Gẫm & Bình

“Mở cửa”: sao lại dùng những tác phẩm mang hơi thở đã cũ và yếu ớt để đại diện cho 30 năm? 24. 09. 16 - 9:19 pm

Ngộ Văn Rồi

 

Trước giờ khai mạc triển lãm “Mở Cửa”. Ảnh: Tịch Ru

 “30 năm Đổi mới”… Thật là một khoảng thời gian quá dài cho “5 phút xem” không để lại cảm xúc. Có thể nói đây là triển lãm ” khủng” có thời gian xem nhanh nhất. Phải nói một cách thẳng thắn là tranh của hầu hết ( không phải tất cả vì có nhiều nghệ có tác phẩm hay) các nghệ đều không đủ tầm để làm các gương mặt đại diện cho mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới (tên gắn liền với tiền của nhà tổ chức) với kỹ thuật hời hợt, cảm xúc nửa vời, ý tưởng nhạt nhẽo, mọi thứ nông choèn,…

Dù biết rằng, có thể nhiều tác phẩm tầm cỡ của các nghệ đã nằm ở bảo tàng lớn, bộ sưu tập khủng, hay gallery, dù biết rằng có thể đây chưa hẳn là những tác phẩm hàng đầu (chỉ kha khá ) của các nghệ, thế thì có vài câu hỏi được đặt ra là, sao các nghệ không đem đến những tác phẩm tốt hơn? Như vậy không phải thiếu tôn trọng bản thân và cả công chúng, để bao người mong được bữa ăn ngon rồi đem lại thất vọng vậy sao? Tại sao những nghệ sĩ tài năng lại có thể làm ra những tác phẩm không sức hút như vậy? Phải chăng bao nhiêu năm qua các vị vẫn xào đi xáo lại tác phẩm của mình đến độ mất hết tinh thần rồi? Vậy ở đây ai xứng đáng theo như lời ban tổ chức là những người tiêu biểu, mà tiêu biểu tới 30 năm lận.

Tại phòng triển lãm. Ảnh: Tịch Ru

Từ đây có thể thấy việc phân chia giai đoạn phát triển mỹ thuật kéo dài tận 30 năm là không xác đáng. Người nghệ sĩ một phần là chứng nhân lịch sử, là người chịu mọi tác động của thời đại, không thể dùng câu khẩu hiệu cũ mèm tới 30 năm, một lối vẽ, một lối tư duy, một loại xúc cảm,… tồn tại và làm chứng nhân lịch sử 30 năm. Trong khi xã hội, kinh tế, văn hóa… thay đổi chóng mặt. Tôi cảm hơi thở của những tác phẩm yếu ớt quá rồi, chúng lạnh nhạt với thời cuộc đang vật lộn ngoài kia quá rồi, chúng mang hơi thở của 10, 15, 20 , 30 năm trước kia. Sao lại đem cái mốc 2016 vào đây? Mà không là 1986-2000? Như vậy có hợp với lịch sử hơn không?

Nếu được phân chia, Ngộ xin có ý thế này:

– Từ 1975-1985 là thời kỳ “Đổi mới”, đổi mới ở đây là mới mẻ so với trước chiến tranh 1975 (giống như Thời kì “Thơ mới”, chứ bây giờ thì “Thơ mới” thành “thơ cũ” rồi). |
– Từ 1986-2005 là thời kì “Hiện đại”
– Từ 2006-2016 là thời kì ” Đương đại”.

Thời kì nào nó sẽ có khái niệm đơn giản về thời kì đó. Và đặc biệt khi xem xét nghệ sĩ nào là đại diện tiêu biểu cho từng thời kì cần xét đến sự dấn thân, tiên phong của họ cho sự khởi đầu giai đoạn đó, xét trên triển lãm cá nhân, nhóm, tổ chức, các quỹ nghệ thuật để đánh giá thời gian ra đời những tác phẩm dấu ấn của họ, tiếp theo xét đến giá trị, chất lượng của các tác phẩm, tiếp đến là hệ thống tư duy trong quá trình sáng tác phù hợp với xu thế nghệ thuật thời kì đó, tiếp đó là tác động của cá nhân để tạo ra hệ tư tưởng sáng tác cho các nghệ sĩ khác sau đó.

Họa sĩ Phạm Hà Hải, một trong những giám tuyển triển lãm lần này. Hai người còn lại là họa sĩ Cục trưởng Vi Kiến Thành và nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình. Ảnh: Tịch Ru

Việc lựa chọn thông qua chủ quan của các giám tuyển thiếu năng lực, hoặc mối quan hệ, hoặc nhóm lợi ích đều thiếu công bằng. Nghệ thuật với sự thay đổi từng ngày thì 10 năm cũng đã là dài, vậy mà gộp 30 năm vào cho một giai đoạn với tên gọi “Đổi mới” thì quả là thiếu chính xác, quá dài cho một một lượt xem ngắn thiếu vắng những gương mặt ưu tú thật sự với nhiều đóng góp lớn cho nền mỹ thuật vẫn đang từng ngày gắng gượng vươn lên.

*

Đây là cmt cho bài “Một bữa cỗ thiếu đậm đà cho các tiên chỉ đã mệt mỏi”. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi.

Ý kiến - Thảo luận

23:09 Tuesday,27.9.2016 Đăng bởi:  Từ từ hơn nữa
Hai mặt của tấm huân chương:
Được mời vào danh sách triển lãm, đại diện cho 30 năm, chỉ có 50 người, vinh dự quá đi chứ. Nếu không cảm thấy vinh dự thì cũng thấy vui vui, thinh thích. Được có dịp treo tranh, được người ta nhớ đến, được nhắc tên, được báo chí tung hô, được khẳng định... nghệ sĩ nào chả hoan hỉ.
Được quyền tự chọn tác phẩm tham gia tri
...xem tiếp
23:09 Tuesday,27.9.2016 Đăng bởi:  Từ từ hơn nữa
Hai mặt của tấm huân chương:
Được mời vào danh sách triển lãm, đại diện cho 30 năm, chỉ có 50 người, vinh dự quá đi chứ. Nếu không cảm thấy vinh dự thì cũng thấy vui vui, thinh thích. Được có dịp treo tranh, được người ta nhớ đến, được nhắc tên, được báo chí tung hô, được khẳng định... nghệ sĩ nào chả hoan hỉ.
Được quyền tự chọn tác phẩm tham gia triển lãm. Ôi chao, ai chả muốn đưa tác phẩm đẹp nhất, tâm đắc nhất ra trình làng. Nếu có trót bán mất rồi, thì cũng phải có cái thay thế bù đắp gần tương tự, nghĩa là, tác phẩm ít nhiều cũng phải là cái "chính chủ" tương đối ưng ý, đại diện được cho phong cách- thẩm mỹ- quan niệm nghệ thuật cá nhân, không hổ mặt anh tài, cũng không làm ban tổ chức thất vọng. Ít ra là thế. Tôn trọng bản thân mình trước bàn dân thiên hạ...
Chiểu theo tâm lý thông thường là vậy. Vậy thì cứ thế mà xét. Không ít "tấm huân chương" tại triển lãm Mở cửa này đã để lộ mặt trái của nó. Bao nhiêu năm rồi anh vẫn là thế này ư? Anh không biết tự chán chính mình ư? Nghe tên anh nổi đùng đùng, hóa ra tranh chỉ là thế này ư?
Bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn chỉ loanh quanh giấc mơ hồng: nude, hoa, bướm, mèo, hoặc các cô nude chềnh ềnh trên bãi biển trong kỷ nguyên FORMOSA ? Chẳng còn nội dung tư tưởng hay trăn trở xã hội nào khác ư?
Khá nhiều tác phẩm "trang trí salon" nông cạn, hời hợt, vô cảm, vô nghĩa tại triển lãm này, mặc dù có thêm đến 30 năm dài hơi để nghệ sĩ lựa chọn, để dấn thân vào nghề nghiệp, để suy ngẫm. Điều này chứng tỏ người có tranh đã đứng im, trì trệ cả về bút pháp lẫn tư duy, lẫn xúc cảm công dân trong một xã hội nước sôi lửa bỏng, vất vả khốn khó. Có tác phẩm còn bôi bác một cách tệ hại, yếu cả kỹ thuật lẫn "mỹ cảm", xấu hổ cho nghề nghiệp. Khi đưa ra tác phẩm này, chắc hẳn người vẽ đã chẳng hiểu chính mình là ai, hoặc quá tự tin, ngộ nhận. Nhưng vì một lý do nào đó,trong xã hội nhiễu nhương hiện nay vẫn có nhiều trò gian lận, tung hỏa mù, đánh bùn sang ao...từ phía ban tổ chức. Không phải lỗi các nghệ sĩ.
(Những tác phẩm hay hơn có lẽ lại thuộc về một số bạn trẻ thế hệ sau không còn dính líu đến Mở cửa, họ làm việc theo nhu cầu bản thân, không quan tâm đến cụm từ Mở cửa).
Vì thế, cũng chẳng vội mừng, cứ từ từ thôi. Có bài báo ai đó đã nói rằng, triển lãm tổng kết này xem ra cũng hay, ở khía cạnh nó lật tung cả 2 mặt của tấm huân chương, chẳng che giấu được.
Mở cửa là gì, là ai, ai thật sự mở cửa? Mở như thế nào, kéo đến bao giờ? Có gì mà phải vội vã. Tác phẩm còn đó. Thời gian sẽ làm nhiệm vụ thanh lọc dần. Lịch sử còn nhiều dịp để xem xét lại các giá trị chân giả. 
9:08 Tuesday,27.9.2016 Đăng bởi:  cứ từ từ

Tranh hàng không có gì sai , trái lại nó hoàn toàn phù hợp với tiêu đề của cuộc triển lãm. Hội họa Việt nam còn quá trẻ , tính từ năm 25 đến giờ nó mới chưa đầy trăm tuổi. Âý vậy mà nó cũng nhấp nhổm qua đủ thứ ổ gà ổ voi của thời đại. Từ cái thời chỉ toàn con nhà tư sản địa chủ vận nguyên bộ vest trắng lóa đi học vẽ, cho đến cái thời lấp láp
...xem tiếp

9:08 Tuesday,27.9.2016 Đăng bởi:  cứ từ từ

Tranh hàng không có gì sai , trái lại nó hoàn toàn phù hợp với tiêu đề của cuộc triển lãm. Hội họa Việt nam còn quá trẻ , tính từ năm 25 đến giờ nó mới chưa đầy trăm tuổi. Âý vậy mà nó cũng nhấp nhổm qua đủ thứ ổ gà ổ voi của thời đại. Từ cái thời chỉ toàn con nhà tư sản địa chủ vận nguyên bộ vest trắng lóa đi học vẽ, cho đến cái thời lấp láp lăn lộn hỗn độn nửa thợ thuyền nửa văn nghệ, rồi mở cửa , rồi thị trường, rồi đông âu, rồi tây âu, tây trắng tây đen Đài loan đài bắc ùa vào mua tranh như bắt được. Cái thời đổi mới đã đánh dấu một kỷ nguyên hoành tráng của nghệ thuật Việt, tranh đã lột xác trở thành hàng hóa một cách đường bệ, và nghệ sĩ đã lột xác trở thành doanh nhân...cũng đường bệ không kém. Vậy triển lãm bày nhiều tranh "hàng" (theo cách gọi của nhiều người) có gì sai , đó chẳng phải là ánh hồi quang phản chiếu của mỹ thuật Việt 30 năm qua sao ?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả