|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞBình Ba (phần 2): đạp san hô dưới chân, đốt rác thải trên núi 29. 06. 16 - 7:03 amẢnh và bài: Candid(Tiếp theo phần 1) Tôi vốn là người bơi kém, hồi nhỏ đa phần tôi và các bạn tôi không có cơ hội tập bơi cẩn thận, chỉ có trò lừa nhau chuồn chuồn cắn rốn, đẩy nhau xuống ao hồ, ôm can tập bơi. Sau giờ đi học, trốn gia đình nhảy xuống hồ bơi trộm. Đã có vài bạn tôi sau những chuyến bơi trộm đấy đã ra đi mãi mãi. Bản thân tôi cũng từng chết hụt mấy lần nên đối với bơi, đặc biệt là bơi biển vốn ngại. Có khi một năm đi biển vài lần nhưng chả mấy khi nhúng mình xuống biển, toàn bơi ở bể bơi. Vốn đã tưởng sẽ chấp nhận bơi là một thứ gì đấy cần khả năng thiên bẩm mà mình không có cả đời này. Cho đến khi tôi chạy đường dài, bạn bè rủ tập bơi đường dài đi để thi ba môn phối hợp, tôi mới có ý định tự học bơi. Tình cờ trong lúc đấy, đọc một tài liệu viết về thuyền và biển Việt Nam, một số học giả nước ngoài có quan điểm cho rằng dân Việt không có truyền thống vượt biển, sống gần biển nhưng lại sợ biển, cảm giác như họ nói mình làm tôi càng quyết tâm. Cũng may, kiếm được tài liệu và phương pháp đúng, chỉ một thời gian quyết tâm, tôi từ một người bơi sải không bơi nổi 50m đã có thể bơi sải liên tục 2km. Bể bơi trở thành chật hẹp, tôi muốn tập để vượt qua nỗi sợ bơi biển của mình. Bãi biển đầu tiên ở Bình Ba tôi bơi là bãi Nhà Cũ. Tên gọi ngồ ngộ như vậy, tôi đoán vốn xưa kia có một dãy nhà của quân đội Pháp. Dưới thời Pháp thuộc, khi phát hiện ra tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh, Pháp đã cho xây một hệ thống lô cốt, tháp pháo, hầm hào dày đặc trên đảo, một số điểm hiện nay đã trở thành nơi tham quan du lịch. Hiện nay dấu tích của những căn nhà ngày xưa đã không còn, cạnh đấy là một doanh trại của Hải quân, thuộc khu vực quân đội nên bãi tắm này không chính thức mở cửa với khách du lịch. Để đến đây, phải đi bộ qua khu vực doanh trại, du khách cũng không được thoải mái tự do như bãi tắm khác. Chính vì thế nên bãi tắm này rất vắng du khách, dịch vụ thì chỉ lèo tèo dăm cái motor nước và vài cái thuyền thúng đáy kính chở khách đi ngắm san hô. Lúc xuống bơi ở đây, tôi phát hiện ra lý do vắng khách nữa là bãi tắm này có rất nhiều san hô, xác san hô chết nằm đầy ven bờ nên du khách không thích bằng bãi tắm khác. Tôi bơi giữa làn nước trong vắt tận đáy, ra khỏi bờ một chút chợt thấy một quang cảnh như trong phim hoa học, dưới đáy biển có rất nhiều san hô và cá. Những loài cá rạn sống cộng sinh với san hô như cái nhái có mỏ dài, cá đĩa mình dẹp, cá thia biển, cá đuôi gai xanh… vốn chỉ thấy trong các đoạn phim hoặc trong các công viên hải dương đang bơi trước mắt. Có những lúc cả mấy chục con cá bơi xung quanh, tôi quạt nước muốn đuổi theo nhưng phát hiện ra dưới nước con người là loài quá chậm chạp. Trước kia, nghe những người bạn tôi chơi môn lặn biển kể về khung cảnh dưới nước, tôi vẫn không quan tâm lắm. Giờ này tôi lại tiếc rằng mình không biết lặn để có nhiều thời gian hơn ngắm nhìn san hô và cá. Chỉ tiếc rằng, sau phút choáng ngợp ban đầu, tôi phát hiện thấy thiên nhiên nơi đây đang bị hủy hoại. Những nhánh san hô bị du khách tham quan đạp nát nằm ngổn ngang, nằm lẫn giữa những cây san hô là vỏ lon, là vỏ chai, vỏ bao nilon và các loại rác nữa. Tôi chợt nhớ một người bạn, trong quá trình đạp xe đi du lịch các bãi biển đã tự nguyện mang dụng cụ để nhặt rác và tuyên truyền cho người dân sở tại về việc giữ gìn môi trường, tiếc rằng có quá ít người như anh bạn tôi. Bơi chán cũng phải về, những cơn gió thổi mạnh, trời bắt đầu tối nhanh. Nghĩ tới bữa rượu và cá nướng trên bè buổi tối là ham muốn bơi lội của tôi lập tức tắt ngấm. Sáng hôm sau, tôi chạy thăm bãi Chướng, hỏi dân trên đảo, họ bảo gọi là bãi Chướng là vì nơi đây thường xuất hiện những cơn gió chướng. Trước khi xuống bãi, tôi chạy ngược dốc, lên đỉnh núi để thăm địa điểm tháp pháo thần công. Phía này đảo giáp với đất liền tại thành một cái eo thắt cổ chai, một cái cổng pháo đài tự nhiên. Ngày xưa chỉ cần một khẩu pháo nằm ở trên đỉnh là có thể kiểm soát ra vào cả vùng biển này. Dấu tích còn lại chỉ còn một cái tháp pháo trơ trọi, nghe nói trước kia còn cả những khẩu pháo cổ nhưng đã bị tháo gỡ đi bán sắt vụn.
Địa điểm này rất tuyệt để ngắm bình minh. Chỉ có điều trên đường chạy, tôi để ý không hiểu tại sao trên ngọn cây có những túi rác nilon vướng đầy. Không hiểu ai lại mang rác, túi nilon vứt lên ngọn cây. Chỉ lúc sau lúc chạy xuống, tôi mới phát hiện, hóa ra trên đỉnh núi là chỗ người ta tập trung rác để đốt. Gió đã mang những túi rác rắc đầy lên những ngọn cây dọc đường. Hòn đảo xinh đẹp này đang thực sự gặp vấn đề về môi trường. Ý kiến - Thảo luận
17:39
Thursday,30.6.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
17:39
Thursday,30.6.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
Bác Candid không "đơn giản", ngoài chụp ảnh ra, vụ chạy và bơi của bác chắc là em cũng theo không nổi : ))
Hơn nửa năm trước em hào hứng kiếm đôi giày chuẩn bị tập chạy thì ngã xe máy ở Cửa Nam, giờ sờ vào mắt cá vẫn hơi đau. Lúc định tập bơi "Thái Cực" như bác, thì bộ xoang mũi lại gục ngã trước các loại ô nhiễm và phải kiêng mọi loại bể bơi. Giờ chỉ có bơi biển về là đêm xuống cái xoang không ý kiến gì. Nhưng cơ hội ra biển đã hiếm, xuống biển lúc nước lặng chắc còn hiếm hơn. Thấy các bác có thể bởi và tập bơi mà em ngưỡng mộ quá : ))
11:02
Thursday,30.6.2016
Đăng bởi:
candid
Vâng để em sẽ viết lại kinh nghiệm học bơi của em và kiếm hình minh họa trên mạng chứ không dám đem hình bản thân ra dọa các bác.
...xem tiếp
11:02
Thursday,30.6.2016
Đăng bởi:
candid
Vâng để em sẽ viết lại kinh nghiệm học bơi của em và kiếm hình minh họa trên mạng chứ không dám đem hình bản thân ra dọa các bác.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Hơn nửa năm trước em hào hứng kiếm đôi giày chuẩn bị tập chạy thì ngã xe máy ở Cửa Nam, giờ sờ vào mắt cá vẫn hơi đau. Lúc định tập bơi "Thái Cực" như bác, thì bộ xoang mũi lại gục ngã trước các loại ô nhiễm và phải kiêng mọi loại bể bơi.
Giờ chỉ
...xem tiếp