|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhMạc Ngôn, Trương Nghệ Mưu và Cao Lương Đỏ: cái bắt tay của hai người nông dân 01. 09. 16 - 9:59 amPeter PhóNhớ lại một kỷ niệm cũng hay hay, hồi còn làm Giám đốc thị trường Bắc Mỹ cho xưởng phim truyện Golden Harvest Hong Kong. Đầu tháng 3 năm 1988, tôi nhận được một tờ fax của sếp bên xưởng phim chỉ đạo đặt hai phòng khách sạn cho hai người, tối mai ra sân bay Kennedy đón hai vị từ Thượng Hải bay sang New York và chuẩn bị sắp xếp để hai vị có mặt trong buổi họp báo ra mắt bộ phim Cao lương đỏ được chiếu tại một số rạp tại New York. Trên fax ghi rõ tên hai vị khách là 張藝謀 Trương Nghệ Mưu và 莫言Mạc Ngôn. Lúc đó hai cái tên này cũng giống như hai cái tên của hai bạn trong số các bạn trên Fb, cũng không làm tôi hồi hộp lắm, bởi đây là bộ phim đầu tay của họ Trương, kịch bản phim được viết dựa theo tiểu thuyết của họ Mạc. Nhưng, bởi là một người yêu nghệ thuật, tôi hạ lệnh cho các đệ tử đón tiếp rất chu đáo. Cho hai bạn ở khách sạn 5 sao, đưa đi chơi tham quan. Tôi chỉ có dịp ăn một bữa cơm và trò chuyện rất tâm đầu ý hợp với hai vị về một số câu chuyện ngoài lề bộ phim Cao lương đỏ, sau đó lại hướng dẫn hai vị ra mắt báo chí tuyên truyền cho Cao lương đỏ ra mắt tại New York. Tôi nhớ rõ hai thanh niên Trung Hoa ấy như hai nông dân, mộc mạc, chất phác, hiền lành, ít nói, ít cười… có sự tò mò với thế giới tư bản nhưng không mấy quan tâm tới điện ảnh Hollywood, không quan tâm đến minh tinh Hollywood. Tôi thật không ngờ rằng, sau bao nhiêu năm, một vị là một đạo diễn danh tiếng, tài ba, còn một vị lại đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, và tôi thì vẫn là “gà mù ăn quẩn cối xay” sống với các bạn trên Fb cho qua ngày đoạn tháng… :-))) Biết vậy, để lại những tấm ảnh chụp mang tính lịch sử thì hay biết mấy! Hồi đó chỉ cho rằng đây là hai thanh niên đại diện cho điện ảnh mới của Trung Hoa, mà những người như vậy, mỗi năm tôi tiếp đón không biết bao nhiêu mà xuể. Đáng tiếc, đáng tiếc, có mắt chưa kịp nhận ra núi Thái Sơn! Nói vậy thôi, sau này tôi cũng gặp hai vị nhiều lần, nhưng tính tôi không thích chụp ảnh với những người đã nổi tiếng! Trương Nghệ Mưu hơn tôi một tuổi còn Mạc Ngôn kém tôi 3 tuổi, sự kết hợp của hai chàng trai đã rất thành công, và kết quả Cao lương đỏ đã được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. Mạc Ngôn sau này mới phát biểu, Cao lương đỏ cho đến giờ vẫn là một bộ phim đem đến cho anh cảm tưởng hạnh phúc nhất. Sau Cao lương đỏ, anh cũng có rất ít tác phẩm được cải biên thành điện ảnh. Bản thân anh cũng thử vài lần làm biên kịch để kiếm cơm áo, nhưng kết quả cũng không được lý tưởng, sau đó thì thôi hẳn, không tham gia vào điện ảnh nữa. Như vậy, Cao lương đỏ như sao chổi chạm đuôi vào địa cầu xong, cơ duyên với điện ảnh của anh đã vụt tắt. Năm 1987, sau khi Cao lương đỏ được cải biên sang điện ảnh, Mạc Ngôn nhận được 800 Nhân Dân Tệ nhuận bút. Sướng quá, cả đêm anh mất ngủ. 25 năm trôi qua, anh đoạt giải Nobel Văn học, nhận từ tay Hoàng Gia Thụy Điển số tiền tương đương gần 25 tỷ VND, rất có thể anh sẽ mất ngủ biết bao đêm… “Cái bắt tay của một người nông dân với một người nông dân”, đấy là câu mà tôi nhớ khi Mạc Ngôn phát biểu trong buổi họp báo ra mắt phim Cao lương đỏ tại New York. Mạc Ngôn tả lại: “Tôi nhìn thấy một anh chàng mặc áo may ô ba lỗ, cạo trọc đầu, mặt đen như than, đi chân đất nhưng trên tay xách một chiếc dép lê bằng cao su, có một cái khác khi chen nhau trên xe bị dẫm đứt hết quai rồi đông người quá, không tìm thấy (cũng không hiểu anh còn xách về một cái dép để làm gì? :-)) Mạc Ngôn là nông dân, Trương Nghệ Mưu cũng là nông dân, hai người khi ấy vẫn giữ nguyên chất nông dân, xuất phát từ sự thông cảm với nhau, nên hai anh chỉ nói với nhau được 10 phút thì Mạc Ngôn đã vui vẻ đồng ý cho Nghệ Mưu làm Cao lương đỏ. Đồng thời lúc ấy Mạc Ngôn còn miễn phí tham gia vào công tác biên kịch với tổ biên kịch gồm có Trần Kiến Vũ và Chu Vĩ . Kịch bản sau khi soạn xong dày cộm, Mạc Ngôn giật mình khi kịch bản qua tay Ngệ Mưu xong thì chỉ còn lại một tập mỏng dính có 8, 9 trang giấy. Anh lo sợ, sao ít ỏi vậy? cả bộ phim mấy chục cảnh quay, mấy chục tình tiết, liệu như vậy có quay thành phim không? Sau này anh mới phát hiện, điện ảnh không cần đến quá nhiều chữ nghĩa, đoạn “khiêng kiệu” Mạc Ngôn tốn bao nhiêu bút mực, nhưng trong trang giấy của Nghệ Mưu chỉ có vẻn vẹn mỗi một chữ “Điên 颠”, cứ thế, một cảnh khiêng kiệu điên cuồng được diễn ra trong phim mất đến 5 phút. Lần kết hợp hoàn hảo này nếu như không có tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Trương Nghệ Mưu không thể nào sáng tác ra được một bộ phim hay đến thế, ngược lại, không có Trương Nghệ Mưu, Cao lương đỏ cũng sẽ không thể nổi tiếng như cơn lốc điên đảo toàn cầu. Mạc Ngôn còn rất vui vẻ kể lại, những đêm chiếu phim đó, đi trên đường phố Bắc Kinh lúc nửa đêm, còn nghe thấy tiếng hô lớn: 妹妹你大胆的往前走!( Em gái, em hãy mạnh dạn đi về phía trước ) . Đây là một câu trong bài hát chủ đề của bộ phim đã làm cuốn hút triệu triệu con tim của khán giả yêu thích Cao lương đỏ. * Còn đây là tôi thời đi đón hai vị này 🙂 Nguồn: từ Fb của Peter Phó Ý kiến - Thảo luận
20:04
Thursday,27.10.2016
Đăng bởi:
Týph phờ nờ
20:04
Thursday,27.10.2016
Đăng bởi:
Týph phờ nờ
@ bác SA. Bác còm: "cô diễn viên tàu này "mặc gì bên dưới, quần cọc hay quần dài, hay váy ngắn, váy vừa"
9:46
Sunday,4.9.2016
Đăng bởi:
dilletant
@ LC. "âm S đọng lại do quen nói tiếng Nga". Nếu có thế giới bên kia thì cũng hay. Lại được gặp những người ko chỉ giỏi giang đường học, mà biết đàn hát, bóng chuyền bóng đá đều hay. Trong họ có những vị học tới hai trường đại học "ngược môn" nhau ở Matx (văn và xây dựng) lại còn có thời gian nghiên cứu cả những năng lượng "lạ". Một số vị đầu bạc tr
...xem tiếp
9:46
Sunday,4.9.2016
Đăng bởi:
dilletant
@ LC. "âm S đọng lại do quen nói tiếng Nga". Nếu có thế giới bên kia thì cũng hay. Lại được gặp những người ko chỉ giỏi giang đường học, mà biết đàn hát, bóng chuyền bóng đá đều hay. Trong họ có những vị học tới hai trường đại học "ngược môn" nhau ở Matx (văn và xây dựng) lại còn có thời gian nghiên cứu cả những năng lượng "lạ". Một số vị đầu bạc trắng vẫn "đập phá" thư viện tiếng Nga: đọc 2 tuần một cuốn kinh điển dày cộp. Có khi họ lâu lâu lại đọc lại Những linh hồn chết (chẳng hạn khi có "phong trào" XK lao động kiểu đem con bỏ chợ...), đọc Ivan Ilych để khuây nỗi đau đáu vì "cán bộ mua nhà mua xe" vẫn hô hào mỗi người làm việc bằng hai. Hôm nay có những vị nói rành tiếng nước ngoài nhưng chẳng thèm biết văn học nước người (một kiểu Nghị Lại đếch thèm biết chữ), chỉ dùng tiếng Tây để hành là chính, để đồng tình bóp... đồng bào.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@ bác SA. Bác còm: "cô diễn viên tàu này "mặc gì bên dưới, quần cọc hay quần dài, hay váy ngắn, váy vừa"
Nhớ câu này của bác sáng nay khi vào một trường ĐH mang tên thủ đô. Trước trường này bị gọi là trường "ngại nghĩ", nhưng bố cháu (hồi ấy U30, khoảng những năm 80) vẫn thích, vì có nhiều em xinh, học các thứ tiếng hồi đó là tuyệt vọng, như ti
...xem tiếp