|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamSắp diễn ra: Đức “Nhà sàn” và Nguyễn Đức Huy với “Bộ hành cà nhắc” 12. 12. 16 - 6:22 amThông tin từ BTCBTC- Được sự hỗ trợ của chương trình The Future is Handmade – Redesigning Crafts | Thủ Công Tương lai – Tái sinh truyền thống do Quỹ Prince Claus Foundation và G-Star Raw khởi xướng, Nhà Sàn Collective thực hiện dự án liên ngành CRAFTING HOME– DỰNG NHÀ. Trong chuỗi chương trình CRAFTING HOME –DỰNG NHÀ, Nhà Sàn Collective thân mời các bạn tham dự: TRIỂN LÃM “BỘ HÀNH CÀ NHẮC” Khai mạc: 6:00pm, thứ Bảy ngày 17. 12. 2016 Bộ Hành Cà Nhắc ý nói về dáng đi tập tễnh, chân cao chân thấp của một khung xương không đồng đều. Nghề dựng nhà cũng giống như xây dựng cấu trúc một khung xương, căn nhà cũng là một cơ thể sống. Việc xây dựng không hệ thống, sự phát triển đứt gẫy của kiến trúc Việt Nam tạo ra một khung xương khấp khểnh. Tuy thế vẫn chúng ta có thể tiếp bước trong dáng điệu lạc quan. Trong triển lãm này, Nguyễn Mạnh Đức trưng bày bộ sưu tầm các căn nhà gỗ truyền thống do ông thu lượm để tái sử dụng ở các địa danh khác nhau trên đồng bằng Bắc Bộ. Ký ức những con người sống từng trong căn nhà, kí ức của một xã hội và sự ghi dấu của thời gian trôi qua đã lưu lại trên những khung nhà gỗ này. Nguyễn Mạnh Đức đặt ra câu hỏi về việc truyền đạt kiến thức, cũng như việc giữ gìn truyền thống có thể xảy ra như thế nào trong môi trường hiện đại, đô thi hóa. Những khung, kèo cột, bệ đá, xà ngang, những chi tiết đục đẽo trang trí được trưng bày ngổn ngang gợi ý một bối cảnh khảo cổ học cho tương lai về nghề dựng nhà truyền thống đã và đang mai một. Tác phẩm Bài tập số 1: Ghi Chép của Nguyễn Đức Huy bắt đầu từ những bài tập vẽ vốn cổ nhàm chán trên trường học. Anh tìm cách thử nghiệm các khả năng biểu hiện khác của chất liệu trên cùng bài tập đó. Anh sử dụng xi măng, bút chì, in ấn trên giấy hình hoạ, giấy can đè những lớp chồng chéo lên nhau. Qua quá trình ghi chép lại các hình dáng cổ vật, Nguyễn Đức Huy muốn đi tìm căn tính, các ảnh hưởng văn hóa cổ Việt Nam. CLB Ca Trù Thăng Long sẽ biểu diễn sau khai mạc triển lãm với các ca nương trẻ Nguyên Huệ Phương, Đoàn Linh Hương và Nguyễn Lan Anh. Về nghệ sỹ Nguyễn Mạnh Đức Nguyễn Mạnh Đức sinh năm 1953 tại Bắc Ninh, cái nôi của các làng nghề truyền thống và các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng. Ông tốt nghiệp trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam. Ảnh hưởng và đam mê sâu sắc văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc dân gian, Nguyễn Mạnh Đức trở thành nhà sưu tầm, phục chế cổ vật và nhà cổ, từng thực hiện rất nhiều công trình truyền thống, là giám đốc nghệ thuật cho các phim cổ trang cũng như các sự kiện văn hóa dân gian. Nguyễn Mạnh Đức dựng lại nhà sàn của dân tộc Mường, Hòa Bình thành nhà riêng của mình ở Hà Nội năm 1993. Ông đã tổ chức rất nhiều chương trình ca nhạc dân gian, các sự kiện văn hoá truyền thống tại đây. Năm 1998, Nguyễn Mạnh Đức biến căn nhà của mình thành không gian dành cho nghệ thuật thử nghiệm đầu tiên ở Hà Nội: Nhà Sàn Studio. Với sự ủng hộ nhiệt thành của Nguyễn Mạnh Đức, các thế hệ nghệ sỹ đương đại đã được nuôi nấng và phát triển tại đây. Về nghệ sỹ Nguyễn Đức Huy Nguyễn Đức Huy là hoạ sỹ trẻ sinh năm 1995, từng theo học khoa hội hoạ trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam. Anh tham gia các workshop về nhiếp ảnh tại Doclab, hướng dẫn bởi Jamie Maxtone Graham hay workshop về thực hành nghệ thuật đương đại tại Nhà Sàn Collective hướng dẫn bởi Nguyễn Huy An Về Câu Lạc Bộ Ca Trù Thăng Long Tháng 6. 2006 lần đầu tiên lễ mở xiêm y được nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đứng ra chủ trì cho học trò là ca nương-đào đàn Phạm Thị Huệ. Sau đó họ cùng nhau lập ra câu lạc bộ Ca trù Thăng Long với mong muốn truyền bá nghệ thuật ca trù tới đông đảo khán thính giả.
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|