Gẫm & Bình

Phê và Bình – Vĩnh biệt Soi 21. 12. 10 - 8:22 am

Trần Trọng Linh

Tranh của Hachfeld

Đúng là thời đại của trăm hoa đua nở, Không đủ liên can nên biến thành Ballad của Người Xem Hà Nội (NXHN) chẳng hạn. Sắc xảo, tinh tế mang đầy tính học thuật, hơn nữa lại có cả tinh thần xây dựng cho một nền nghệ thuật nước nhà. Hoan hô! Cứ đà này thì người người, nhà nhà cho con em mình làm nghệ thuật hoặc giả nhà phê bình nghệ thuật đương đại.

Cứ nghĩ mà xem nhé:Anh cứ vạch quần đứng đái trước cửa văn miếu hoặc tụt quần ị trong toa lét tay vò báo nhân dân thế là có thể coi đó là một thứ nghệ thuật hành vi. Khoác cho nó ít khái niệm hay trào lưu gì gì đó. Cộng thêm vài tay biết tí hí hoáy trên máy tính mà không bị sai lỗi chính tả.Vậy là alê hấp! Một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh có giao lưu, có tương tác, có action, có ồn ào lời qua tiếng lại bảo vệ cho cái chính kiến mà mình tự cho là chân lý thời đại. OK, nghệ thuật thời mở cửa mà, phải biết học hỏi và chấp nhận sự khác biệt đấy là tấm vé cho anh bước vào thế giới của nghệ thuật hậu đương đại. Nếu không muốn bị coi là tụt hậu thì phải biết ít nhất đến thứ nghệ thuật âm thanh ánh sáng, nhạc đương đại, nghệ thuật ý niệm…v.v và v.v….Và đặc biệt hơn nữa người nghệ sỹ phải biết chấp nhận những ý kiến phản chiều cho dù nhiều khi ức hộc máu hoặc không thì chỉ biết chép miệng thở dài.

Nói tóm lại dài dòng cò cưa tôi muốn đi đến mụch đích chính của bài viết này về tác phẩm Không vô can và ballad biển Đông của hai tác giả Đào Châu Hải và Lý Trực Sơn xung quanh bài viết của NXHN và một số ý kiến bạn đọc.

Đào Châu Hải trước đây là thầy giáo chủ nhiệm của tôi khi còn là sinh viên trường mỹ thuật. Tác giả Lý Trực Sơn thì tôi chưa có cơ hội tiếp xúc nhưng cũng có biết qua về quá trình lao động nghệ thuật của ông. Không phải vì lý do Đào Châu Hải đã từng là thầy giáo của tôi mà tôi phải lên tiếng bảo vệ cho ông, có lẽ ông cũng không đồng ý hay cũng không mượn tôi phải làm điều này cho mất thời giờ.

Thú thật trong suốt năm học ông giảng dạy tôi tôi cũng chẳng học được gì nhiều ở ông trong chuyên môn, đây là sự thật. Thế nhưng đạo đức con người ông, bản lĩnh nghề nghiệp, cộng với tài năng của ông đã thuyết phục tôi. Sau này khi đã tự do với đôi chân của chính mình trong hoạt động nghệ thuật, trở thành ngang hàng như những đồng nghiệp, tôi vẫn luôn gọi ông là thầy. Nhưng cái đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, danh tiếng… không nói lên điều gì hết với tôi khi tôi đứng trước mỗi tác phẩm của họ. Cái tôi quan tâm là cái gì đang bầy ra trước mặt tôi đây.

Quay lại với tác phẩm trên của hai tác giả. Ta cứ tạm bỏ qua những cái vỏ danh tiếng của họ. Tạm bỏ qua đến chất liệu được chế từ tự nhiên của Lý Trực Sơn nhẹ nhàng mà tan chảy. Bỏ qua với chất liệu sắt hàn cồng kềnh và đe dọa với nhịp điệu và sự phối kết hợp của hai tác giả. Nói cách khác tôi không muốn lạm bàn. Sống ở đời ai đó đều có những chức năng nhiệm vụ khác nhau, tôi không muốn chơi lấn sân hơn nữa, kiến thức học thuật cũng không đủ để lạm bàn. Đôi khi trong những tác phẩm ý niệm lại rất khó để dùng những ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói để diễn tả. Nhiều khi phải phối kết hợp giữa trực giác, kiến thức, sự trải nghiệm của mỗi cá nhân để cảm nhận tác phẩm. Quá khó, món ăn lại chọn người thưởng thức.Vậy nên phải dẹp qua hết thảy những cái hiện hữu ở trên để tôi xin bàn đến một khía cạnh nhỏ trong đời sống của chúng ta ở Việt Nam để quay lại liên hệ nó với tác giả và tác phẩm.


Phần chính

Ai trong chúng ta ra đường không sợ công an giao thông? Vì sao chúng ta sợ? Đáp án cho câu hỏi trên chúng ta đều có.

Ai cũng sợ. Vì sao? Vì tự nhiên giời ơi bằng lái giấy tời đầy đủ những vẫn mất toi đôi ba lít, đấy là phương tiện moto hai bánh còn với bốn bánh giá lại khác. Ta không sợ anh cảnh sát giao thông nhưng ta sợ vợ con ta bị mất cân thịt hộp sữa. Đây là lý do chủ đạo. Trả lời xong câu hỏi đơn giản này, nhìn lại tác phẩm Không vô can và ballad biển Đông thấy cả hai tác giả thật dũng cảm. Cả hai đáng phải được chúng ta nghiêng mình cúi chào.

Nói về chất liệu. Với Lý Trực Sơn tôi không biết nhiều và quá trình đi tìm tòi cho những mầu sắc của ông như thế nào nên khó đánh giá được mức độ thiệt hại cũng như sự đầu tư của ông cho tác phẩm trên. Tôi chuyên về điêu khắc nên sẽ tạm nhẩm tính cho các bạn về tác phẩm của Đào Châu Hải.Với những khối thép cồng kềnh như vậy riêng chỉ để giải quyết cụm từ “nhịp điệu” cho một phòng triển lãm có mặt bằng lớn như Vietart, xin thưa, bạn phải bỏ ra ít nhất khoảng 70 triệu cho cái số sắt thép kim loại trên, đấy là tôi chỉ tính sơ sơ với cái giá thép phế liệu được bầy bán nhan nhản ở Đê La Thành gần Ô Chợ Dừa, chưa tính đến tiền gia công cơ khí, rồi công vận chuyển, rồi tiền phòng triển lãm, giấy mời…

Kết quả: Tác phẩm luôn biết trước số phận và nơi chốn đi và về của nó. Nói tóm lại là không bán được cho ai, mà cũng không ai dám mua những thứ đó.

Vì sao nói vậy? Không phải tác phẩm không đủ đẹp, không đủ thuyết phục.

Trong thời gian diễn ra triển lãm tôi có gọi điện cho Đào Châu Hải chúc mừng và hỏi ông liệu có định làm thứ gì khác sau triển lãm không? Hỏi thì hỏi nhưng biết ông cũng chẳng đến nỗi ngớ ngẩn để trả lời. Mà cũng chẳng anh nào ngớ ngẩn bản lĩnh để hỏi mua cái tác phẩm trên. Khó để tìm ra một nhà đầu tư nghệ thuật mà không ngại va chạm, có đủ bản lĩnh để mua tác phẩm cũng như phải đương đầu với dư luận. Thế mới thấy được sự dũng cảm, bản lĩnh nghề nghiệp, cái tâm của hai nghệ sỹ. Không khéo lớ ngớ phát ngôn quờ quạng lại bị khép vào cái điều 1 khoản A trong điều luật 88 của bộ luật hình sự thì lại khổ. Lại không những bị mất cân thịt hộp sữa của vợ con, cả trăm triệu biến thành mớ sắt vụn khung tranh có khi lại vướng vào vòng lao lý cũng nên.

Trong bối cảnh chính trị phức tạp, diễn biến hoà bình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cái vị thế chính trường của ta đang ở vào thế “cá bé”. Liên hợp quốc thì bị nhiều mối giàng buộc cả về chính trị và các khoản đầu tư kinh tế của của Trung Quốc, há miệng mắc quai.Các học giả, những người tư tưởng tiến bộ cùng Việt kiều và sinh viên sống trên các nước tự do như pháp, Mỹ lên tiếng phản đối, tổ chức mít tinh đều bị dìm trong bể im lặng. Các tổ chức thông tin đại chúng có uy tín và sức ảnh hưởng thì đang bận với những hoạt động quảng cáo nhãn hiệu cho các hãng nổi tiếng. Không hơi sức đâu mà nhòm vào những nơi xa tít ngóc nghách ở các xứ An Nam lạc hậu.Và còn nhiều lý do khác nữa mà chúng ta không tiện nói ra ở đây vì trang Soi cũng không đủ uy thế để đứng ra lãnh trách nhiệm cho một kẻ vô công rồi nghề như tôi.Vậy nên tạm stop về vấn đề này vậy.

Thế nhưng vượt lên trên hết những trở ngại khó khăn cả hai tác giả đều dấn thân vào nguy hiểm. Nói đến tác phẩm này tôi liên tưởng đến bộ phim Draquila của đạo diễn người ý Sabina Guzzanti. Tôi có may mắn được xem tác phẩm này trong festival de Cannes năm 2010. Bộ phim đoạt được giải cành cọ vàng, nói về tổng thống Berlusconi, một nhà độc tài chính trị với những scandan sex và mafia. Bộ phim gây một ảnh hưởng lớn đến toàn bộ giới chính khách thế giới, lật tẩy bộ mặt thật của bộ máy chính trị đầy chất mafia của Berlusconi. Thế nhưng ở đây đạo diễn cũng như toàn bộ êkíp thực hiện bộ phim được một tổ chức quốc tế bảo vệ nghiêm ngặt tránh sự trả thù của của giới chức cầm quyền và mafia Italia.

Còn ở triển lãm này của Đào Châu Hải và Lý Trực Sơn các ông được gì?

Danh tiếng ư? Cái thứ danh tiếng hão mà lũ oắt chúng tôi cố công tìm kiếm thậm chí dẫm đạp lên nhau để đạt được. Với những người như Đào Châu Hải hay Lý Trực Sơn với cả quãng thời gian dài cống hiến và hoạt động nghệ thuật tôi nghĩ các ông hiểu được, từng nếm trải hương vị của hai chữ danh tiếng này. Nó chẳng hay ho gì.

Tiền bạc ư? Như đã phân tích ở trên chúng ta đều thấy. Tác phẩm được mang đi triển lãm rồi lại quay về đúng nơi xuất phát.

Vậy làm ra nó để làm gì? Nhờ các bạn tự trả lời nhé.

Với tôi người nghệ sỹ chân chính nào cũng có một trái tim thực sự yêu dân tộc, yêu đất nước, yêu đồng loại. Mà trong cái thời buổi trăm hoa đua nở này, vàng thau lẫn lộn, Lý Thông thì nhiều mà Thạch Sanh chẳng tìm đâu ra, những kẻ mượn danh nghệ thuật để tự khoác cho mình những tấm chiến bào nghệ thuật đương đai để Nam chinh Bắc chiến hô cao khẩu hiệu đấu tranh cho tự do cho dân chủ coi việc làm nghệ thuật như một cuộc thập tự chinh. Toàn những kẻ nguỵ quân tử. Trong cái bối cảnh chính trị phức tạp, ai cũng tự nhủ việc này không phải của ta, xếp mình vào phía những kẻ “vô can”, tránh voi chẳng xấu mặt nào. Giây vào không phải đầu cũng phải tai. Thực hiện phương thức hành động 3 không. Không nghe-không thấy-không làm. Đây là hệ quả tư duy của một dân tộc canh nông, tư duy bầy đàn. Đánh hội đồng, phê bình nghệ thuật hội đồng.

Nếu không phải khoác lên mình cái tấm áo tri thức tôi sẵn sàng sắn quần sắn áo như mấy chị hàng tôm hàng cá gần khu mà: tọng cho mấy anh như NXHN mấy c… c… c vào họng cho ngậm miệng bớt lại. Đã ng… lại còn… Nhưng mà khó cho tôi bởi tôi cũng chót khoác cho mình cái danh tri thức.
 
 
Kết

Với cái đà phát triển nghệ thuât và phê bình nghệ thuật theo chủ nghĩa tự do hoang dã thế này e rằng những nghệ sỹ chân chính như Đào Châu Hải và Lý Trực Sơn cũng phải thở dài ngao ngán. Có khi một ngày nào đó cũng phải chia tay vĩnh viễn với các bạn Soi hào hiệp dẫu biết rằng “vắng mình thì chợ vẫn vui”. Nhân đây gởi lời xin lỗi đến các nhà phê bình nghệ thuật thế hệ “trăm hoa đua nở” như: Người xem Hà Nội, Art Observateur, hoàng… một lời xin lỗi vì trong lúc viết không chế ngự được cảm xúc đã mượn mấy chị hàng tôm hàng cá ở gần khu để tọng những thứ không được vệ sinh lắm vào mồm quý vị.

Chúc cho Nghệ sỹ Đào Châu Hải và Lý Trực Sơn sức khoẻ để tiếp tục cho ra đời những tác phẩm chất lượng như lần triển lãm này. Những tư tưởng tiến bộ luôn bên các ông những tác phẩm như Không vô can và ballad biển Đông, Nhật Thực không bao giờ rơi vào thế giới của sự im lặng.

Cảm ơn các bạn BBT Soi hào hiệp, xin các bạn giữ cho bài viết không chỉnh sửa (kể cả lỗi chính tả đánh máy) để cho lần ly biệt này được trọn vẹn với các bạn nhé. Thân.

*

(SOI: Soi xin lỗi Trần Trọng Linh vì vẫn phải sửa lỗi chính tả; Soi phải đặt “quyền được đọc đúng” của bạn đọc lên trên hết.

Ngoài ra tên bài là “Phê và Bình”, Soi xin thêm cụm “Vĩnh biệt Soi” vì đó là điều khiến Soi đau lòng nhất.

Cũng xin giải thích với bạn đọc và xin lỗi các bạn Người Xem Hà Nội, Art Observateur, Hoàng… là tuy trong bài này có những câu xúc phạm các bạn mà đúng ra Soi sẽ không đưa lên theo nguyên tắc thông thường, nhưng lần này thì đặc biệt, như Linh đã nói, là một lời vĩnh biệt với Soi, nên “nghĩa tử là nghĩa tận”, Soi xin phá rào.

 Buồn sao, nhìn lại thấy mười bài khen cũng không đủ chống đỡ một bài chê. Mọi ý kiến đều bình đẳng, nhưng sức công phá hay sự xoa dịu của chúng, với nghệ sĩ, thì hình như không bình đẳng. Giữ người (trong thế giới nghệ thuật) bằng cách nào đây?…

Vĩnh biệt Trần Trọng Linh, Soi sẽ rất buồn vì thiếu bạn, nhưng Soi biết rằng mình sẽ không làm gì khác được để giữ cho bạn ở lại cùng anh em.)

 

*

Bài liên quan:

– Không đủ liên can nên thành ballad
– Ý kiến quanh một triển lãm về biển Đông
– Tuyên ngôn mới của sự đối thoại
– “Không Vô Can và Ballad Biển Đông” Triển lãm đôi đẹp nhất trong năm
– Phê và Bình – Vĩnh biệt Soi
– Giống và khác: Xe đạp & Sóng biển Đông

Ý kiến - Thảo luận

18:48 Thursday,29.9.2011 Đăng bởi:  hong loan
Tôi đọc chăm chú Trần Trọng Linh, bạn ấy thấy mình quá quan trọng và lại cũng hợm mình nữa chứ.Những sư ngộ nhận đáng buồn! Trí thức hay không không phải tự nhận mà có. Nó ở phẩm chất đối thoại của anh với cuộc đời. Trí thức không phải cái áo ma ở cửa hàng Linh ạ.
Vẫn biết sự tự tin là vô cùng cần thiết với giới làm nghệ thuật. Nhưng tự tin khác v
...xem tiếp
18:48 Thursday,29.9.2011 Đăng bởi:  hong loan
Tôi đọc chăm chú Trần Trọng Linh, bạn ấy thấy mình quá quan trọng và lại cũng hợm mình nữa chứ.Những sư ngộ nhận đáng buồn! Trí thức hay không không phải tự nhận mà có. Nó ở phẩm chất đối thoại của anh với cuộc đời. Trí thức không phải cái áo ma ở cửa hàng Linh ạ.
Vẫn biết sự tự tin là vô cùng cần thiết với giới làm nghệ thuật. Nhưng tự tin khác với cực đoan. Khi đã cực đoan thì khó nói chuyện với người khác và nhất là cũng chẳng nên đến một diễn đàn nào, vì cực đoan sẽ khước từ trao đổi. Diến đàn nghệ thuật có nghiêm túc, có vui chơi, nên lặng lẽ lắng nghe.Sự phản biện đúng hay sai bàn sau nhưng là gì nữa thì nó cũng góp phần cho sự hoàn thiện.
Tôi nghĩ không cần nói thêm gì nữa 
23:42 Friday,16.9.2011 Đăng bởi:  doan thu nga
Bài viết rất hợp với nghệ thuật Việt Nam?
...xem tiếp
23:42 Friday,16.9.2011 Đăng bởi:  doan thu nga
Bài viết rất hợp với nghệ thuật Việt Nam? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả