Gẫm & Bình

Đêm rằm (phần 2): hãy đến tận nơi để ngắm “vô diện” 18. 09. 16 - 8:01 pm

Bài và ảnh: Tịch Ru

(Tiếp theo phần 1)

Về cấu trúc triển lãm, đại khái các tác phẩm bao quanh một bộ tượng đồng.

 

Ở trung tâm, bên dưới một ánh trăng treo là một vị Thiền sư vô diện với một chiếc mặt nạ trên tay.

 

Bao quanh vị thiền sư ấy là những măt nạ và tượng đồng 12 con giáp. Xung quanh còn có những bài thơ do chính Chinh Lê sáng tác.

 

“Học đạo”, Sài Gòn 9. 8. 2016 (các bạn phóng to ra để đọc nhé). Được biết chị từng xuất bản một tập thơ Chinh Lê, do quỹ Anh Thơ của cố nhà thơ Anh Thơ đề nghị và tài trợ in.

 

“Tự sự của thầy”. Sài Gòn 8. 8. 2016

 

“Pha trà”, Sài Gòn 15. 8. 2016

 

“Mỗi chiếc mặt nạ đều là hình tượng nửa người nửa con giống. Mỗi chiếc đều có đặc trưng riêng và trong miệng của chúng là một vật thể độc đáo thể hiện tính cánh của các con vật hoặc đồ ăn yêu thích của chúng. Vị thiền sư vô diện sẽ thay đổi các mặt nạ khác nhau, với ý niệm mang tính thiền học, rằng tất cả chúng ta là một, và một cũng là tất cả. Các mặt nạ này có thể nhìn khác nhau, nhưng về bản chất, chúng là giống nhau, đều là một.” (trích)

 

“Cũng như vậy, các tính cách của con người hay các mặt nạ cũng là có vẻ khác nhưng lại giống nhau và đều trống trơn, giống như khuôn mặt của vị thiền sư kia. Mọi sự phân biệt đều đem lại đau khổ.” (trích)

 

.

 

Đây có lẽ là con Mùi (dê). Tôi cũng đang tìm con Ngọ (ngựa) của đời mình như các khuôn mặt tưởng khác mà giống nhau đến kì lạ (hay ngược lại)

 

Xung quanh bức tượng thiền sư vô diện là tượng 12 con giáp đeo tràng hạt với chén gốm đặt trước mặt.

 

Chén gốm đặt trước mặt biểu trưng cho Trung Thu, là thời điểm giao thoa đất trời giao hòa là một.

 

“30 bức tranh sơn dầu bao quanh cuộc sắp đặt là sự thể hiện ánh trăng chiếu trên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương ứng với các màu xanh, đỏ, vàng, trắng.

 

Các nhân vật ẩn hiện trong tranh.

 

Các bức tranh có khổ dài, không gian là khoảng trống không đầy màu sắc ở giữa và các nhân vật xuất hiện ở hai đầu không gian.

 

Bố cục ấy tạo cảm giác như sự đối xứng của trời và đất.

 

Xen giữa sự mờ ảo của ánh trăng.

 

Các sinh vật chuyển động kết nối với nhau, và 30 bức tranh tạo thành một tổng thể về thế giới – một thế giới riêng vừa hiền vừa dữ của Chinh Lê

Ý tượng rất thơ mộng nhưng theo ý kiến cá nhân, nếu Art Vietnam “chịu chơi” hơn tí teo, giảm hết ánh sáng xuống và chỉ sử dụng những đèn hắt vào tác phẩm, và 30 bức tranh, để tạo sự tương phản sáng tối rõ ràng thì có thể mong muốn truyền tải của Chinh Lê sẽ rõ ràng hơn, gần hơn với ý tưởng Trung Thu chăng:

“Dưới ánh sáng vằng vặc và mong manh của mặt trăng, chúng ta cùng uống trà, thưởng thức bánh trung thu và ngắm trăng. Đây là một hình ảnh tuyệt đẹp để bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta với đất trời và nó cũng như một lời chúc lành cho hạnh phúc và thịnh vượng.”

Với lời chúc của Chinh Lê, buổi khai mạc triển lãm của chị đưa người xem bước vào một đêm Trung Thu thanh bình.

Mùa thu Hà Nội rực rỡ lắm, tội gì không bỏ chút thời gian đi ngắm “Đêm rằm” của Chinh Lê (triển lãm từ ngày 15. 9 đến 10. 10). Vả lại, ảnh trong bài không thể lấy được chính xác cái đẹp trong tượng và tranh của Chinh Lê bên ngoài đâu!

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả