Gẫm & Bình

Triển lãm Mở Cửa: một bữa cỗ thiếu đậm đà cho các tiên chỉ đã mệt mỏi 23. 09. 16 - 10:23 am

Phạm Quốc Trung

 

Nghệ sĩ Quyền Văn Minh thổi một bản saxophone trước lễ khai mạc

Triển lãm (“Mở cửa-Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới (1986 – 2016)”) được face book, truyền thông đưa lên rùm beng khá lâu nên sự tò mò của mọi người quan tâm đến sự kiện là khá lớn. Riêng tôi sau khi xem kỹ lại triển lãm thì cảm giác chung là chưa thỏa mãn nếu đánh giá đây là sự kiện tổng kết đánh giá thành tựu mỹ thuật Việt Nam sau 30 năm từ 1986, bởi trưng bày thiếu nhiều gương mặt đặc sắc, đã khẳng định dấu ấn riêng trong thời kỳ vừa qua.

Triển lãm có thể chọn chỉ rất ít người nhưng phải là những cá nhân có phong cách riêng nổi bật và lựa chọn được tác phẩm trưng bày có chất lượng cao thuyết phục được công chúng về nghệ thuật và tư tưởng.

Thiếu vắng hơi thở và những bức xúc, vật vã của cuộc sống xã hội hiện tại, phần lớn các tác phẩm hội họa trong triển lãm như dừng mạch cảm xúc, suy nghĩ, thậm chí cả kỹ thuật ở đúng khoảng thời gian 15- 20 năm trước đây.

Thậm chí có những tác giả bày tác phẩm ghi năm sáng tác 2016 nhưng tư duy tạo hình đã cũ mèm, “đóng băng” ở thời gian 20 năm về trước. Nếu chỉ đánh giá thành tựu hội họa Việt Nam 30 năm qua như được bày trong triển lãm này thì có thể kết luận rằng: một thế hệ đã mệt mỏi, mặc dù giai đoạn trươc đây đã có nhiều khẳng định rằng thành tựu của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Đổi mới chủ yếu là ở sự bùng nổ tưng bừng của hội họa (đời sống thực tế hiện nay của mỹ thuật Việt Nam rất khác, dù để tồn tại khá chật vật).

Các nghệ sĩ ngồi đợi trong sân bảo tàng trước giờ khai mạc. Ảnh: Tịch Ru

Chiếu hoa đã trải giữa đình, chỗ đã có, nhiều “cụ” chỉ vơ tạm viên gạch, mảnh sành mang đến để khẳng định “chủ quyền” chỗ ngồi chứ không thực sự mang những tác phẩm tâm đắc, đẹp nhất cho sự kiện tổng kết mỹ thuật 30 năm đáng lý phải quan trọng và chất lượng nhất này. Nhóm curator (trừ họa sĩ Hà Hải đã có kinh nghiệm với công tác trưng bày, bảo tàng) còn lại khá lúng túng trong khâu tổ chức, đã nấu một bữa cỗ thiếu vị đậm đà.

May thay, những tác phẩm săp đặt của Trương Tân, Ly Hoàng Ly, Vương Văn Thạo, Trần Trọng Vũ với ý niệm độc đáo đã là những điểm nhấn của triển lãm này.

Trần Trọng Vũ có sự ẩn dụ khá sâu sắc khi làm sắp đặt Hoa giả đồng màu và hai lớp khung cừa giả với tác phẩm “Mở cửa”:-)

Gia đình Trần Trọng Vũ chụp bên cạnh tác phẩm của anh.

*
Đây là cmt cho bài “Khai mạc Mở cửa“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận.

Ý kiến - Thảo luận

14:18 Monday,26.9.2016 Đăng bởi:  Miu Miu
Vương Văn Thạo, ý niệm thì hay nhưng cũng dài và hơi mệt rồi ạ! Nhưng còn hơn số các cụ kia nhiều.
...xem tiếp
14:18 Monday,26.9.2016 Đăng bởi:  Miu Miu
Vương Văn Thạo, ý niệm thì hay nhưng cũng dài và hơi mệt rồi ạ! Nhưng còn hơn số các cụ kia nhiều. 
18:32 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  Ngộ văn Rồi

"30 năm Đổi mới". Thật là một khoảng thời gian quá dài cho "5 phút xem" không để lại cảm xúc. Có thể nói đây là triển lãm " khủng" có thời gian xem nhanh nhất. Phải nói một cách thẳng thắn là tranh của hầu hết ( không phải tất cả vì có nhiều nghệ có tác phẩm hay) các nghệ đều không đủ tầm để làm các gương mặt đại diện cho mỹ thuật VN thời kỳ Đổi mớ
...xem tiếp

18:32 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  Ngộ văn Rồi

"30 năm Đổi mới". Thật là một khoảng thời gian quá dài cho "5 phút xem" không để lại cảm xúc. Có thể nói đây là triển lãm " khủng" có thời gian xem nhanh nhất. Phải nói một cách thẳng thắn là tranh của hầu hết ( không phải tất cả vì có nhiều nghệ có tác phẩm hay) các nghệ đều không đủ tầm để làm các gương mặt đại diện cho mỹ thuật VN thời kỳ Đổi mới (tên gắn liền với tiền của nhà tổ chức) với kỹ thuật hời hợt, cảm xúc nửa vời, ý tưởng nhạt nhẽo, mọi thứ nông choèn,...


Dù biết rằng, có thể nhiều tác phẩm tầm cỡ của các nghệ đã nằm ở bảo tàng lớn, bộ sưu tập khủng, hay gallery, dù biết rằng có thể đây chưa hẳn là những tác phẩm hàng đầu (chỉ kha khá ) của các nghệ, thế thì có vài câu hỏi được đặt ra là, sao các nghệ không đem đến những tác phẩm tốt hơn? Như vậy không phải thiếu tôn trọng bản thân và cả công chúng, để bao người mong được bữa ăn ngon rồi đem lại thất vọng vậy sao? Tại sao những nghệ sĩ tài năng lại có thể làm ra những tác phẩm không sức hút như vậy? Phải chăng bao nhiêu năm qua các vị vẫn xào đi xáo lại tác phẩm của mình đến độ mất hết tinh thần rồi? Vậy ở đây ai xứng đáng theo như lời ban tổ chức là những người tiêu biểu, mà tiêu biểu tới 30 năm lận.


Từ đây có thể thấy việc phân chia giai đoạn phát triển mỹ thuật kéo dài tận 30 năm là không xác đáng. Người nghệ sĩ một phần là chứng nhân lịch sử, là người chịu mọi tác động của thời đại, không thể dùng câu khẩu hiệu cũ mèm tới 30 năm, một lối vẽ, một lối tư duy, một loại xúc cảm,... tồn tại và làm chứng nhân lịch sử 30 năm. Trong khi xã hội, kinh tế, văn hoá... thay đổi chóng mặt. Tôi cảm hơi thở của những tác phẩm yếu ớt quá rồi, chúng lạnh nhạt với thời cuộc đang vật lộn ngoài kia quá rồi, chúng mang hơi thở của 10, 15, 20 , 30 năm trước kia. Sao lại đem cái mốc 2016 vào đây? Mà không là 1986-2000? Như vậy có hợp với lịch sử hơn không?


Nếu được phân chia Ngộ xin theo ý Ngộ thế này: Từ 1975-1985 là thời kỳ "Đổi mới", đổi mới ở đây là mới mẻ so với trước chiến tranh 1975 ( giống như Thời kì "Thơ mới", chứ bây giờ thì "Thơ mới" thành "thơ cũ" rồi). Từ 1986-2005 là thời kì "Hiện đại", từ 2006-2016 là thời kì " Đương đại". Thời kì nào nó sẽ có khái niệm đơn giản về thời kì đó. Và đặc biệt khi xem xét nghệ sĩ nào là đại diện tiêu biểu cho từng thời kì cần xét đến sự dấn thân, tiên phong của họ cho sự khởi đầu giai đoạn đó, xét trên triển lãm cá nhân, nhóm, tổ chức, các quỹ nghệ thuật để đánh giá thời gian ra đời những tác phẩm dấu ấn của họ, tiếp theo xét đến giá trị, chất lượng của các tác phẩm, tiếp đến là hệ thống tư duy trong quá trình sáng tác phù hợp với xu thế nghệ thuật thời kì đó, tiếp đó là tác động của cá nhân để tạo ra hệ tư tưởng sáng tác cho các nghệ sĩ khác sau đó.


Việc lựa chọn thông qua chủ quan của các giám tuyển thiếu năng lực , hoặc mối quan hệ, hoặc nhóm lợi ích đều thiếu công bằng. Nghệ thuật với sự thay đổi từng ngày thì 10 năm cũng đã là dài, vậy mà gộp 30 năm vào cho một giai đoạn với tên gọi "Đổi mới" thì quả là thiếu chính xác, quá dài cho một một lượt xem ngắn thiếu vắng những gương mặt ưu tú thật sự với nhiều đóng góp lớn cho nền mỹ thuật vẫn đang từng ngày gắng gượng vươn lên.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả