Gẫm & Bình

“Mở cửa”: không thể giấu được mặt kia của tấm huân chương 28. 09. 16 - 10:45 am

Từ Từ Hơn Nữa

“Cảm xúc 5” của Hà Chí Hiếu. Sơn mài, 90 x 120cm

Được mời vào danh sách triển lãm, đại diện cho 30 năm, chỉ có 50 người, vinh dự quá đi chứ. Nếu không cảm thấy vinh dự thì cũng thấy vui vui, thinh thích. Được có dịp treo tranh, được người ta nhớ đến, được nhắc tên, được báo chí tung hô, được khẳng định… nghệ sĩ nào chả hoan hỉ.

Được quyền tự chọn tác phẩm tham gia triển lãm. Ôi chao, ai chả muốn đưa tác phẩm đẹp nhất, tâm đắc nhất ra trình làng. Nếu có trót bán mất rồi, thì cũng phải có cái thay thế bù đắp gần tương tự, nghĩa là, tác phẩm ít nhiều cũng phải là cái “chính chủ” tương đối ưng ý, đại diện được cho phong cách- thẩm mỹ- quan niệm nghệ thuật cá nhân, không hổ mặt anh tài, cũng không làm ban tổ chức thất vọng. Ít ra là thế. Tôn trọng bản thân mình trước bàn dân thiên hạ…

“Tuổi thơ tôi” của Thành Chương. Sơn mài, 200 x 250cm

Chiểu theo tâm lý thông thường là vậy. Vậy thì cứ thế mà xét. Không ít “tấm huân chương” tại triển lãm Mở cửa này đã để lộ mặt trái của nó. Bao nhiêu năm rồi anh vẫn là thế này ư? Anh không biết tự chán chính mình ư? Nghe tên anh nổi đùng đùng, hóa ra tranh chỉ là thế này ư?

Bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn chỉ loanh quanh giấc mơ hồng: nude, hoa, bướm, mèo, hoặc các cô nude chềnh ềnh trên bãi biển trong kỷ nguyên FORMOSA ? Chẳng còn nội dung tư tưởng hay trăn trở xã hội nào khác ư?

“Giấc mơ hoa hồng” của Lê Anh Vân. Sơn dầu, 150 x 150cm

Khá nhiều tác phẩm “trang trí salon” nông cạn, hời hợt, vô cảm, vô nghĩa tại triển lãm này, mặc dù có thêm đến 30 năm dài hơi để nghệ sĩ lựa chọn, để dấn thân vào nghề nghiệp, để suy ngẫm. Điều này chứng tỏ người có tranh đã đứng im, trì trệ cả về bút pháp lẫn tư duy, lẫn xúc cảm công dân trong một xã hội nước sôi lửa bỏng, vất vả khốn khó. Có tác phẩm còn bôi bác một cách tệ hại, yếu cả kỹ thuật lẫn “mỹ cảm”, xấu hổ cho nghề nghiệp. Khi đưa ra tác phẩm này, chắc hẳn người vẽ đã chẳng hiểu chính mình là ai, hoặc quá tự tin, ngộ nhận. Nhưng vì một lý do nào đó,trong xã hội nhiễu nhương hiện nay vẫn có nhiều trò gian lận, tung hỏa mù, đánh bùn sang ao…từ phía ban tổ chức. Không phải lỗi các nghệ sĩ.

“Ánh sáng” của Nguyễn Tấn Cương. Sơn dầu, 120 x 145cm

(Những tác phẩm hay hơn có lẽ lại thuộc về một số bạn trẻ thế hệ sau không còn dính líu đến Mở cửa, họ làm việc theo nhu cầu bản thân, không quan tâm đến cụm từ Mở cửa).

Vì thế, cũng chẳng vội mừng, cứ từ từ thôi. Có bài báo ai đó đã nói rằng, triển lãm tổng kết này xem ra cũng hay, ở khía cạnh nó lật tung cả hai mặt của tấm huân chương, chẳng che giấu được.

Mở cửa là gì, là ai, ai thật sự mở cửa? Mở như thế nào, kéo đến bao giờ? Có gì mà phải vội vã. Tác phẩm còn đó. Thời gian sẽ làm nhiệm vụ thanh lọc dần. Lịch sử còn nhiều dịp để xem xét lại các giá trị chân giả.

Ý kiến - Thảo luận

12:48 Thursday,29.9.2016 Đăng bởi:  LC

Hôm qua, ngày cuối cùng của Mở Cửa, mình qua xem lại. Cái Đẹp là có, yêu nghề và giỏi nghề là có. Không nên mong đợi quá và hãy chấp nhận một sự hiện hữu của mỹ thuật, ở mốc 2016 này, là như vậy. Còn nếu muốn được nhìn thấy nó ở cấp độ và góc độ khác, buộc mỗi người phải tìm tòi phát hiện , thậm chí là đập phá các mỏ quặng để sàng tuyển lấ
...xem tiếp

12:48 Thursday,29.9.2016 Đăng bởi:  LC

Hôm qua, ngày cuối cùng của Mở Cửa, mình qua xem lại. Cái Đẹp là có, yêu nghề và giỏi nghề là có. Không nên mong đợi quá và hãy chấp nhận một sự hiện hữu của mỹ thuật, ở mốc 2016 này, là như vậy. Còn nếu muốn được nhìn thấy nó ở cấp độ và góc độ khác, buộc mỗi người phải tìm tòi phát hiện , thậm chí là đập phá các mỏ quặng để sàng tuyển lấy viên ngọc, của riêng mình.
Nghệ thuật càng ở tầm cao, càng hiếm quý và... vô ích. Chẳng để làm gì mặc dù ai cũng thích sở hữu. Cũng đừng mong nó là vật trang trí hay công cụ truyền thông. Một bức tranh trưng ra mong có người xem rất khác với một bức tranh chưa bao giờ được biết đến. Nó còn nguyên vẹn chất bí ẩn và hấp dẫn, đó là sức hút các nhà sưu tập...

 
10:49 Thursday,29.9.2016 Đăng bởi:  nguyễn chí hoan
tôi thích ý kiến của Cứ-từ-từ, vì cũng thấy cái tên "Mở cửa" thành ra ngẫu nhiên quá, và các tranh được chọn thì phần nhiều gợi nhớ câu thơ của T.T.Kh: "Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời. Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi."
...xem tiếp
10:49 Thursday,29.9.2016 Đăng bởi:  nguyễn chí hoan
tôi thích ý kiến của Cứ-từ-từ, vì cũng thấy cái tên "Mở cửa" thành ra ngẫu nhiên quá, và các tranh được chọn thì phần nhiều gợi nhớ câu thơ của T.T.Kh: "Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời. Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi." 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả