Đi xem Lê Thúy ở Module 7 (phần 1): Đầu tiên là tranh…
25. 04. 16 - 7:46 am
Bài và ảnh: Tịch Ru
Ngày 16 tháng 4 tại Module 7 ( 83 Xuân Diệu ) có diễn ra buổi workshop về kỹ thuật vẽ tranh lụa và ứng dụng với tên là “Mơ sương” của họa sĩ trẻ Lê Thúy.
Đầu tiên phải nói là không gian ở Module 7 rất đẹp và hay: ngăn nắp nhưng vẫn phóng khoáng, có một cá tính rất riêng.
Đây là nơi sẽ diễn ra workshop. 15h là bắt đầu.
Mới bước vào, thực không có cảm giác đây là các tác phẩm của Lê Thúy được trưng bày. Chúng thật sự hài hòa với không gian của Module 7: sang trọng và dịu dàng.
Tác phẩm “Đâu là chốn bình yên”
Lụa ứng dụng của Lê Thúy, đây là đèn lồng.
Khăn lụa. Nghe nói sẽ bàn về tự vẽ khăn lụa, các bạn trẻ chắc chắn sẽ rất tò mò.
Có tiệc trà được dọn sẵn để mời khách.
Chị Phúc – người sáng lập ra Module 7 – đang đứng cạnh một tác phẩm của Lê Thúy.
Họa sĩ Phạm Huy Thông đến dự. Hôm trước anh có bài viết về triển lãm “Trật tự” của Lê Thúy trên Soi.
Trước buổi trò chuyện, họa sĩ Lê Thúy giao lưu với các bạn khán giả.
Trong lúc chờ đợi, mọi người xem các tác phẩm một cách kỹ càng.
Khai mạc, chị Phúc có đôi lời giới thiệu. Đầu tiên là về không gian Module 7 thành lập chưa lâu, là một không gian về kiến trúc và thiết kế nội thất. Bên cạnh đó Module 7 cũng muốn tạo ra các chuỗi sự kiện với những hoạt động nghệ thuật ứng dụng. Workshop tranh lụa của Lê Thúy là một trong những hoạt động đó. Bản thân chị cũng rất thích những bức tranh lụa của Lê Thúy. Đối với nhiều người, tranh lụa là một thứ trừu tượng và chị hi vọng buổi workshop này sẽ đưa nghệ thuật tranh lụa đến gần hơn với mọi người.
Đáp lại, họa sĩ cảm ơn Module 7 đã mang lại một không gian để cô chia sẻ với mọi người niềm đam mê tranh lụa của mình. Tên gọi “Mơ sương” cũng là do tình cờ nghĩ ra khi một lần, Lê Thúy căng một tấm lụa lên lên một tấm maxi, khi nhìn qua đó cô cảm thấy giống một màn sương tháng Ba… Và thế là chương trình được bắt đầu.
Đầu tiên, Lê Thúy giới thiệu về chất liệu tranh lụa truyền thống, lịch sử tranh lụa từ quá khứ đến hiện tại. Lụa đã được các họa sĩ Phương Đông lựa chọn để thể hiện nét tài hoa của mình như thế nào.
Thuở ban đầu, tranh lụa nước ta còn chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, các họa sĩ cung đình sử dụng chất liệu lụa để vẽ các chân dung. Trong ảnh là chân dung Trịnh Đình Kiên (1715- 1786)
Tranh chân dung Nguyễn Trãi. Ngoài ra còn có các đề tài khác như tranh phong cảnh, tranh thủy mặc.
Chất liệu lụa được sử dụng rộng rãi ngày nay là do công sức của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh. Trong hình là tác phẩm “Xem bói” vẽ năm 1929. Ông đã đem lại sức sống mới cho tranh lụa. Màu sắc trong tranh ông được lược bỏ đi so với truyền thống và chú trọng vào việc tạo ra các mảng khối rất hài hòa và tinh tế.
Triển lãm cá nhân của Nguyễn Phan Chánh năm 1930 tại Pháp đã ảnh hưởng tới các họa sĩ Việt Nam đương thời như Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ. Họ đã tiếp bước và có những sáng tác độc đáo của riêng mình. Trong hình là bức “Những chú chim” của họa sĩ Lê Phổ.
Một bức tranh lụa vẽ trẻ em của họa sĩ Mai Trung Thứ (vẽ năm 1956)
Họa sĩ Lê Thúy nói thêm, đến nay, chất liệu lụa đang dần bị lãng quên, ít người còn theo đuổi nó. Trong số ít ỏi họa sĩ hiện còn theo đuổi lụa là Vũ Đình Tuấn
Bùi Tiến Tuấn (trong hình là bức “Khỏa thân và mặt nạ”)
Đặc biệt, Lê Thúy nói cô rất thích họa sĩ Lê Hoàng Bích Phượng và nhận xét, tranh của Phương rất phá cách không theo nội dung truyền thống và rất ấn tượng.
Còn đây là một góc tranh lụa của Lê Thúy, tác phẩm “Đâu là chốn bình yên”. Tôi nhận ra rằng tranh Lê Thúy ẩn giấu nhiều bí mật, những góc hinh nho nhỏ đầy tâm sự tạo nên một ngôn ngữ thú vị của Thúy
Một góc khác trong bức “Đâu là chốn bình yên”
Trong tranh lụa dịu dàng của Lê Thúy, nhìn kỹ sẽ thấy có nhiều côn trùng và biểu tượng của cái chết.
Vào tháng 8 năm 2015, Lê Thúy có một triển lãm cá nhân tên là “Trật tự”. Cô đã sử dụng những cách thể hiện phương Đông, dùng mảng trắng để diễn tả tâm trạng của mình, và “đặt những loài động vật như cá, chim, chó… trong trật tự về bố cục để thể hiện sự day dứt của mình”.
Ở Module 7, tại triển lãm này, có trưng bày một bản vẽ nét mang tên là “Khu vườn điên”.
Chi tiết trong “Khu vườn điên”. Lê Thúy viết: “Tôi liên tục suy nghĩ về sự day dứt trong cuộc sống của mình. Tôi cảm nhận cuộc sống, con người và thể hiện qua những bức vẽ của tôi. Tôi bị ám ảnh bởi những con vật không hiền hòa, tiền ẩn một sự chết chóc bên trong nhưng đối diện với nó, tôi chỉ có sự tò mò và đặt sự tò mò qua tác phẩm cho mọi người thấy được.”
Sau khi giới thiệu qua các tác phẩm tranh lụa, Lê Thúy bước vào phần 2 của chương trình, nói về kỹ thuật lụa. Phần này, chúng ta sẽ nói tới trong bài sau nhé.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
0:12Tuesday,26.4.2016Đăng bởi: PHAM QUÔC TRUNG
Tranh Lê Thúy rất thú vị, không chịu yên ổn, đèm đẹp theo theo nghĩa thông thường của bao chị em vẽ lụa lâu nay.
Hình như có chút nhầm lẫn tên tranh Xem bói năm 1929 thì phải Soi ơi.
Cách vẽ đó, tinh thần đó chắc là phải sau này, tương đương cách vẽ tranh "Bữa cơm vụ mùa thắng lợi". Hỏi anh Gucgồ thì có lúc anh bảo là Xem bói, lúc anh bảo đó là tranh Vườn trẻ? m ...xem tiếp
0:12Tuesday,26.4.2016Đăng bởi: PHAM QUÔC TRUNG
Tranh Lê Thúy rất thú vị, không chịu yên ổn, đèm đẹp theo theo nghĩa thông thường của bao chị em vẽ lụa lâu nay.
Hình như có chút nhầm lẫn tên tranh Xem bói năm 1929 thì phải Soi ơi.
Cách vẽ đó, tinh thần đó chắc là phải sau này, tương đương cách vẽ tranh "Bữa cơm vụ mùa thắng lợi". Hỏi anh Gucgồ thì có lúc anh bảo là Xem bói, lúc anh bảo đó là tranh Vườn trẻ? mà zoom lên thì hình như năm sáng tác 1959. Có lẽ năm đó hợp lý hơn?
Hình như có chút nhầm lẫn tên tranh Xem bói năm 1929 thì phải Soi ơi.
Cách vẽ đó, tinh thần đó chắc là phải sau này, tương đương cách vẽ tranh "Bữa cơm vụ mùa thắng lợi". Hỏi anh Gucgồ thì có lúc anh bảo là Xem bói, lúc anh bảo đó là tranh Vườn trẻ? m
...xem tiếp