Gẫm & Bình

Một cách nghĩ khác về
“Xưởng làm bánh sầu riêng” 22. 12. 10 - 7:23 pm

Khanh

(Soi: Đây là cmt của bạn Khanh trong bài “Xưởng bánh sầu riêng – Xem mà bực“. Cmt này rất thấu đáo, theo cách nhìn của Khanh. Xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Cảm ơn Khanh nhiều, nếu bạn có thêm ảnh của triển lãm thì gửi cho Soi để thay vào nhé.)

 

XƯỞNG LÀM BÁNH SẦU RIÊNG

Khai mạc 18g ngày 17. 12 – đến 23. 12. 2010
Phòng triển lãm lầu 1, trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM
5 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Tp.HCM

*

Bài phát biểu của cô Kim trong ngày khai mạc triển lãm không nói rằng vì thích trái sầu riêng mà làm một cuộc triển lãm. Các cuộc triển lãm ở Hàn Quốc cũng tương tự như ở Việt Nam, phải xin tài trợ. Nếu chỉ vì lý do họ thích trái sầu riêng mà người ta tài trợ cho một loạt những triễn lãm thì thật là… ngớ ngẩn.

Đại ý bài phát biểu của cô Kim nói về những xung đột hay mâu thuẫn giữa 2 dân tộc có thể có, thế nhưng bằng những nỗ lực và lòng kiên trì thì chính những mâu thuẫn đó lại gắn kết tình cảm giữa con người với nhau. Trái sầu riêng là hình tượng họ sử dụng để muốn đề cập đến vấn đề này. Người Hàn quốc cũng như nhiều dân tộc khác cũng cảm thấy khó chịu với mùi vị của nó. Thế nhưng vì đã nếm thử trái sầu riêng và lòng mong muốn hiểu biết của một dân tộc khác mình, mùi vị của nó trở thành một ấn tượng chen lẫn với tình cảm của người mang trái sầu riêng đến với đất nước họ.

Không những thế, họ còn muốn mở một “xưởng bánh sầu riêng” để mời mọi người thưởng thức – Durian Pie Factory 

Giám đốc dự án Kim Jihye

Cần nói thêm là cuộc triển lãm này là một trong những hoạt động nhằm bày tỏ những tình cảm sau sự kiện cô Huỳnh Mai đã bị người chồng người Hàn Quốc đánh đập tàn bạo. Cuộc triển lãm bày tỏ lời xin lỗi và mong muốn xoá dần những khoảng cách giữa hai dân tộc.

Với cành hoa sen giả nằm trơ trọi ở gữa phòng và chiếc bóng bay trên trần nhà của Hea Sook, tôi cũng thắc mắc vì sao lại là hoa sen? Có phải là biểu tượng cái đẹp cho một dân tộc? Nếu nó là một cành hoa sen thật thì có khác với ý tưởng của người nghệ sĩ hay không? Tại sao là một chiếc bóng bay hình con gà? Có liên hệ gì với installation mang cấu trúc khung sườn phía bên trong phòng triển lãm của cô hay không?

Tác phẩm sắp đặt Down của Yong Hae Sook, 2010, là bong bóng và cành hoa nhựa ở dưới đất

Tác phẩm của Sun Mi Kim được dán bằng lớp giấy màu hay plastic chồng lên nền tranh vẽ, được tính toán cẩn thận. Với hình ảnh con cá có lồng hình những cái hoa sen, có phải tác giả liên hệ vạn vật với phật giáo? Như cô đã nói về những bức tranh khác mà cô đã làm trước đây?

Tác phẩm Black porgy and lotus của Kim Sunmi, (27x51cm)x3, water color, acrylic on hardboard, 2010.

Ji Soo Kim với những bức vẽ của một thiếu nữ nhìn về nhiều hướng khác nhau, và có một hướng nhìn trực diện, hướng của người xem tranh. Có phải đó là tâm trạng thắc mắc hay nghi ngại với đời sống xung quanh của một thiếu nữ?

Tác phẩm video cua Yen Sik Kim là một tác phẩm đáng phải xem. Đây cũng là một installation được ghi hình lại. Có phần nào đó mang dáng dấp của Chuck Close (họa sĩ, nhiếp ảnh gia) ở đầu tác phẩm, thế nhưng những điểm mầu nhòe lại với nhau, chân dung méo mó đi, bông bềnh hình thành một hình ảnh rất trừu tượng…

Tác phẩm của Jin Sook Yoo, pha một chút ánh sáng âm bản… có lẽ chứa đựng nhiều tình cảm với những người xung quanh cô. Người đàn ông chải tóc cho thiếu nữ, một gia đình trên chiếc thuyền, hai người phụ nữ trong một căn phòng. Có phải những chiếc lồng đèn nói đến nguyện ước riêng tư nào đó của họ?

Nghệ sĩ PS với cái tủ hàng của “công ty lắng nghe” (listening company). Người ta chỉ có thể lắng nghe bằng sự cảm thông và hiểu biết? Trong tủ hàng sẽ khó có thứ nào có thể bán hay ăn được cả.

Tủ bánh sắp đặt tên “Time is out at joint” của PS

Soo Huyn Jeon lấy ý tưởng dựa theo bài thơ của một thi sĩ Hàn Quốc (xin lỗi đã quên tên), nổi tiếng với những bài thơ bất hủ nhưng rất tối nghĩa. Anh đã sử dụng cách nhìn phối cảnh của Chirico (hoạ sĩ người Ý) đầy chất phi lý. Những đứa trẻ giống nhau, chạy xuôi và ngược về hướng vô định rồi mất hút… Có phải tác giả muốn bày tỏ thái độ về một cuộc sống đương đại? vì sao là những đứa trẻ giống nhau?

Có nhiều câu hỏi tôi đã tìm được câu trả lời, nhưng không phải tất cả. Có thể là bạn, người đi xem triển lãm sẽ trả lời giúp tôi. Thậm chí bạn có thể đưa ra những câu hỏi mà các tác giả cũng phải trân trọng vì bạn là người đang quan tâm đến công việc của họ, đến với họ bằng niềm yêu thích nghệ thuật.

Thân mến

*

Bài liên quan:

– Một cách nghĩ khác về “Xưởng làm bánh sầu riêng”
– Xưởng bánh sầu riêng: xem mà bực

Ý kiến - Thảo luận

10:42 Friday,24.12.2010 Đăng bởi:  Khanh
A.N: Chắc chắn các bạn sẽ có thể xem lại tranh của các tác giả Việt nam vào dịp khác rồi sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến. Mình chỉ muốn đề cập đến các tác giả Hàn Quốc vì bài viết của Người-xem-Sài-Gòn viết trọng tâm về các nghệ sĩ Hàn Quốc. Nhân tiện, mình cũng muốn cảm ơn bạn Người-xem-Sài-Gòn đã rất cởi mở và khách quan trên diễn đàn. Hẹn các bạn v
...xem tiếp
10:42 Friday,24.12.2010 Đăng bởi:  Khanh
A.N: Chắc chắn các bạn sẽ có thể xem lại tranh của các tác giả Việt nam vào dịp khác rồi sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến. Mình chỉ muốn đề cập đến các tác giả Hàn Quốc vì bài viết của Người-xem-Sài-Gòn viết trọng tâm về các nghệ sĩ Hàn Quốc. Nhân tiện, mình cũng muốn cảm ơn bạn Người-xem-Sài-Gòn đã rất cởi mở và khách quan trên diễn đàn. Hẹn các bạn vào lần triển lãm khác
Thân mến 
10:31 Friday,24.12.2010 Đăng bởi:  bingo
Ít nhất thì mình cũng có được một chút thông tin xác đáng do bạn Khanh cung cấp. Viết để khen cho một cuộc triễn lãm đã khó, viết để chê có lẽ càng khó hơn. Hãy đưa mọi người đến phòng triễn lãm để có nhiều đóng góp ý kiến hơn nữa.
...xem tiếp
10:31 Friday,24.12.2010 Đăng bởi:  bingo
Ít nhất thì mình cũng có được một chút thông tin xác đáng do bạn Khanh cung cấp. Viết để khen cho một cuộc triễn lãm đã khó, viết để chê có lẽ càng khó hơn. Hãy đưa mọi người đến phòng triễn lãm để có nhiều đóng góp ý kiến hơn nữa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả