|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnBơi để nhanh hơn thằng khác hay để tồn tại? 19. 08. 16 - 11:05 pmVũ Lâm
Tôi đọc hết cả loạt bài phổ biến việc dạy bơi của Candid và còn thích nữa là sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tất cả những cách bơi mình học theo bản năng đều là sai bét (so với việc dạy bơi, lấy hơi thở, chuẩn của Candid phổ biến là thế nào). Thức ăn chính của loài người là không khí, là hơi thở chứ không phải là rau gạo, hay thịt, hay nước. Không được thở 5 phút là chết hầu hết, trong khi có thể nhịn ăn cả tháng, nhịn khát vài ngày. Việc chính của bơi (hay lội) hay khi bị rơi xuống nước là làm sao ngóc đầu lên mà thở được. Còn nữa, khi cứu người, đừng để bị nó dìm chết cả mình lẫn nó. Bơi trong bể bơi (và để thi đấu) thì nước nó lặng. Trong khi bơi giang hải hồ (giang hồ đúng nghĩa chứ không phải có tí xã hội đen nào hết) thì mặt nước nó “gió đã lặng mà sóng chẳng đừng” chút nào. Thứ nữa là làm gì có kính bơi và cái đồ nút tai, những thứ trang bị để bơi bể, chỉ cốt nhanh hơn thằng bên cạnh. Còn nếu bơi không có những thứ đó, khi nghiêng đầu thở theo đúng trục khí động học, thì đơn giản là nước nó rót lọt vào lỗ tai, lạnh chết. Mắt không có kính thì phải ngóc đầu lên thật cao không “nước mắt tràn mi” là hết nhìn. Chưa kể bơi trong nước bẩn, hay nước mặn, có mà mở mắt ra được “vào mắt” ấy! Lúc đó, không chỉ bơi, mà còn phải biết “lội”. Tức là làm thế nào thì làm thi thoảng cũng phải ngóc cái đầu lên như chó (bơi chó) ấy để mà thở, trong tay có khi phải túm và cứu một số thứ. Các bạn không tin thì thử mà xem, thả bất cứ con chó hoặc con mèo nào (dù mình biết chắc nó chưa xuống nước bao giờ) nó cũng đều bơi luôn và ngóc đầu lên được ngay. Dân biển miền Trung (hình như) không chỉ gọi việc bơi là bơi, mà gọi đơn thuần là “lội”. Và hầu hết lính thủy của ta là lấy từ dân biển, từ Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình… dọc vào cho đến miền Nam. Nghe khen: “Thằng đó (hay “thằng nớ”) lội giỏi lắm” là không thể đùa được với dân biển khi họ nói ra câu đó đâu. Tuy nhiên, thợ điện giỏi hay chết vì điện giật, ra sóng gió thì giỏi bơi hay lội đến mấy cũng không ai dám nói trước. Giữa đại ngàn hay đại hải một mống người là bé tí, ngọ nguậy thì cũng chỉ được một lúc. Nước ta có hàng trăm ngàn sông hồ, vì ở đồng bằng cuối của các con sông đổ ra biển. Mỗi năm lại nghe tin trẻ con chết đuối, thật là đau lòng. Có lẽ Bộ giáo dục phải đưa chương trình bơi-lội vào giáo dục từ tiểu học cho đến trung học mới được, vì ở địa hình địa vật nước ta nó thế, dạy bơi để trẻ con khỏi chết sặc đau đớn (và bố mẹ chúng nó, những người nghe tin, khỏi phải đau đớn dài hơn nhiều). Kiểu như ở Đài Loan, Hàn Quốc, đàn ông phải vào nghĩa vụ quân sự hết sạch, để phòng các ông anh, em ruột bên cạnh ấy… (Cũng như phải nên đưa võ thuật vào chương trình giáo dục phổ thông ấy, như các võ sư yêu nước yêu nòi đã từng mơ ước những năm 60 -70), thay vì học nhiều quá những môn vô bổ, khiến ra đời sống rất chật vật, thể chất con người Việt Nam đến giờ lại quá yếu đuối thảm hại… Nhưng tôi nghĩ là nếu lên chương trình dạy phổ thông như thế được, chẳng hạn, thì phải đặt ra vấn đề chính là mục đích dạy trẻ con bơi (hay lội) để cho nhanh, thắng thằng khác, hay chỉ để sống sót; và ngoài tồn tại ra, có khi còn để cứu người (thằng bên cạnh, người thân của ta, hay là một em gái nào đó… (Ối, nếu cứu nét được em gái nào đó thì chuyện hay rồi đấy!!!) * Tôi từng tham gia đưa thông tin về giải “chạy núi” (đúng nghĩa nhé) lần đầu tiên ở Fanxipan. Vận động viên nam về đích đầu tiên hết khoảng 2 tiếng, từ Trạm Tôn. Vận động viên nữ mất khoảng 2h15′. Còn chúng tôi, mấy phóng viên và mấy tay ở Sở thể thao thì leo trước 1,5 ngày (để còn có huy chương sẵn ở cái cục tam giác mà trao chứ). Như vậy chúng tôi, coi như dân thường đi, leo khoảng 1,5 ngày. Còn những vận động viên người dân tộc Mông, ngày thường chuyên thồ hàng phục vụ các bác leo núi để về ghi điểm với đời ấy, chậm so với hai người kia khoảng nửa tiếng. Điều đó với họ không có quan trọng gì cả. Tôi nghĩ cũng giống như Candid kể về chuyện ngư dân Cửa Đại thua xa mấy tay vận động viên Nhật tổ chức thi bơi vậy, hay giải đua Cô Tô nhỏ và Cô Tô bé của nhóm các bạn vậy. Tính chất đều giống nhau ở chỗ: leo núi và bơi lội là để sinh tồn, là việc hàng ngày của người Mông hay dân Cửa Đại, hay dân đánh cá Cô Tô. Với người miền biển, bơi lội là để khi bão nếu rớt xuống biển thì đừng chết vội; còn một bên là việc thi thố cho nó sướng cái giới hạn con người trong sự kiểm soát, có rất nhiều phụ kiện để đảm bảo và chuẩn bị để được an toàn nhất nếu có thể (còn thi thoảng vài bạn phượt núi hay phượt biển vẫn có thể về gặp các cụ, là ít thôi). Có bơi được trong bão hẵng nói đến việc bơi để sinh tồn. Hai loại bơi đó khác nhau, thế thôi. Y như mấy tay leo Everest ghi điểm và mấy người Nepal còng lưng thồ đồ cho mấy tay kia… Lại xin kể thêm là dân bơi truồng sông Hồng hằng năm có một trò thi là đến cầu Long Biên, cùng lên một cái ca nô, lên đến cầu Thăng Long, hoặc là ngược dòng trên nữa thì thả tất cả xuống, thằng nào về chậm nhất thằng ấy được giải (khoảng trên dưới 10 triệu thôi), thằng nào chết ngụp ấy tự chịu trách nhiệm (đã tự ký giấy rồi nhé). Tất cả các cuộc thi ấy đều không có pháp luật nào công nhận, người tham gia tự làm tự chịu, có ký giấy “sinh tử trạng” trước rồi (tất nhiên cũng có thằng gian, tạt vào bờ tí lại trôi tiếp, nhưng rồi cũng lộ hết). Chuyện thi này có lẽ chỉ để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông (con đực) cho vui thôi. Lâu tôi không ra bãi giữa cầu Chương Dương và Long Biên nữa, không biết còn trò đó không hay khác rồi, vì trò đó cũng không phải là thứ mang tính “nhà nước, pháp định, hay truyền thống” gì cả, chỉ là đúng là: mua vui cũng là một vài trống canh: nếu thằng nào đứt, mấy thằng còn sống còn có cơ hội ăn nhậu để chia buồn, tưởng nhớ thằng đứt ấy. “Cest la vie” (tôi không rõ tiếng Pháp và còn ghét tếng Pháp thậm tệ nữa cơ, nhưng từng nghe cụ Vũ Văn Chuyên nói câu ấy nên nhớ âm câu đó. Mà nhớ cái là cụ Vũ Văn Chuyên là một siêu giáo sư về sinh học và thực vật học, giỏi tiếng Latin chỉ sau các cha cố; hHọ Vũ nhà tôi đấy 🙂 * Đây là hai cmt cho bài “Miệng Popeye và mắt cá voi“. Soi xin nối lại, biên tập chút và đưa lên thành bài.
Ý kiến - Thảo luận
3:37
Thursday,25.8.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
3:37
Thursday,25.8.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
Bác Vũ Lâm, thì ra mặt đỏ mặt đen chúng em đều là diễn viên. Còn bác tuy đóng vai "sửu" nhưng kì thực kiêm cả đạo diễn.
10:53
Wednesday,24.8.2016
Đăng bởi:
vũ lâm
:) rieng&chung và Nguyễn Hoàng: Nhanh hay chậm, không quan trọng bằng đừng để bị chìm :). Thở kém hay thở giỏi, đừng để ngừng thở :0
:) Đây là tôi "vẽ rắn thêm chân", vi va vi vồ, có gì mà bạn phải ấm ức vậy? Chứ còn loạt bài của bạn bổ ích thì đã bổ ích và thú vị rồi, tôi "phê bình" thêm cái gì được. Bàn cho vui như là quanh một chuyện chính có chuyện ...xem tiếp
10:53
Wednesday,24.8.2016
Đăng bởi:
vũ lâm
:) rieng&chung và Nguyễn Hoàng: Nhanh hay chậm, không quan trọng bằng đừng để bị chìm :). Thở kém hay thở giỏi, đừng để ngừng thở :0
:) Đây là tôi "vẽ rắn thêm chân", vi va vi vồ, có gì mà bạn phải ấm ức vậy? Chứ còn loạt bài của bạn bổ ích thì đã bổ ích và thú vị rồi, tôi "phê bình" thêm cái gì được. Bàn cho vui như là quanh một chuyện chính có chuyện râu ria thôi. Bạn hát hay thì có vũ đoàn phụ họa, há chẳng vui sao? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bác Vũ Lâm, thì ra mặt đỏ mặt đen chúng em đều là diễn viên. Còn bác tuy đóng vai "sửu" nhưng kì thực kiêm cả đạo diễn.
Chúc vui bác nhé ạ.
...xem tiếp