Bàn luận

Nhân triển lãm về Casanova: phải làm sao trước một triển lãm “bậy bạ”? 15. 10. 18 - 6:21 pm

Như Mai lược dịch từ Hyperallergic

Hồi tháng Năm năm nay (2018), giữa lúc phong trào MeToo sục sôi, bảo tàng Legion of Honor ở San Francisco mời các chuyên gia tham gia bàn tròn phản biện triển lãm Casanova và chia sẻ ý tưởng về làm sao để “hiểu lại” và trưng bày lịch sử nghệ thuật.

Chân dung Casanova do người em trai là Francesco Casanova vẽ

Làm sao đa dạng hóa phòng tranh bảo tàng, khi mà tranh pháo của cánh đàn ông da trắng choán hết chỗ, đẩy lùi tác phẩm của dân da màu và phụ nữ? Monica Westin, nhà bình luận nghệ thuật kiêm giáo sư mỹ thuật ở trường California College of the Arts đưa ra vài chiêu, cụ thể liên quan đến triển lãm diễn ra hồi tháng Năm ở Bảo tàng Legion of Honor, San Francisco về tay lãng du khét tiếng Casanova, kẻ từng kể chuyện ăn nằm với 100 cô trong bộ tự truyện 12 tập.

“Vấn đề đơn giản nhất phải sửa đó là chuyện nhìn nhận mấy vụ hiếp dâm như trò quyến rũ, còn Casanova như gã du côn gợi tình,” giáo sư giải thích thêm. “Ta có thể tránh việc tâng bốc quá đà hay cấm tiệt và thử hình dung câu chuyện này, thay vì được một người đàn ông da trắng giàu có kể lại, thì nay được kể lại bởi vài phụ nữ thời đó”.

Triễn lãm “Casanova: Quyến rũ cả châu Âu”, mô tả nhân vật chính là “nhiều màu sắc” và “giang hồ”, dùng cuộc đời của Casanova như một phương tiện cho ta đi khắp châu Âu thế kỷ 18, với tranh, tượng, trang phục, gốm sứ và các món đồ bạc gợi đến những cung điện, nhà hát, tư gia, quán xá và và ổ cờ bạc mà tay giang hồ này từng lui tới. Triển lãm được lên kế hoạch những bốn năm trước. Trước tình hình đâu đâu cũng có #MeToo tố cáo “anh ấy từng quyến rũ tôi”, giới nghệ thì cãi vả nhặng xị, bảo tàng quyết định sẽ mời vài vị đến trả lời câu hỏi của quan khách.

Một bức có trong triển lãm Casanova: Jean-Marc Nattier, “Thalia, Muse of Comedy” (Thalia, Nàng thơ của Hài kịch) (1739), sơn dầu trên toan. Thalia là một trong những “cô bạn” của Casanova

Julia Bryan-Wilson, giáo sư nghệ thuật đương đại ĐH California, Berkeley nói mặc dù không ủng hộ chuyện dẹp luôn tranh pháo của mấy cha họa sĩ mất nết, bà tin rằng ta có thể nghĩ xem nếu không treo đám tranh đó thì treo gì được.

“Là sử gia luôn muốn học từ quá khứ,” bà nói “Tôi thấy chuyện dẹp tranh có gì đó mâu thuẫn – cực đoan quá. Tôi không kêu gọi kiểm duyệt, nhưng tôi muốn có sự đảo ngược mạnh mẽ hơn. Đã đến lúc kể những câu chuyện mới.”

Các diễn giả trong đó có Sugata Ray- phó giáo sư môn Nghệ thuật Nam Á ở UC Berkeley và giáo sư lịch sử nghệ thuật Whitney Chadwick của Đại học San Francisco State có nhắc đến những sự kiện gần đây trong giới nghệ. Nào là triển lãm tổng kết của Raghubir Singh ở Met Breuer, chưa gì đã bị trợ lý cũ là Jaishri Abichandani bày ra màn chống đối. (Cô trợ lý kể từng bị sếp quấy rối).

Nghệ sĩ Jaishri Abichandani dẫn đầu biểu tình #MeToo bên ngoài Bảo tàng Met Breuer ở khu Upper East Side, Manhattan (ảnh: Hrag Vartanian/Hyperallergic). Theo một diễn giả là Westin, cô này chỉ yêu cầu được ngồi vào bàn tròn thảo luận ở Breuer hoặc có phòng riêng tại triển lãm cho tác phẩm của nữ họa sĩ Nam Á

Rồi đến vụ thỉnh nguyện thư yêu cầu bảo tàng MoMa phải dẹp bức“Thérèse Dreaming” của Balthus vì cho rằng nó “lãng mạn hóa cách nhìn một đứa trẻ đầy nhục dục” (đương nhiên bảo tàng từ chối).

Bảo tàng Baltimore thì bán vài món trong bộ sưu tập (có cả tranh của Andy Warhol và Robert Rauschenberg) để mua tranh của phụ nữ và nghệ sĩ da màu. Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Los Angeles thì đuổi thẳng giám tuyển Helen Molesworth, người từng tổ chức những show rất nổi như triển lãm solo của Kerry James Marshall. (Về vụ này sếp của Molesworth phát biểu hai bên đường ai nấy đi vì “khác biệt nghệ thuật”, còn hai đồng nghiệp cũ (đương nhiên giấu tên) thì bảo Molesworth thuộc kiểu bà chằng công sở, chuyên đì nhân viên, tuy nhiên cũng bảo tại cơ chế này nọ khiến bả phải ra đi).

Helen Molesworth, giám tuyển bị MOCA sa thải. Cũng theo Westin, một thành viên hội đồng ở MOCA nói là vô cùng tức tối vì Molesworth còn không thèm “giả vờ” quan tâm đến bộ sưu tập của ông này khi đến thăm.“Với ông ta việc của giám tuyển bảo tàng là nếu không quan tâm được thì cũng phải giả vờ quan tâm cho phải phép,” Westin kể tiếp mà rất sốc.

Ray nghĩ chuyện dẹp tranh pháo “bậy bạ” có gì đó hơi bị lạnh gáy. Ông nhắc đến những tranh cãi quanh các nghệ sĩ Mỹ như Sally Mann và Robert Mapplethorpe. Ông kể ở UC Berkeley có đồng nghiệp từng phải đối mặt với phụ huynh sôi máu vì cái tội trưng ra tác phẩm phụ nữ khỏa thân còn một đồng nghiệp ở khoa điện ảnh thì bị ăn chửi té tát vì dám chiếu phim Blue Velvet của David Lynch.

“Cái kiểu anh hùng bàn phím trên Twitter này tiến thêm bước nữa thì thành chủ nghĩa phát xít,” ông nói. “Thay vì dẹp tranh pháo, chúng ta cần tranh luận công khai”.

Ray nói ông thích những chú thích thêm vào ở phòng chân dung tại Bảo tàng Nghệ thuật Worchester ở Massachusetts. “Trong phòng có mấy bức chân dung sơn dầu của tầng lớp địa chủ châu Âu, bên cạnh ghi tên những người nô lệ – làm vậy khiến người ta nhìn rõ của nả là từ công sức nô lệ mà ra,” ông bình. “Đó là một cách để ‘lên khung’ lại nghệ thuật thế kỷ 18 với bối cảnh nô lệ và cưỡng hiếp”

“Thérèse Dreaming” của Balthus – là bức tranh bị đòi phải gỡ khỏi bảo tàng. Hình từ trang này 

Trong cuốn “Farewell to the Muse: Love, War and the Women of Surrealism”, (Giã từ nàng thơ: tình yêu, chiến tranh và phụ nữ của chủ nghĩa siêu thực), Chadwick từng viết về vị thế của một phụ nữ tham vọng trong một phong trào được định nghĩa bởi nam giới. Ở bàn tròn bảo tàng Legion, bà kể lại chuyện lúc phỏng vấn họa sĩ Anh Quốc Roland Penrose có hỏi thăm về nhiếp ảnh gia Lee Miller và nữ thi sĩ kiêm nghệ sĩ xé dán Valentine Boué Penrose, tức hai bà vợ của Penrose. Họa sĩ đáp luôn thôi đừng mất công viết về đám nghệ sĩ đàn bà, vì chúng có phải nghệ sĩ gì đâu, chỉ là nàng thơ cho đàn ông thôi.

Chúng ta cần thay đổi những thể chế định nghĩa văn hóa và nghệ thuật, Chadwick nói, rồi bà cảm ơn bảo tàng Legion đã tổ chức bàn tròn, kêu gọi các bảo tàng khác cũng nên ủng hộ các trao đổi như vậy.

Melissa Buron, giám tuyển triển lãm Casanova, giải thích rằng vài hành động của Casanova thời đó thì gây sốc còn bây giờ thì bị coi là phi pháp, nhưng triển lãm không đặt vấn đề phán xét Casanova, mà nhằm tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật thời của gã. Nói thì nói vậy, nhưng khi đến Bảo tàng Mỹ thuật Boston, triển lãm sẽ đổi tên: Không có “quyến rũ” rù quến gì nữa, mà thành “Châu Âu của Casanova: Nghệ thuật, Lạc thú và Quyền lực trong thế kỷ 18”.

Một bộ suit (khoảng. 1780) được bày tại triển lãm về Casanova, cho thấy trang phục thời gã trai lơ này sống.

Bryan-Wilson và Ray nói rằng họ hi vọng học trò của mình sẽ thay đổi cục diện. “Các bạn ấy vượt xa chúng ta,” Bryan-Wilson nói. “Các bạn ấy khao khát những câu chuyện mới.” Ray nghĩ rằng thay đổi phải bắt đầu từ sách giáo khoa trung học. “Các em được dạy rằng Picasso là nghệ thuật. Làm triển lãm về một phụ nữ da màu không vẫn chưa đủ – những câu hỏi căn cơ về cái gì là nghệ thuật, cái gì không, cần được đặt ra, và sách giáo khoa hôm nay sẽ định hình những gì diễn ra ở bảo tàng trong 20 năm nữa.”

 

Ý kiến - Thảo luận

3:29 Friday,19.10.2018 Đăng bởi:  Như Mai
Mình xin góp thêm chuyện 100 bà o bên Tây, nhiều o rất nổi tiếng đã biên đơn phản đối MiTu. Mấy o nói là đàn ông có quyền "rù quến", miễn là phụ nữ có quyền nói không. Mấy o luận rằng nếu không có cái quyền "rù quến" kia sẽ không có cái gọi là tự do tình dục. https://www.bbc.co.uk/news/world-europe-42643504Đương nhiên, mấy o ni ở bên Pháp :-)
...xem tiếp
3:29 Friday,19.10.2018 Đăng bởi:  Như Mai
Mình xin góp thêm chuyện 100 bà o bên Tây, nhiều o rất nổi tiếng đã biên đơn phản đối MiTu. Mấy o nói là đàn ông có quyền "rù quến", miễn là phụ nữ có quyền nói không. Mấy o luận rằng nếu không có cái quyền "rù quến" kia sẽ không có cái gọi là tự do tình dục. https://www.bbc.co.uk/news/world-europe-42643504Đương nhiên, mấy o ni ở bên Pháp :-) 
22:28 Tuesday,16.10.2018 Đăng bởi:  Lex
Nhân triển lãm về Casanova, nhắc lại một chuyện tự sự xửa xưa về nhiều nàng không hiểu sao yêu say đắm 1 lãng tử hay 1 lãng tử tuần tự yêu nhiều nàng như ong hút nhụy hoa, nhóm Me Too khuấy động chống đối. Có giống như trong gia phả, các cụ đa số ai cũng thế... nhà giầu quan cách hơn trăm năm cũ thời phong kiến lấy mấy bà là thường, sóng êm giờ thì nổi s
...xem tiếp
22:28 Tuesday,16.10.2018 Đăng bởi:  Lex
Nhân triển lãm về Casanova, nhắc lại một chuyện tự sự xửa xưa về nhiều nàng không hiểu sao yêu say đắm 1 lãng tử hay 1 lãng tử tuần tự yêu nhiều nàng như ong hút nhụy hoa, nhóm Me Too khuấy động chống đối. Có giống như trong gia phả, các cụ đa số ai cũng thế... nhà giầu quan cách hơn trăm năm cũ thời phong kiến lấy mấy bà là thường, sóng êm giờ thì nổi sóng do nàng dâu thời đại mới vẫn ghen tuông lồng lộn... cho anh chồng hiền lành giờ cũng thế... là trai lơ, tán tỉnh?

Mấy phong trào này, Me too, Antifa... hay quá đáng dựa thế nữ quyền, dân chủ... gây xáo trộn đôi khi bạo động trong xã hội nữa. Mới đây, giáo sư tâm lý Christine Blasey Ford khú đế cũng nhớ lại thủa còn 15 ngây thơ  xém bị nhóm ông Brett Kavanaugh 17 tuổi trong 1 party ham vui sexy gì đấy, muốn lột quần nhưng thoát, vừa tố cáo để ngăn Thượng viện bỏ phiếu chấp nhận ông này vào Tối Cao Pháp viện Hoa Kỳ với lý do vô đạo đức. Công an FBI phải vào cuộc điều tra với kết quả  là chứng cớ vu vơ không thuyết phục nên Brett vẫn vào Tối Cao. Nhưng vẫn tin vào Christine nên Connie Chung tuổi vừa 72, cựu xướng ngôn viên nổi tiếng của đài CBS TV khen Christine Ford can đảm dám thổ lộ niềm ô nhục và me too cũng muốn nói ra điều ấy.... là bọn đàn ông khả ố?

Connie kể thủa còn sinh viên chưa biết gì, đi khám Bác sĩ để kiếm cách ngừa thai... cũng bị ông BS khả  kính từng đỡ đẻ sinh ra mình vân vê clitoris, ngón khác thăm làm sao khiến cô trân người, co giật jerk mấy cái...

Nữ quyền Me Too giờ không đòi bình đẳng mà kết án? Cũng như antifa không đòi bình đẳng sắc tộc mà còn thay đổi lịch sử như xem trong mạng thì rõ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả