Nghệ sĩ Việt Nam

“Ở đâu là chốn bình yên” của Lê Thúy: mềm mại, lạ lùng, điên, và hơi kinh dị 29. 09. 16 - 9:20 am

Thông tin từ BTC

 

.

Ở ĐÂU LÀ CHỐN BÌNH YÊN – Triển lãm của Lê Thúy

Khai mạc: Thứ Sáu, 30. 9. 2016, 18:00 – 21:00
Thời gian: 30. 9 – 27. 10. 2016
Địa điểm: Craig Thomas Gallery, 165 Calmette, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Craig Thomas Gallery hân hạnh thông báo Ở Đâu Là Chốn Bình Yên, triển lãm cá nhân các tranh màu nước trên lụa của hoạ sỹ Hà Nội: Lê Thúy. Khai mạc triển lãm Ở Đâu Là Chốn Bình Yên sẽ diễn ra tại CTG Calmette vào ngày 30 tháng 9 năm 2016 từ 18 – 21 giờ.

“Ở Đâu Là Chốn Bình Yên II”, 2015. Màu nước trên lụa, 62 x 170 cm

Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hoá, Thúy (1988) vẫn gắn bó với miền đất quê hương và cuộc sống nông thôn, vốn là những thứ xung quanh cô hàng ngày, trước khi ra Hà Nội đi học năm cô 19 tuổi. Những sự gắn bó này có thể thấy rõ trong nội dung họa sỹ chọn để miêu tả trong bộ sưu tập Ở Đâu Là Chốn Bình Yên. Những miêu tả chi tiết về cây cối và cuộc sống loài vật trong tranh Thuý, chỉ có thể được vẽ bởi người có kiến thức, trải nghiệm gần gũi với đời sống thôn quê Việt Nam.

Quả là điều đặc biệt khi giám tuyển triển lãm của một hoạ sỹ Việt Nam có chất liệu, phong cách riêng độc đáo và rất Việt Nam. Việc Thúy chọn lụa làm chất liệu sáng tác không phải là điều tình cờ may mắn, mà là sự cân nhắc như cô đã khẳng định rõ trong tuyên ngôn nghệ thuật triển lãm này. Lụa thường được xem như chất liệu truyền thống đặc trưng của phương Đông, sự mong manh, mềm mại của lụa tạo nên sự rung động tự nhiên nơi người xem.

“Đi Tới Cõi Vĩnh Hằng”, 2016. Màu nước trên lụa, 78 x 138 cm

Sự lựa chọn của Thúy đối với lụa cũng là tin vui cho tương lai của chất liệu này tại Việt Nam. Trong khi nhiều hoạ sỹ đương đại dùng các chất liệu có tính thương mại cao hơn như sơn dầu trên toan, hoặc những người có kiến thức mỹ thuật theo đuổi các loại hình nghệ thuật khác có tính dẫn đầu hơn, đây là điều tốt và cần thiết khi một số hoạ sỹ trẻ tài năng của đất nước – Thúy chứng minh rõ cô là một trong số họ – tiếp tục làm việc với lụa, giúp nuôi dưỡng và phát triển truyền thống tranh lụa Việt Nam.

Chủ yếu miêu tả cảnh quan nông thôn được lí tưởng hóa, cuộc sống làng quê, chùa chiền và các sự kiện lịch sử, có một sự bảo thủ và giống nhau về cơ bản đối với nhiều tranh lụa truyền thống Việt, tranh Thúy vẫn là cảnh miền quê Việt Nam nhưng sự miêu tả của Thúy không nhàm chán hay đẹp giả tạo. Trái lại, ngập tràn sự đấu tranh sinh tồn của thiên nhiên, có chút gì đó hơi điên, và kinh dị.

“Cuộc Dạo Chơi Trong Vườn IV”, 2016. Màu nước trên lụa, 170 x 62 cm

Khá trái ngược với sự trẻ trung của mình, Thúy đem đến cảm giác vô cùng chuyên nghiệp, cô có mục tiêu rất rõ ràng, và đặt ra tiêu chuẩn khắt khe – thể hiện ở chất lượng bộ sưu tập Ở Đâu Là Chốn Bình Yên. Hoạ sỹ cho biết: “Với tôi, chỉ là một bức tranh đẹp, tôi không muốn. Nó phải phản ánh được suy nghĩ, trong trạng thái này, trong không gian này. Có thể thời gian sau tôi không tài nào vẽ được như thế này nữa, có thể tôi vẽ hoa lá cành, con người hay trừu tượng chẳng hạn. Nhưng thời gian này, tôi chỉ suy nghĩ và thấy day dứt, nếu tôi không vẽ, không thể hiện ý nghĩ của mình trong thời gian này, giai đoạn này thật là lừa dối chính bản thân mình. Tôi không muốn điều đấy.”

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả