|
|
|
|||||||||||||
Chính trịAi vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát 12. 11. 16 - 9:55 amCovan Chich(Tiếp theo phần 1) Vào những năm 1980s, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cũng là một người Cộng hòa, đã khởi phát sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết bằng một đề án tưởng tượng, theo quảng cáo là phía Mỹ sẽ lắp đặt trong không gian vũ trụ những hệ thống vũ khí dùng tia laser để phá hủy các tên lửa đạn đạo của Liên Xô trong quá trình chúng bay tới nước Mỹ. Vốn xuất thân là một tài tử điện ảnh, ông R.Reagan đặt luôn “nickname” cho chương trình vũ khí tưởng tượng của mình là “Chiến tranh giữa các vì sao”, theo đúng tên của một bộ phim giả tưởng nhiều tập rất nổi tiếng chiếu ở Mỹ. Năm 1983, trong một bài phát biểu tại Florida, khi hô hào dân chúng Mỹ ủng hộ chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”, ông R.Reagan còn gán cho Liên Xô cái nhãn hiệu “đế quốc tội lỗi”, cũng là một cụm từ được sử dụng thường xuyên trong bộ phim này. Chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”, theo đúng như ông R.Reagan quảng cáo, nếu hoàn thành sẽ là một hệ thống siêu vũ khí và vì thế, cũng siêu tốn kém. Ở thời điểm ấy, nó thật sự chỉ tồn tại trong bộ phim giả tưởng kia chứ không thể xuất hiện được trong đời thực.
Thế nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ấy lại tin vào cái bộ phim giả tưởng đó và đồng thời, tin luôn vào cái mối đe dọa giả tưởng do nó gây ra đối với Liên Xô! Bởi vậy mà Liên Xô đã bước vào một cuộc chạy đua vô cùng tốn kém để chế tạo ra một hệ thống vũ khí có thể khắc chế được loại “siêu vũ khí” của Mỹ kia. Chính cuộc chạy đua này đã khiến cho nền kinh tế kế hoạch hóa của Liên Xô không thể gánh nổi sức nặng chi phí, dẫn tới những hệ lụy cực kỳ nghiêm trọng về mặt xã hội và dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu thập niên 90s. Điệp viên KGB V. Putin, trong suốt giai đoạn từ 1985 đến 1990 hoạt động trên tuyến đầu Chiến tranh Lạnh ở Dresden, Đông Đức, hẳn đã đau lòng chứng kiến sự sụp đổ của toàn Liên Xô và sự hả hê của phương Tây. Cái nhục ấy không thể chấp nhận được với một điệp viên KGB. Liên Xô vĩ đại đã mất. Dân tộc Nga vĩ đại đã thua một anh diễn viên cao bồi.
* Khi trở thành người đứng đầu nước Nga kế tục Liên Xô, cựu điệp viên V. Putin, với cương vị của một nhà lãnh đạo quốc gia, càng được nhìn gần hơn sự giễu cợt của phương Tây đối với nước Nga, mảnh teo tóp còn lại của Liên Xô ngày nào. Nhưng không cần phải biểu diễn tư thế rút súng từ bao đeo dưới nách khi đang di chuyển nữa, với gương mặt không ai đọc được cảm xúc và những lần “ra đòn” nhanh, Putin đã thực sự cho phương Tây hiểu ông không quên mình vốn là một điệp viên máu lạnh. Gruzia đã từng thử nắn gân nước Nga một lần hồi năm 2008 và kết quả trong vòng chưa đầy một tuần, phải cay đắng chấp nhận hai vùng đất Nam Ossetia và Abkhazia ly khai. Không rút ra được bài học, Ukraine tiếp bước thách thức vào năm 2015 và kết quả chỉ trong chớp mắt, không tốn một viên đạn, bán đảo Crimea trở thành một phần của nước Nga, làm Mỹ và các nước đồng minh tức như rồ như dại. Đổi lại, các hình thức cấm vận của Mỹ và châu Âu đối với Nga được tung ra trên đủ các lĩnh vực: nào là đình chỉ đối thoại Nga-EU, nào là cấm nhập cảnh các quan chức Nga, đóng băng tài sản của những người này ở nước tham gia cấm vận, không cho các ngân hàng quốc doanh của Nga được tiếp cận vốn thị trường tài chính châu Âu, cấm xuất khẩu công nghệ cao cho lực lượng vũ trang Nga, đình chỉ các dự án xây dựng đường ống dẫn khí và dầu của Nga qua lãnh thổ một số nước châu Âu Thà đánh hẳn một roi cho đau, đằng này những phương pháp cấm vận vặt vãnh chỉ làm nước Nga của Putin thêm “nhờn” và miễn dịch. Mối quan hệ Nga-Mỹ ngày càng căng thẳng. Già néo đứt dây, Putin quyết định đổi vé tàu, đi về phương Đông… (Còn tiếp)
* Bài tương tự: - Hí họa: Osborne chém cây sống để trồng cây chết - Hí họa: Rối ren vì công nương nghén - Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả - Hí họa: Vừa khác nước ta, vừa giống nước ta - Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc - Hí họa: Nigeria với lựa chọn - Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro - Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden - Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập - Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ - Kể bằng hí họa: Thỏa thuận của P5+1 với Iran – chông gai phía sau, gập ghềnh phía trước - Kể bằng hí họa: Gấu Nga làm gì ở Syria? - Ai sẽ vĩ đại trở lại? (phần 1): Đòn của điệp viên KGB - Ai vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát - Ai vĩ đại trở lại? (phần 3): một kế hoạch bất thành? - Hoa Kỳ, hoa rụng tơi bời và cơn mộng tan rồi? - Nhân lời dọa của Trump với Tàu - Học qua hí họa: chú Năm, anh Hai, thuế mậu dịch và chiến tranh thương mại - Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan Ý kiến - Thảo luận
8:11
Sunday,13.11.2016
Đăng bởi:
Le nhaque
8:11
Sunday,13.11.2016
Đăng bởi:
Le nhaque
Bài này nhắc lại ý cái - “dáng đi xạ thủ”, với cánh tay phải luôn bất động của Sa hoàng Hồng. Tôi nghĩ đã là Intelligence service thì quan trọng là cái đầu, chứ tay giữ để tiện móc súng thì chắc chỉ để đi vào Đại Thế giới của Bình Xuyên là hạp. Ngược lại, Trump cũng vừa thắng cử dựa trên những cảm tính (lợi dụng nỗi sợ, định kiến) của quần chúng cách mẹ cái mạng (liên tưởng lung tung sang khẩu hiệu Our revolution của phe Sanders người cũng được nhắc đến trong bài), có nên dấn tiếp bằng cách trình diễn một phong cách, chẳng hạn, cao bồi tếch dớt, để thu hoạch likes?
15:10
Saturday,12.11.2016
Đăng bởi:
Ba Toác
"Chiến tranh giữa các vì sao” - nếu trí nhớ (xô viết) còn tốt, đã từng được những vị apparatchik và một số bác học giả hiệu hoặc vĩ cuống ở LX thích. Nếu kép Reagan không nghĩ ra trò này, thì các cha bốc đồng (và hám tiền chùa) ở LX cũng sẽ tìm một cuộc chơi khác để kiếm trứng cả đỏ cho mâm nhà mình mà thôi.
15:10
Saturday,12.11.2016
Đăng bởi:
Ba Toác
"Chiến tranh giữa các vì sao” - nếu trí nhớ (xô viết) còn tốt, đã từng được những vị apparatchik và một số bác học giả hiệu hoặc vĩ cuống ở LX thích. Nếu kép Reagan không nghĩ ra trò này, thì các cha bốc đồng (và hám tiền chùa) ở LX cũng sẽ tìm một cuộc chơi khác để kiếm trứng cả đỏ cho mâm nhà mình mà thôi.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp