|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiKỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh 22. 11. 16 - 6:55 amĐặng Thái(Tiếp theo bài 2) Vào tham quan các bảo tàng mỹ thuật lớn trên thế giới, nhất là ở phương Tây, ta sẽ luôn tìm thấy một khu vực trưng bày tranh riêng biệt dành cho hội họa Hà Lan thế kỷ 17, không chỉ vì chất lượng của các tác phẩm thời kỳ này mà còn vì số lượng đồ sộ được sản xuất ra bởi các họa sĩ Vùng đất thấp đương thời. Sau khi độc lập, Cộng hòa Hà Lan nhanh chóng trở thành quốc gia giàu có bậc nhất châu Âu, nhu cầu chi tiêu cho nghệ thuật tăng vọt, kết hợp với sự di cư của các thợ thủ công và nghệ sĩ về đây đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử mỹ thuật của nhân loại. Khi nói đến mỹ thuật Hà Lan, người ta thường bao gồm cả các họa sĩ vùng Flanders (người Flemish), tức là những người nói tiếng Hà Lan nhưng sống ở phía bắc nước nước Bỉ, dưới sự cai trị của triều đình Tây Ban Nha. Trong bài này, ta chỉ bàn đến những tác phẩm được tạo ra ở nước Cộng hòa Hà Lan, nơi mà hội họa không còn bị ràng buộc bởi những đề tài và chuẩn mực khắt khe của tôn giáo và xã hội Trung Cổ. Đến nhà anh bán thịt cũng treo tranh Khi chiến sự với quân Tây Ban Nha sau gần 80 năm (1568-1648) đi dần đến hồi kết cũng là lúc Hà Lan bắt đầu ổn định và số lượng thương nhân giàu có tăng lên nhanh chóng. Đô thị hóa cao độ đã sinh ra tầng lớp trung lưu và thị dân, những người đã đủ ăn đủ mặc và dần xuất hiện nhu cầu mua tranh. Trước hết là tranh chân dung để lưu lại hình ảnh của bản thân và gia đình, đa phần các họa sĩ kiếm sống nhờ thể loại này. Có một bức tranh chân dung trong nhà vừa thể hiện được tiềm lực kinh tế lại vừa khẳng định được địa vị xã hội. Phòng khách của các nhà giàu thường dùng cho việc ký kết hợp đồng, thanh toán tiền nong nên việc treo mươi, mười lăm bức tranh ở đây nhằm tạo sự yên tâm cho khách hàng về khả năng tài chính của gia chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử phương Tây, những người bảo trợ cho các họa sĩ không còn dừng lại ở giới tăng lữ nhà thờ và quý tộc mà phạm vi đã mở rộng đến mọi tầng lớp, những khách hàng thực sự, có tiền và cần tranh. Việc vẽ tranh trở thành một nghề chính thức và số lượng họa sĩ tăng đột biến. Họ đã làm việc cật lực và di sản để lại sau gần hai thế kỷ thật khổng lồ, người ta ước tính số lượng tranh Hà Lan phải lên đến vài triệu bức. Sau gần bốn trăm năm, dù chỉ 1% số đó tồn tại thì ngày nay lượng tranh Hà Lan trên khắp thế giới vẫn còn tương đối nhiều. Với số lượng lớn họa sĩ hành nghề và sản lượng tranh rất cao thì thị trường đã tự điều tiết khiến giá tranh trở thành rất rẻ. Có hai ghi chép đáng chú ý của người ngoại quốc là của hai khách lữ hành người Anh Peter Mundy và William Aglionby. Peter là một thương nhân đã đi rất nhiều nơi, sang cả Trung Hoa và Nhật Bản, vậy mà khi đến Amsterdam năm 1640 đã phải ngạc nhiên trước sự yêu thích tranh của người Hà Lan: “Nói về hội họa và tình cảm yêu quý của người ta dành cho những bức tranh thì tôi nghĩ không ở đâu có thể bì được với nơi đây”. Ông cho biết không chỉ những thương nhân giàu có mà ngay cả thợ làm bánh mì, thợ sửa giày, anh hàng thịt hay bác thợ rèn cũng có tranh treo trong nhà. William ghi lại trong tác phẩm Phản ánh hội họa qua ba cuộc đối thoại (1686) sự kinh ngạc của mình khi chứng kiến “những căn nhà của người Hà Lan tràn ngập các bức tranh, từ những người giàu nhất cho đến những người nghèo nhất”. Ta có thể thấy điều này là sự thực vì vô số bức tranh thời kì này mô tả các không gian nội thất khác nhau có sự xuất hiện của các khung tranh treo trên tường. Baroque kiểu Hà Lan Kỷ nguyên vàng của hội họa Hà Lan xảy ra đồng thời với trào lưu Baroque ở châu Âu nên các họa sĩ Hà Lan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trường phái này, một số họa sĩ như Rembrandt và Vermeer còn trở thành đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật Baroque. Tuy nhiên người Hà Lan với chất thực dụng và giản dị Bắc Âu vẫn tạo ra những khác biệt cơ bản với các nhánh Baroque Pháp và Nam Âu. Baroque Hà Lan tập trung phản ánh hiện thực và mô tả nó rất chất phác mà chi tiết, không lý tưởng hóa nhân vật, không thể hiện tình yêu và dục vọng mỹ miều, không có những chi tiết lộng lẫy và phù phiếm, khác hẳn với người anh em miền Nam của nó ở Flanders (những cơ thể phụ nữ sồ sề và đàn ông thì cơ bắp cuồn cuộn). Còn những tính chất cơ bản khác của Baroque, chủ yếu là về kỹ thuật thì vẫn được bảo toàn: lối dùng màu đậm, nét, có chiều sâu, áp dụng chính xác luật xa gần và phối cảnh với ánh sáng trong tranh tương phản sáng-tối cao độ, hay với đề tài tôn giáo thì tranh thường miêu tả kịch tính cao trào. Ngoài ra có một chi tiết về ánh sáng rất lạ trong tranh Hà Lan mà ít người để ý: đó là ánh sáng luôn đi vào tranh từ bên trái, nguồn sáng thường hắt qua cửa sổ từ phía trái, đến nay người ta vẫn không lý giải được tại sao lại như vậy. Như đã nói, xã hội Hà Lan đang bước vào chế độ tư bản, cả nền kinh tế bị chi phối bởi quy luật cung cầu và tranh cũng không ngoại lệ. Hầu hết các tranh ở châu Âu, bắt đầu từ Phục Hưng là tranh tôn giáo (Thiên Chúa Giáo-Công giáo) vì nhà thờ là chủ đầu tư. Nay Hà Lan công nhận đạo Can-vanh (Calvin) là quốc giáo nhưng đồng thời cũng không hề cấm đoán các tôn giáo khác. Đạo Do Thái, các phái Tin Lành khác tha hồ tuyên truyền (trừ Công giáo bị cấm nhưng Nhà nước vẫn nhắm mắt làm ngơ cho các nhà thờ Công giáo đi vào hoạt động bí mật) nên đề tài tôn giáo không còn chiếm vị trí độc tôn trong mỹ thuật nữa. Đồng thời nơi đây đã có truyền thống vẽ các đề tài hiện thực từ trước, nay lại gặp thời cơ khi dân cũng bỏ tiền vào nghệ thuật nên các thể loại “hiện thực tư bản chủ nghĩa” nở rộ, tạo ra một thời kì độc đáo bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật. (Còn tiếp) * Bài đã đăng trên Nhân Dân Hằng Tháng * Cùng một tác giả: - Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel - “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn - Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc? - Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn! - 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc - “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười - Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ - Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người - Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam - Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía - Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji - Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người - Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava - Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết… - Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc - Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt - Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa - Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung - Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá - Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun - Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo - Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo - Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh - Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng - Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic - Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu - Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng - Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu - Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà - Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp - Quốc bảo thường để cất đi - Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ - Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn - Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối - Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển - Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối - Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!” - “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|