|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcThe Breakers (phần 2): không ai long lanh được suốt ba đời… 30. 04. 17 - 5:49 amAnh Nguyễn(Tiếp theo phần 1) Phần làm nên dấu ấn của The Breakers chính là nội thất được trang trí cầu kỳ và sang trọng đến cực điểm, đảm nhiệm bởi Jules Allard và Ogden Codman Jr. (Codman được chính chồng của nhà văn Edith Wharton, tác giả cuốn The Age of Innocence giới thiệu cho Cornelus Vanderbilt II) Sơ sơ vậy cũng có thể tưởng tượng The Breakers của ngày xưa với ánh nến lấp lánh, tiếng nhạc dìu dặt, những bữa tiệc linh đình,… quyến rũ ra sao. Thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, Cornelius Vanderbilt II dọn vào đây ở chưa đầy 4 năm thì bị đột quỵ và mất. Lý do khiến sức khoẻ của ông giảm sút nhanh là câu chuyện muôn thuở: con trai ông là Cornelius Vanderbilt III yêu một cô gái mà ông không thích, mà cậu lại gặp nàng đúng lúc nghỉ ở The Breakers mới đau. Bố mẹ không ưa bồ của con vốn là chuyện xưa như trái đất, điều lạ ở đây là nhà Wilson cũng giàu có, thế lực, môn đăng hộ đối, và nàng Grace trẻ thì rất được mọi người yêu mến. (Trong số những người ái mộ nàng có cả Teddy Roosevelt và vua Phổ Edward VII). Lý do tại sao hai ông bà Vanderbilt ghét Grace Graham Wilson thì chỉ có giời biết. Nhất định muốn chia cắt đôi trẻ, Cornelius Vanderbilt gửi con đến châu Âu. Nhà Wilson cũng chẳng vừa, thấy vậy họ cũng gửi Grace đến châu Âu luôn, và nàng vừa đặt chân đến Paris thì đôi chim cu đã quấn chặt lấy nhau. Báo chí hồi đó theo sát nhà Vanderbilt lắm, vậy là chuyện tình Romeo-Juliet Hoa Kỳ ai ai cũng biết. Ông Vanderbilt cáu đến mức đuổi theo con sang tận châu Âu để mắng vốn, và khi con trai nhất quyết không chịu thua, ông từ luôn con và đuổi cậu Cornelius Vanderbilt III ra khỏi nhà. Chuyện này gây ảnh hưởng đến sức khỏe ông Vanderbilt trầm trọng: ông bị đột quỵ cú đầu tiên, và chẳng có lòng dạ đâu mà tới The Breakers nghỉ ngơi nữa. Ở tuổi 55, ông qua đời. Ý kiến chung của mọi người là cậu ấm nhà Vanderbilt đã chọc cho ông bố tức mà chết. Người nhà lẫn người lạ đều chê trách ông quá cứng đầu, và cuối cùng thì ông vẫn… thua: Cornelius Vanderbilt III nhất quyết kết hôn với Grace Graham Wilson, không buồn nói chuyện với cha đến khi ông mất, và rốt cuộc vẫn thừa hưởng tài sản của cha một cách đàng hoàng. Lý do là bởi lòng mẹ mềm hơn lòng cha: bà Alice Vanderbilt cuối cùng vẫn phải chấp nhận con trai và con dâu, nhất là khi chúng đã sản xuất ra bốn đứa cháu cho bà bồng bế. The Breakers được chuyển quyền sở hữu cho Alice Vanderbilt sau khi Cornelius qua đời. Bà Alice thì để lại The Breakers cho cô con gái út được cưng chiều Gladys Vanderbilt. Có hai lý do chính. Thứ nhất là mấy đứa con còn lại nhà Vanderbilt chẳng ai ngó ngàng gì đến The Breakers – họ thích hội hè nhộn nhịp ở New York cơ. Lý do thứ hai mới thật quan trọng: Gladys chưa có đất đai gì của riêng mình. Nàng kết hôn với một bá tước kiêm đại sứ đầu tiên của Hungary tại Hoa Kỳ. Ông này làm khoa học và… quý tộc thì giỏi (ông là người phát minh ra thiết bị điện báo không dây dưới nước) nhưng đầu tư lại kém, làm mất hết sạch tiền của vợ. Buồng ngủ của nữ bá tước Gladys Vanderbilt Szechenyi tại The Breakers nghe nói cũng rất đẹp nhưng không thể nào tìm được ảnh, thế nên mời bạn đọc ngắm tranh vẽ nàng khi còn trẻ vậy. Glady Vanderbilt Szechenyi giữ The Breakers đến năm 1948 thì cũng không kham nổi phí bảo trì nữa. Bà cho Hiệp hội bảo tồn quận Newport thuê lại với giá tượng trưng 1 đô la/năm, với điều kiện là gia đình bà tiếp tục được sống ở tầng ba bất cứ khi nào họ muốn. Nhờ cấu trúc kiên cố, The Breakers đã trải qua cơn lốc xoáy kinh khủng năm 1938 mà vẫn bền vững. Người đã mất nhưng vật thì vẫn còn, du khách vừa lang thang dạo bước trong lâu đài vừa mơ về cảnh hào hoa thuở trước, âu cũng là cái kết ổn cho The Breakers. Liệu một trăm năm nữa có ai đến thăm Mar-a-Lago để nhớ về Donald Trump không nhỉ? * Trở lại gia đình cậu ấm Cornelius Vanderbilt III, số phận quả thật trớ trêu. 30 năm sau ngày họ trốn bố mẹ lấy nhau, lịch sử được lặp lại: con gái của Cornelius Vanderbilt III cũng tên là Grace và cũng… bỏ nhà theo trai, phớt lờ hết những hoàng thân quốc thích được mai mối cho cô. Ý kiến - Thảo luận
16:00
Friday,22.3.2019
Đăng bởi:
Long Cương
16:00
Friday,22.3.2019
Đăng bởi:
Long Cương
Tòa lâu đài đẹp tuyệt với, nội thất không thể chê vào đâu được, vừa sang trọng cực độ vừa quý phái, thanh lịch. Nhìn kiến trúc của người ta mà hãi hùng cho mấy cái nhà được một số lều báo định danh là "lâu đài" ở một vài nơi trên đất Việt Nam được xây gần đây, nhìn từ tổng thể khu đất, đến kiến trúc, sân vườn, đến nội thất dày đặc gỗ mà thấy phát hoảng lên. Thế mới rõ, đẳng cấp là thứ không thể đốt cháy giai đoạn được.
14:38
Monday,1.5.2017
Đăng bởi:
Đại Ngu
Thật lòng không thấy nội thất nhà này đẹp. Quá rườm rà và cầu kỳ. Có mùi trọc phú!!!
...xem tiếp
14:38
Monday,1.5.2017
Đăng bởi:
Đại Ngu
Thật lòng không thấy nội thất nhà này đẹp. Quá rườm rà và cầu kỳ. Có mùi trọc phú!!!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp