Gẫm & Bình

Những lý do khiến cho “Mở Cửa” không thể thực hiện như mong muốn, dù rất muốn 24. 09. 16 - 7:20 am

Vĩnh Phúc

 

“Hà Nội 1972” của Nguyễn Trung Tín. Sơn dầu, 160 x 290cm. Đây là tác phẩm có trong triển lãm “Mở cửa…”. Ảnh: Tịch Ru

30 năm qua, mỹ thuật Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng, chất lượng tác phẩm, tác giả so với các thời kỳ trước đó. Điều này rõ ràng do công cuộc Đổi Mới mang lại. Ngắn gọn là kinh tế khá lên,tinh thần cởi trói, việc hội nhập với thế giới đem đến nhiều yếu tố cả tinh thần, vật chất lẫn thông tin… Sự giao lưu, cọ sát với nghệ thuật thế giới,…là thuốc kích thích cho nghệ thuật nước nhà.

Sự đổi mới phong cách cá nhân của lớp nghệ sỹ đã được biết đến ít nhiều trước 1986 như Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung, Đỗ Sơn, Nguyễn Quân, Lê Anh Vân, Thành Chương…là dễ nhận thấy. Các tác phẩm của họ giai đoạn sau có nhiều sự khác biệt cả về đề tài, cách thể hiện, …so với trước 1986. Những Hoa Biển của Đỗ Sơn, Chiến lũy của Lê Anh Vân ghi đậm dấu ấn thời đó nhưng nghệ thuật của họ về sau này khác hẳn. Sự xuất hiện đầy mới mẻ của các lớp họa sĩ được coi là kế tiếp như Đặng Xuân Hòa, Hoàng Hồng Cẩm, Hồng Việt Dũng, Nguyễn Quốc Hội, Phạm Luận, Lê Quảng Hà, Đinh Quân, Đinh Ý Nhi, Lê Thiết Cương, Phạm An Hải, Lý Trần Quỳnh Giang… thực sự là thành quả của đổi mới nghệ thuật tạo hình giai đoạn 1990 đến nay.

“Sân ga mờ sương” của Nguyễn Mạnh Hùng. Sơn dầu, 100 x 100cm. Tác phẩm có trong triển lãm “Mở cửa…”. Ảnh: Tịch Ru

Đời sống khó khăn, chuyển mình qua kinh tế thị trường, sự săn đón của thị trường cả trong nước và quốc tế bên cạnh là động lực lớn giúp các nghệ sĩ sáng tạo thì cũng hút đi của họ những tác phẩm có lẽ là tốt nhất. Bộ sưu tập của SAM (Singapore), nhiều tổ chức, cá nhân khác … tuy không phải là tuyệt đối tiêu biểu nhưng cũng có thấy tác tác phẩm tinh hoa bị chảy máu rất nhiều đối với cả các tác giả trưởng thành từ chống Mỹ đến thế hệ 8x sau này.

Nếu như trước đây, các họa sĩ chỉ có “cửa” chơi với nhau ở giải thưởng của Hội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc (5 năm lần), các triển lãm vào dịp kỷ niệm và một số ít triển lãm cá nhân, nhóm do Hội Mỹ thuật tổ chức…thì giai đoạn sau này, cuộc chơi là của từng cá nhân. Họ trở vễ bản ngã của mình theo tiếng gọi của con tim họ, không phải cân nhắc xem vẽ cái gì, vẽ thế nào để được hội đồng này chọn hay nhắm đến giải thưởng A, C, C…Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổi mới lẫn dấu ấn nghệ thuật 30 năm Đổi mới.

“Nắng đông” của Phạm Bình Chương. Sơn dầu, 100 x 80cm. Tác phẩm có trong triển lãm “Mở cửa…”. Ảnh: Tịch Ru

Nhiều năm qua, chưa cần nói đến tận thập kỷ thứ hai của thế kỷ hai mốt này, việc triển lãm ở đâu, làm thế nào đối với các nghệ sỹ, đặc biệt là 50 họa sĩ tham gia “Mở cửa” càng không còn quá quan trọng. Nhiều người chỉ tham gia trưng bày ở triển lãm quốc tế, cả chục năm qua, họ không trưng bày trong nước hay có không ít người chỉ âm thầm bán, không xuất hiện ở triển lãm cả trong nước, quốc tế, thậm chí bặt tăm trên phương tiện truyền thông.

“Đèn” của Nguyễn Minh Thành. Sơn mài,120 x120cm. Tác phẩm có trong triển lãm “Mở cửa…”. Ảnh: Tịch Ru

Mở cửa-Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới (1986 – 2016)  là một cuộc nghi nhận tác giả có dấu ấn chứ chưa phải triển lãm các tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam 30 năm qua. Những người được chọn, chắc chắn, họ không lao động nghệ thuật để tranh nhau một suất trong Mở cửa. Nhã ý của Ban Tổ chức là chỉ chọn tác giả, chứ không chọn tác phẩm, nhường quyền chọn tác phẩm cho nghệ sỹ nên được nhìn nhận ở hai khía cạnh: sự tôn trọng đối với các cá nhân này và “bóng” nằm trong chân cầu thủ. Chính vì thế những cá tính trong nghệ thuật cũng thêm một lần được bộc lộ qua việc gửi tác phẩm: người thích to, người thích nhỏ, người thích sơn mài, kẻ sơn dầu; người chọn cái tốt, kẻ chỉ đưa ra cái khá…

… Vài triển lãm, với quy mô lớn hơn “Mở cửa” chắc chắn cũng không thể tổng kết thấu đáo thành tựu của nghệ thuật tạo hình giai đoạn này. Đòi hỏi tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở “Mở cửa” là hoàn toàn đúng nhưng không thể thực hiện. Rất có thể, tác phẩm tiêu biểu đã nằm ở bảo tàng, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

“Mộng du” của cố họa sĩ Nguyễn Quốc Hội. Sơn dầu, 88 x 178cm, Tác phẩm có trong triển lãm “Mở cửa…”. Ảnh: Tịch Ru

Mở cửa nói gì thì nói cũng là việc làm đáng mừng khi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước vẫn dành kinh phí nghi nhận những nghệ sỹ tạo hình.

Nó cũng gợi ra nhiều bài học cho công tác sưu tập của Nhà nước, bảo tàng lẫn các nhà sưu tập trong nước đối với tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều hoàn toàn không mới nhưng dường như chưa có bước tiến nào thực sự đáng kể.

*

Đây là cmt cho bài “Khai mạc Mở Cửa…“. Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ thảo luận.

Ý kiến - Thảo luận

16:52 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  Buồn ơi, chào mi!

Ý kiến của bạn Vĩnh Phúc nghe như có vẻ thanh minh thanh nga cho Ban tổ chức là Cục Mỹ thuật. Mọi việc nghe trôi tuột như các bản tổng kết về mỹ thuật. Nhưng mà:
-1. Bạn viết "Nếu như trước đây, các họa sĩ chỉ có “cửa” chơi với nhau ở giải thưởng của Hội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc (5 năm lần), các triển lãm vào dịp kỷ niệm và một số ít
...xem tiếp

16:52 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  Buồn ơi, chào mi!

Ý kiến của bạn Vĩnh Phúc nghe như có vẻ thanh minh thanh nga cho Ban tổ chức là Cục Mỹ thuật. Mọi việc nghe trôi tuột như các bản tổng kết về mỹ thuật. Nhưng mà:
-1. Bạn viết "Nếu như trước đây, các họa sĩ chỉ có “cửa” chơi với nhau ở giải thưởng của Hội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc (5 năm lần), các triển lãm vào dịp kỷ niệm và một số ít triển lãm cá nhân, nhóm do Hội Mỹ thuật tổ chức…thì giai đoạn sau này, cuộc chơi là của từng cá nhân. Họ trở vễ bản ngã của mình theo tiếng gọi của con tim họ, không phải cân nhắc xem vẽ cái gì, vẽ thế nào để được hội đồng này chọn hay nhắm đến giải thưởng A, C, C…Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổi mới lẫn dấu ấn nghệ thuật 30 năm Đổi mới".
Thế có nghĩa là bạn đã xổ toẹt các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, các giải thưởng, các trò chơi của Hội Mỹ thuật rồi đấy, phải cân nhắc A,B,C ... Không thể tạo ra Đổi mới. Nay Cục góp phần sửa sai hộ Hội Mỹ thuật. Ok, rất tốt.
 
2. Bạn viết "Nhã ý của Ban Tổ chức là chỉ chọn tác giả, chứ không chọn tác phẩm, nhường quyền chọn tác phẩm cho nghệ sỹ nên được nhìn nhận ở hai khía cạnh: sự tôn trọng đối với các cá nhân này và “bóng” nằm trong chân cầu thủ. Chính vì thế những cá tính trong nghệ thuật cũng thêm một lần được bộc lộ qua việc gửi tác phẩm: người thích to, người thích nhỏ, người thích sơn mài, kẻ sơn dầu; người chọn cái tốt, kẻ chỉ đưa ra cái khá…."
Thế mà dân tình nói rằng tác phẩm của họa sĩ Minh Kính hay thế mà bị từ chối vì lý do "kích thước bé".Không tin thì bạn cứ vào Phây mà xem.


3. Bạn lại viết: "“Mở cửa” chắc chắn cũng không thể tổng kết thấu đáo thành tựu của nghệ thuật tạo hình giai đoạn này. Đòi hỏi tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở “Mở cửa” là hoàn toàn đúng nhưng không thể thực hiện. Rất có thể, tác phẩm tiêu biểu đã nằm ở bảo tàng, tổ chức, cá nhân nước ngoài."...
Vậy thì theo tôi, hãy để cho các bảo tàng, tổ chức cá nhân nước ngoài lancer họ cho đúng cách, đúng mức, nhất là thời buổi thông tin truyền thông hiện nay rộng mở, thế giới đang hội nhập phẳng dần ra.
Trong hoàn cảnh dân mình còn nghèo, kinh tế khó khăn, làm gì cũng phải cân nhắc kỹ càng xem có thật sự hiệu quả và cần thiết không. Cứ ồn ào bày đặt thế này cũng tốn kém lắm, mà toàn tiêu vào tiền thuế của dân cả. Dân, thì cứ xem tranh của Minh Kính thì rõ...

 
15:41 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  gia phạm
" Những người được chọn, chắc chắn, họ không lao động nghệ thuật để tranh nhau một suất trong Mở cửa. Nhã ý của Ban Tổ chức là chỉ chọn tác giả, chứ không chọn tác phẩm..." là đúng rồi.
Tác giả đã cho rằng, chỉ là những tác giả CÓ DẤU ẤN là khá hợp lý. Một số trong đó họ chỉ là vẽ tranh thương mại chứ không phải nghệ thuật đích thực.
Tôi nghe d
...xem tiếp
15:41 Saturday,24.9.2016 Đăng bởi:  gia phạm
" Những người được chọn, chắc chắn, họ không lao động nghệ thuật để tranh nhau một suất trong Mở cửa. Nhã ý của Ban Tổ chức là chỉ chọn tác giả, chứ không chọn tác phẩm..." là đúng rồi.
Tác giả đã cho rằng, chỉ là những tác giả CÓ DẤU ẤN là khá hợp lý. Một số trong đó họ chỉ là vẽ tranh thương mại chứ không phải nghệ thuật đích thực.
Tôi nghe dư luận cho là curator chưa đủ tầm nhìn, chả biết có đúng không!
Mặc dù rất đáng quý, nhưng triển lãm này để lại khá nhiều nỗi niềm!.. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả