Kiến trúc

Vì sao thoạt đầu tôi lại ghét thư viện đẹp nhất nước Mỹ 29. 09. 17 - 4:33 pm

Sara Bliss – Lê Vy dịch

Một cựu sinh viên của Học viện Phillips Exeter ở New Hampshire về thăm thư viện trứ danh của trường do kiến trúc sư Louis I Kahn xây – và nhận ra nhiều điều về nó.

.

*

Lần đầu thấy thư viện của Phillips Exeter, tôi chẳng hiểu sao người ta cứ nhặng xị về nó. Suốt 5 tiếng đồng hồ ngồi xe, mẹ tôi – người làm nghề thiết kế nội thất – cứ huyên thuyên về thành công của kiến trúc sư Louis I.Kahn. Tuy nhiên, khi đến phòng tuyển sinh để phỏng vấn, tôi đặc biệt nhớ rõ cái đứa nhóc 14 tuổi tôi đây đã nhìn lướt qua cái thư viện và nghĩ rằng tòa nhà xây năm 1971 này chả có gì đáng gọi là “tuyệt tác”.

Khối lập phương bằng gạch cao 9 tầng này – với những góc vát cạnh với cửa sổ và lối vào tạo thành các ô ngang dọc – đứng bệ vệ và vuông vức sát ngay khu ký túc xá mang phong cách Tân-Georgian của trường dự bị Đại học New Hampshire. Sinh viên tụi tôi sẽ đi qua những cánh cửa kính khung nhôm khiêm tốn để vào khu vực tiền sảnh chật hẹp, nổi bật nhất khu sảnh có mỗi cái cầu thang đôi bằng đá travertine. Phần lan can vững chãi cản tầm nhìn cho đến khi tụi này leo lên đến tầng trên – và lúc đó thiên đường mới mở ra cùng các thiên thần kiến trúc cất giọng hát. “Có phi thường không con?” mẹ tôi hỏi. Quả thật chẳng thể nào mà không choáng ngợp đến đờ đẫn cả người.

Cầu thang đôi. Hình từ đây 

Phần tiền sảnh cao vút 20 mét với hai thanh bê tông chéo hình chữ X to tướng trên trần để lọc ánh sáng rọi xuống từ các cửa sổ ngay bên trên. Những bức tường bê tông với lỗ tròn to khoét giữa, để lộ bốn tầng lầu chứa đầy những kệ sách, với vách trong kệ làm bằng gỗ tếch. “Khi đứng tại trung tâm khu tiền sảnh trống không ấy, bạn sẽ đắm mình trong một kiến trúc mang thần thái và dáng vẻ hùng vĩ hơn nhiều so với cái vỏ Georgian bên ngoài tòa nhà”, Willia Hall giải thích, ông là tác giả cuốn “Concrete” (Xi măng), một quyển sách về các tòa nhà đương đại xây từ vật liệu này.

.

Thế nhưng, trong hai năm đầu học tại Exeter, tôi gần như không hề sử dụng thư viện này. Nó cứ vang vang và thường lạnh lẽo. Những bàn đọc sách gắn liền bằng gỗ sồi và ghế dựa sọc ở cạnh cửa sổ là dành cho sinh viên bán trú, để họ có chỗ học trong học xá. Chỗ ngồi cho sinh viên nội trú lại đặt xa cửa sổ. Thế nên tôi thích học trong gian phòng ấm cúng của mình hơn.

Đến năm cuối, với điểm số tụt hậu, tôi nhận ra mình cần cô lập bản thân khỏi sự lôi kéo của bạn bè sống dọc hành lang và những bữa tiệc nhảy nhót kiểu MTV trong phòng sinh hoạt chung. Sự yên lặng tột độ của thư viện đúng là thứ tôi cần.

Kahn rũ bỏ bố cục thư viện truyền thống: tức một phòng đọc ở trung tâm với các dãy bàn và đèn chụp vàng vọt. Khu tiền sảnh vuông gần như luôn vắng vẻ, còn những khu vực viền ngoài mỗi tầng đều có chỗ ngồi kín đáo đầy nắng mà tôi phát hiện ra sau khi đi quanh khám phá một tí.

Bốn chiếc ghế bành đỏ ấm cúng nằm ở tầng chính, mỗi chiếc đặt cạnh một khung cửa sổ chữ nhật to ngoại cỡ, và một bàn học trống với khung cảnh nhìn ra những ngọn cây đã trở thành chỗ “ruột” của tôi. Tất cả đều ngập nắng vào ban ngày.

Ghế dựa sọc (có thiết kế hơi cổ) để điểm thêm chút lịch sử. Ảnh: Iwan Baan

 

William Whittaker, giám tuyển của Kho lưu trữ Kiến trúc thuộc Đại học Pennsylvania, đã không ngạc nhiên khi thư viện này phải từ từ mới hé lộ nét duyên của nó cho tôi thấy. “Nó không chỉ là một tòa nhà, nó là một tác phẩm nghệ thuật, và một tác phẩm nghệ thuật thì cần thời gian chiêm ngưỡng”, ông nói. “Thư viện của Kahn đòi hỏi bạn phải làm cái gì đó để gắn bó và kết nối với nó”.

Sau hai thập kỷ, tôi có về thăm thư viện. Khoảnh khắc khi bước lên đầu cầu thang vẫn hớp hồn tôi. Tuy nhiên, lần này, tôi tự rủa mình vì hồi ấy đã không dành từng phút một để học ở thư viện này.

Gần 50 tuổi đời, tòa nhà vẫn giữ tính đương đại của nó; những lỗ khoét to tướng và vật liệu tân tiến. “Xi măng đi với gỗ tếch tạo một độ căng tức thì và sự hứng khới cho không gian”, William Hall từng nói.

BIBLIO TECH – Thư viện phong cách iconoclastic (bài trừ tín ngưỡng và hủ tục) của kiến trúc sư Mỹ Louis I. Kahn. Ảnh: Iwan Baan

Ngày nay, vật liệu của thời công nghiệp cũ vẫn đem đến sự hiện đại cho tòa nhà. Điển hình là các món đồ bán lẻ như bàn, ghế đẩu và chậu cây xi măng của West Elm và CB2. “chúng có một dáng vẻ ngăn nắp, và mang đến chiều sâu cho không gian”, Olivia Rassow của AllModern – một trang mạng bán lẻ chuyên về nội thất đương đại – giải thích.

Phong cách nghệ thuật Kahn/Phong cách của các tuyệt tác theo chủ nghĩa tân thời. Theo chiều kim đồng hồ từ phía trái bên dưới: Bàn dựng tường có phong cách của thời những năm 50s, 60s (giá: 1,600 Đô, ở westelm.com); hộp để băng keo nhỏ bằng xi măng (giá: 25 Đô, mua ở areaware.com),giấy dán tường màu xi măng(giá: $299 một cuộn, mua ởnlxl.com); Đèn Vật chất(giá: 319, mua tại schoolhouse.com); Ghế tựa sọc của hãng BassamFellows, ( giá: 1,630 Đô, ởdwr.com); Bàn cà phê (giá: 725 Đô, ởallmodern.com),khối lập phương hình học(giá: 400 Đô, davidumemoto.com) Ảnh: F. Martin Ramin /tờ nhật báo Phố Wall

Kiến trúc sư và nhà thiết kế Craig Bassam, lấy cảm hứng từ chuyến thăm thư viện Exeter vào năm 2011, đã thiết kế nên chiếc ghế dựa sọc cho hãng BassamFellows. Ông cho biết: “Kahn đã không chọn loại ghế theo phong cách kiến trúc của những năm 1970 của tòa nhà. Ông ấy chọn một hình mẫu cực tối giản và có cấu trúc hợp lý. Một lựa chọn khá cấp tiến”.

Sự ám ảnh với ánh sáng tự nhiên của Kahn vẫn lưu lại trong tôi sau chuyến viếng thăm trường. Ở nhà, tôi hay lúi húi ở cái bàn làm việc đặt trong góc căn hộ. Hôm nay, tôi chuyển sang ngồi tại bàn ăn, nơi nắng rọi cả ngày. Mọi thứ có vẻ rõ ràng hơn, sống động hơn và thậm chí vui tươi hơn khi tắm mình trong ánh sáng.

*

Các bạn xem thêm ảnh về thư viện này tại đây 

Nguồn: Wall Street Journal 

Ý kiến - Thảo luận

8:21 Friday,6.10.2017 Đăng bởi:  Candid
Hôm nọ có ghé một thư viện ở một thành phố nhỏ của Mỹ. Họ cũng thiết kế để có chỗ đọc sách có ánh sáng tự nhiên và nhìn ngắm ngoài trời.
...xem tiếp
8:21 Friday,6.10.2017 Đăng bởi:  Candid
Hôm nọ có ghé một thư viện ở một thành phố nhỏ của Mỹ. Họ cũng thiết kế để có chỗ đọc sách có ánh sáng tự nhiên và nhìn ngắm ngoài trời. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tôi là một người may mắn!

Phạm Thái Bình. Ảnh: Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả