Ăn uống

Vì thế giới, liên hiệp quốc mong thế giới chuyển dần sang ăn chay 28. 01. 17 - 7:38 am

Lược dịch từ The Guardian

 

Nguồn ảnh từ trang này 

Để cứu trái đất khỏi nạn đói và cạn kiệt tài nguyên, cùng những ảnh hưởng tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu, nhất thiết phải có một cuộc chuyển đổi trên toàn cầu sang một chế độ ăn chay – một báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết.

Vào năm 2050, khi dân số thế giới sẽ dâng lên tới 9.1 tỉ người như đã lường trước, ăn uống kiểu Tây với những khẩu phần giàu thịt và các chế phẩm từ sữa sẽ trở thành “không bền vững”. Đó là “tin không vui” trong một báo cáo từ hội thảo quốc tế về quản lý tài nguyên bền vững của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc)

Báo cáo này dự đoán những tác động đến ngành nông nghiệp là: tăng dân số dẫn đến tăng tiêu thụ sản phẩm từ động vật. Và không giống các nhiên liệu hóa thạch, với thức ăn thì rất khó tìm được thứ thay thế. Đơn giản: con người phải ăn. Cách duy nhất có thể giảm thiểu được tác động tiêu cực này là có một cuộc thay đổi về thực đơn trên toàn thế giới một cách căn cơ, thoát khỏi các sản phẩm từ động vật.

Nguồn ảnh từ trang này 

Giáo sư Edgar Hertwich, tác giả chủ trì báo cáo, nói: “(Tạo ra) các sản phẩm từ động vật còn gây hại nhiều hơn là tạo ra các vật liệu xây dựng như cát, xi măng, chất dẻo, hay kim loại. (Dùng) các vật liệu sinh học và thức ăn gia súc cũng hại ngang với việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.”

Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch của Hội thảo liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (IPCC) của Liên hiệp quốc, cũng giục mọi người thử dùng mỗi tuần một bữa ăn không thịt để giảm thải carbon.

Theo các chuyên gia, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được xếp ngang với tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vì cả hai đều tăng nhanh cùng với tăng trưởng kinh tế.

Ernst von Weizsaecker, một nhà khoa học về môi trường, đồng chủ tịch của hội thảo, nói: “Đời sống khá lên gây ra một sự chuyển đổi khẩu phần ăn theo hướng nhiều thịt và các sản phẩm từ sữa. Bầy gia súc nay đang tiêu thụ nhiều lương thực của thế giới, và suy ra tiêu tốn một lượng lớn nước ngọt, phân bón và thuốc trừ sâu.”

Báo cáo nói, nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm từ thịt và sữa, tiêu thụ tới 70% lượng nước ngọt toàn cầu, chiếm 38% tổng diện tích đất, và thải ra lượng khí nhà kính bằng 19% của toàn thế giới. Báo cáo này được công bố cùng với ngày Môi trường Thế giới của Liên hiệp quốc

Một món chay Việt Nam. Ảnh từ trang này 

Năm ngoái, Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên hiệp quốc nói rằng, để nuôi được số dân tăng vào năm 2050, việc sản xuất thực phẩm trên toàn cầu sẽ phải tăng tới 70%. Hội thảo nói nông nghiệp khi ấy có thu hoạch được bao nhiêu cũng sẽ bị số dân khi ấy (nếu tăng trưởng đúng như tiên lượng) “nuốt chửng”.

*

Nguồn: lược từ The Guardian

Ý kiến - Thảo luận

11:33 Tuesday,14.3.2017 Đăng bởi:  admin
@ Nguyễn Thị Xuân Hương: sao cái link bản báo cáo mở ra không có nội dung nhỉ? Có gì gửi lại hộ bọn mình link nhé, cảm ơn bạn.
...xem tiếp
11:33 Tuesday,14.3.2017 Đăng bởi:  admin
@ Nguyễn Thị Xuân Hương: sao cái link bản báo cáo mở ra không có nội dung nhỉ? Có gì gửi lại hộ bọn mình link nhé, cảm ơn bạn. 
11:25 Tuesday,14.3.2017 Đăng bởi:  Nguyễn Thị Xuân Hương
Xin cảm ơn Soi vì đã đưa những thông tin khoa học tới độc giả bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Đây là điều tôi thích nhất ở Soi, không phải trang thông tin hay diễn đàn nào cũng làm được như vậy.
Tôi có theo link The Guardian để tìm bản báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) nhưng không ra, có thể do họ đang sắp xếp lại website theo từng mảng chuy
...xem tiếp
11:25 Tuesday,14.3.2017 Đăng bởi:  Nguyễn Thị Xuân Hương
Xin cảm ơn Soi vì đã đưa những thông tin khoa học tới độc giả bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Đây là điều tôi thích nhất ở Soi, không phải trang thông tin hay diễn đàn nào cũng làm được như vậy.
Tôi có theo link The Guardian để tìm bản báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) nhưng không ra, có thể do họ đang sắp xếp lại website theo từng mảng chuyên môn. Tôi tìm thấy link này, thấy muc kết luận trang 77 - 78 nói về lợi ích của việc tăng tiêu thụ nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và giảm ăn thịt thì thân thiện với môi trường hơn, có vẻ đúng là bài mà The Guardian đưa tin. Xin gửi quý vị độc giả cùng tham khảo.
Xin nhấn mạnh, nghiên cứu của UNEP không chỉ về thói quen ăn uống mà về thói quen tiêu dùng nói chung ảnh hưởng như thế nào tới trữ lượng tài nguyên (trong báo cáo này UNEP chia làm 3 mảng chính là năng lượng và nhiên liệu hoá thạch, nông nghiệp và vật liệu, xin xem từ trang 77). Về các mặt của thói quen tiêu dùng, tôi thấy bài "Bớt đổi điện thoại, máy tính mới..." thuộc cùng chủ đề với bài Ăn chay. Tôi nghĩ, những bài cùng một chủ đề lớn, đưa thông tin toàn cảnh cho độc giả là rất cần thiết. Tôi thấy cách trích chỉ một ý như The Guardian làm có thể gây lầm lẫn. Chẳng hạn, không phải cứ sản xuất cây trồng là tiết kiệm nước hơn chăn nuôi, hay mô hình sản xuất nào cũng tiêu tốn tài nguyên như nhau; những điểm này được nêu qua trong báo cáo nói trên. Nếu quý vị có hứng thú tìm hiểu thêm về tác động môi trường của các loại hình sản xuất nông nghiệp, xin tra cứu từ khoá "Agroecology", tạm dịch là nông nghiệp sinh thái. Những nghiên cứu thuộc chủ đề này thường kèm theo so sánh về mức độ ảnh hưởng tới môi trường với hình thức sản xuất công nghiệp (industrial) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả