), đem rang thơm rưa sạch cát
Dăm củ hành tím hoặc 1 củ hành tây to
1 khúc gừng nhỏ
2,5 lít nước lạnh

Một đĩa nguyên liệu. Cứ theo tỉ lệ này mà nhân lên. Chừng này được khoảng 6 bát to.

Đun nước sôi rồi cho chút muối, 1 thìa nước mắm, 1 muỗng cafe đường thốt nốt hoặc một chút đường phèn, cho tất cả nguyên liệu nói trên vào đun sôi, hớt bọt vặn nhỏ lửa sôi liu riu, nhớ mở vung cho trong nước. Nếu nấu nồi áp suất thì cho sôi 2 lần.

Có một cách nêm khác là: 2 thìa xì dầu, 1 thìa muối, 1 thìa dầu mè, 1 thìa cafe đường thốt nốt hoặc một cục nhỏ đường phèn… tùy theo khẩu vị.

Nhân sủi cảo

150gr thịt nạc xay
150gr tôm nõn
10 gr nấm hương
2 củ hành tím
1 thìa canh nước mắm
150 gr xá xíu (ít thôi thì mua ở ngoài, chọn hàng ngon. Mấy hôm nữa sẽ dạy S làm xá xíu)
100 gr gan lợn
2 quả trứng luộc

Nạc xay, tôm nõn bằm, nấm hương khô ngâm cho nở, bỏ chân băm nhỏ; hành tím bằm, chút nước mắm và chút hạt tiêu. Cứ tỉ lệ trên mà nhân lên nhé, gấp đôi thì được 12 bát.

 

Trộn tất cả thật đêu rồi đập vào thành bát cho nhân quện chặt

 

Dùng bạt sủi cảo gói nhân. Nhớ quệt ít nước lên nửa lá bạt để đính liền.

 

Đầu tiên gấp chéo

 

Sau đó gấp tai sủi cảo lại

 

Thả viên sủi cảo vào nồi luộc, thấy nổi lên là chin. Nên luộc cảo, chần mì vào môt soong nước sôi riêng để không bị đục nước dùng

 

Gan luôc, xá xíu, trứng luộc, bóng (tẩy sạch bằng rượu gừng rổi rửa sạch, thái miếng thả vào nồi nước dùng). Rau cải hoặc rau cải cúc chần. Lá hẹ (cái cây bà trồng một chậu trên sân thượng ấy)

 

Dọn một bát vằn thắn thì đầu tiên là cho mì đã chần qua

 

Trên phủ các thứ che mì lại

 

Sau đó là chan nước ít nhiều tùy thích.

Nên ăn thêm với tương ớt, ớt tươi và dấm (ngon hơn chanh).

Nếu không thích ăn mì, chỉ ăn sủi cảo thì không cho mì, chỉ cho sủi cảo và các thứ kia vào.

*

Bài tương tự:

- Dạy cháu nấu ăn: mì vằn thắn và sủi cảo

- Dạy cháu nấu ăn: canh bắp cải cuốn thịt

- Dạy cháu nấu ăn: bún bò Nam Bộ

- Dạy cháu nấu ăn: cơm hến mát lành và kiên nhẫn

- Dạy cháu nấu ăn: cơm gà Hải Nam, đơn giản nhưng vẫn cần bí quyết

- Dạy cháu nấu ăn: bánh bèo chén trẻ con ăn thun thút

- Dạy cháu nấu ăn: hủ tiếu Nam Vang – ngon hay không còn ở cách luộc nhân

- Làm món “xụm tăm” nhớ bà ngoại

- Dạy cháu nấu ăn: Mì vịt quay

- Bà Hòa nấu: bò sốt vang

- Món ăn ở Huế bây chừ!

- Bà Hòa nấu: chả cá thát lát không dại gì một món

- Bà Hòa nấu ăn: thịt đông “đốn tim”

- Bà Hòa nấu ăn: phở gà đơn giản

- Bà Hòa nấu ăn: Phở xào bò vừa nhanh vừa ngon

- Bà Hòa nấu ăn: bánh dợm và chè trôi nước trong vòng một tiếng

- Bà Hòa nấu ăn: Thịt kho Tô Đông Pha mềm rục, mỡ trong veo

- Bà Hòa nấu ăn: một công mua cá, nấu canh chua và kho nồi cá kiểu Nam Bộ

- Bà Hòa nấu ăn: Xào giả hạnh nhân

- Bà Hòa nấu ăn: Canh bóng thả cho mâm cỗ Tết

Ý kiến - Thảo luận

9:45 Friday,17.6.2016 Đăng bởi:  phó đức tùng

Linh Cao có nhận xét rất đích đáng về vụ vào quán mì như lên thuyền tị nạn hồng kong. Nhưng cái tên bài phải nghĩ lại. Cái tên "cảm thức về tự do trong giọt nâu lon ton" đạt về nghĩa, hình, âm. Còn cái tên "cảm thức về biển trong một bát chứa chan" mới tạm đạt về nghĩa, còn hình, âm chưa ổn. Nhưng mà nhất thời cũng chưa nghĩ ra tên gì.


...xem tiếp
9:45 Friday,17.6.2016 Đăng bởi:  phó đức tùng

Linh Cao có nhận xét rất đích đáng về vụ vào quán mì như lên thuyền tị nạn hồng kong. Nhưng cái tên bài phải nghĩ lại. Cái tên "cảm thức về tự do trong giọt nâu lon ton" đạt về nghĩa, hình, âm. Còn cái tên "cảm thức về biển trong một bát chứa chan" mới tạm đạt về nghĩa, còn hình, âm chưa ổn. Nhưng mà nhất thời cũng chưa nghĩ ra tên gì.

 
1:39 Friday,17.6.2016 Đăng bởi:  LC

Ới, tên ấy quá nghiêm túc so với em. Em kể Soi nghe chuyện này:
Lên đại học, bên khoa Sử có một anh hay sang cưa cô bạn xinh nhất lớp em, mà con gái khoa Văn thì lãng mạn lắm. Chúng nuôi chung một con chim sâu, đi đâu cũng xách lồng, cho ăn cho tắm, nâng niu từng cục cứt. Cô chủ nhiệm lớp em ngứa mắt, bắt nàng viết một bài luận về chim. Chàng vật vã viết hộ mộ
...xem tiếp

1:39 Friday,17.6.2016 Đăng bởi:  LC

Ới, tên ấy quá nghiêm túc so với em. Em kể Soi nghe chuyện này:
Lên đại học, bên khoa Sử có một anh hay sang cưa cô bạn xinh nhất lớp em, mà con gái khoa Văn thì lãng mạn lắm. Chúng nuôi chung một con chim sâu, đi đâu cũng xách lồng, cho ăn cho tắm, nâng niu từng cục cứt. Cô chủ nhiệm lớp em ngứa mắt, bắt nàng viết một bài luận về chim. Chàng vật vã viết hộ một mạch được 4 trang, viện dẫn từ cổ chí kim con chim nó hót thế nào thế nào, vua yêu
chúa chiều thế nào, biểu tượng của bầu trời ra sao... Nàng kia đem nộp, cô khoằm khoằm xem lướt qua rồi bảo " về nghiên cứu tiếp, đặt tên bài luận này sao cho thật khoa học mà vẫn mơ hồ ".
Bọn chúng tốn rất nhiều tiền họp hành ở hàng ốc luộc, lôi thêm cả mấy đứa khoa Triết, cầu viện. Tên đặt toé loe, ghi kín nửa quyển sổ,
nhưng rất sến, tự cả bọn thấy rất lo.
Y như rằng, cô chê tất. Cô không chấp nhận cái tên nào. Cô dọa  sẽ giữ con chim nếu không tìm được tên bài.
Đến lúc hai đứa kia ngồi một xó, ủ rũ lẩm bẩm nói lời chia tay bạn chim, thì thằng Loan, hay làm thơ và rất hấp, mới mách một cái tên.
" Cảm thức về tự do trong giọt nâu lon ton".
Cô tạm hài lòng. Tha cho.
Sau này, có một anh bên đại học Nông nghiệp, không hiểu ai xui, đã dám lấy cái tên này làm đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ, nhưng là về...hạt cà phê !
Đấy, nhớ lại chuyện, em xin Soi cho em được đặt tên bài mới này là: " Cảm thức biển trong một bát chứa chan".

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả