|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữThơ tình xưa (bài 2): Nguyên Chẩn – “vợ chồng nghèo nên trăm chuyện buồn thương” 05. 09. 18 - 4:20 pmWillow Wằn-Wại(Đi cùng bài 1 về Phạm Thái) Bàn hơi… lan man xa xa một chút, quay về đất nước của thơ Đường luật cũng có một trường hợp kinh điển và cũng cảm động tương tự như mối tình của Phạm Thái. Cũng một soái ca tài năng và một cô tiểu thư, một mối tình bị chia cách để rồi vị soái ca ấy vẫn tưởng nhớ nàng đến mãi về sau trong những tác phẩm mang hơi hướng tân thời, hiện thực. Nhiều người hẳn đã biết đến Bạch Cư Dị, tác giả Trường Hận Ca nổi tiếng, được xưng tụng là Thi Tiên. Còn câu chuyện tình cảm động của Trung Quốc lần này lại là câu chuyện của người bạn tri kỷ cùng làm thơ với Bạch Cư Dị: Nguyên Chẩn. Nguyên Chẩn (779-831) người Lạc Dương, thuộc con cháu gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời, chỉ tiếc đến đời ông thì đã thành “có tiếng không có miếng”, hay nói như kiểu phương Tây thì ông là “quý tộc nghèo”. Cha mất sớm, ông phải theo mẹ đến nương nhờ nhà ngoại. Nhờ thông minh, mới 15 tuổi ông đã đỗ đạt làm quan. Ngoài những sáng tác chung với Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn còn nổi tiếng với truyện Hội Chân Ký kể lại về mối tình (đầu?) của mình. Sau tác phẩm được chuyển thể thành vở kịch Tây Sương Ký, được mệnh danh là vở kịch đẹp nhất thiên hạ (có câu: “Tây Sương Ký thiên hạ đoạt mỵ” (Tây Sương Ký đoạt được cái đẹp rất mực của thiên hạ). Tác phẩm phiêu lưu tình ái này lãng mạn và có phần táo bạo đến mức có khi được liệt vào dâm thư, sách lăng nhăng nhảm nhí cấm đọc. Trong Hồng Lâu Mộng cũng có đoạn Lâm Đại Ngọc vì tò mò đọc Tây Sương Ký mà bị Tiết Bảo Thoa mắng, hay vì Đại Ngọc đọc chung với Giả Bảo Ngọc mà hai anh chị từ đó bắt đầu nảy sinh tình ý. Tuy vậy phần thơ tình cảm động lại chẳng phải về mối tình (đầu) này của Nguyên Chẩn, cũng chưa chắc đã về mối tình cuối của ông. Nghệ sĩ thì vốn đa tình lãng mạn lắm, thấy ai đẹp là cũng thành một bài thơ, yêu thoáng chốc thì trong thơ đã kịp thề hứa trăm năm rồi. Theo ý kiến chủ quan của người viết bài này thì mối tình đáng nhắc đến nhất của Nguyên Chẩn phải là tình nghĩa ông dành cho người vợ của mình: Vi Tùng. Trong kho tàng thơ văn đồ sộ ông để lại phải kể đến nhiều bài viết cho bà. Nguyên Chẩn cưới vợ thuở còn trẻ, làm quan nhỏ, nhà nghèo. Vợ ông vốn con nhà quan nhưng không may mất sớm khi Nguyên Chẩn mới 30 tuổi, không kịp hưởng phú quý sau này. Như nhạc sĩ Thanh Tùng từng nói: “Đúng là không mất mát thì không hiểu hết, không thể cảm nhận hết tình yêu của vợ cũng như nỗi cô đơn trên cuộc đời này”, Nguyên Chẩn rất nhiều lần làm thơ bộc bạch nỗi buồn và sự nhớ thương dành cho người vợ. Nổi tiếng nhất là bài Khiển Bi Hoài kỳ 1 (Giải nỗi sầu nhớ 1), một bài điệu vong nổi tiếng, được xếp vào một trong những bài thơ tình kinh điển của Trung Quốc, xin được dẫn lại bản phiên âm và bản dịch nghĩa: Tạ công tối tiểu thiên liên nữ, Con gái yêu bé bỏng nhà ông Tạ, Bài thơ này làm khi Nguyên Chẩn đã làm đến chức Tể tướng, nhớ thương người vợ đã mất mà làm nên. Cũng tương tự như sắc màu trong thơ Phạm Thái (hay phải nói là thơ Phạm Thái tương tự Nguyên Chẩn? Phạm Thái sinh sau Nguyên Chẩn cả ngàn năm), bài thơ nhớ thương vợ này đậm tính hiện thực. Không phải cảnh mỹ nhân hàm tiếu ánh mắt đắm đuối mà là cảnh đìu hiu nhà nghèo đến quay quắt, người vợ trẻ vốn là tiểu thư con quan nay phải bán cả tư trang để mưa rượu cho chồng, hái rau dại làm thức ăn. Nỗi buồn lớn nhất trong đời Nguyên Chẩn dường như luôn quanh quẩn ở việc Vi Tùng phải chịu cảnh khốn khó cho đến khi mất. Đến khi ông làm nên và có thể cho người thân giàu sang phú quý thì nàng không còn nữa. Sự tiếc nhớ và cảm động tình nghĩa của người vợ trẻ luôn nằm trong tâm tưởng ông. Tình thương của ông luôn nằm ở những điều gần gũi, thân thiết trong cuộc sống thường nhật: Tích nhật hý ngôn thân hậu sự, Ngày trước cứ nói đùa những chuyện về sau, Những câu chuyện vợ chồng nghèo, vợ phải tần tảo làm lụng là chuyện tự cổ chí kim xưa nay chẳng hề hiếm chút nào. Xuất giá thì tòng phu, lấy phải chồng nghèo vợ phải làm quần quật như trâu mới đủ ăn. Chưa kể ngày xưa còn chẳng có phương pháp tránh thai hiệu quả để kế hoạch hóa gia đình nên vợ chồng lại còn có con cái, các bà vợ càng phải lao động vất vả. Trong số những bà vợ vất vả ấy cũng có vô vàn người là vợ các thi nhân, vậy mà có mấy người coi viết văn thơ khen vợ mình là điều hay đâu? Có chăng phải trách quan niệm trọng nam khinh nữ, trách cái tư tưởng coi nữ chỉ là “phụ”. Có thể có người sẽ nói thơ thì cảm động thật đấy, nhưng hơi thiếu cái “tình ái” trong đó. Vậy xin kết thúc bằng bài thơ Ly tứ kỳ 4 (Nỗi nhớ xa cách 4) dành cho Vi Tùng: Tằng kinh thương hải nan vi thuỷ, Ai từng ngắm biển xanh, khó còn gì đáng gọi là nước, Nếu như Phạm Thái gọi Trương Quỳnh Như là vợ, ví nàng với tiên nữ thì Nguyên Chẩn so Vi Tùng với những gì đẹp vượt trội của tự nhiên: biển xanh, mây cao và hoa; thậm chí hoa còn chẳng bằng được người vợ quá cố. Đây là lời thề nguyện của ông cho Vi Tùng: một nửa duyên kiếp để tu đạo, một nửa dành cho vợ, chẳng còn phần nào chừa ra cho thứ khác hay cho… người khác nữa. Thành đạt, con nhà dòng dõi, tài năng và lại còn mang mối tình sâu sắc đến nhiều năm sau; tình cảm Nguyên Chẩn dành cho vợ lãng mạn chẳng kém gì thời buổi yêu đương tự do hiện đại dù những tác phẩm của ông đều đã sáng tác từ hơn ngàn năm trước. Người viết bài này khổ thay lại không thông thạo tiếng Trung, thành ra không biết đã có bộ phim nào khai thác về mối tình này hay chưa. Trong khi một số mối tình nổi tiếng khác của Trung Quốc cổ đại như Tư Mã Tương Như-Trác Văn Quân (dù chỉ có 2 bài thơ còn lại) hoặc Đường Bá Hổ-Thu Hương (là giai thoại) cũng đã dựng thành phim hay được nhắc đến nhiều lần. Gần đây nhất, cả một mối tình hư thực chưa rõ của Tào Thực và chị dâu là hoàng hậu Tào Ngụy Chân Cơ cũng đã có phim do nam thần ngôn tình Dương Dương đóng vai chính. Tây Sương Ký dựng từ Hội Chân Ký của Nguyên Chẩn thì dựng thành bao nhiêu bản đủ thể loại. Ý kiến - Thảo luận
18:19
Wednesday,11.1.2023
Đăng bởi:
Kien Ho
18:19
Wednesday,11.1.2023
Đăng bởi:
Kien Ho
"Y thường dĩ thí hành khan tận"
Dịch nghĩa là: "Áo quần mới đem dùng đã không còn nữa" thì hợp lý hơn chứ sao lại dịch là "Áo quần đã dần đem bố thí hết"
6:04
Tuesday,11.9.2018
Đăng bởi:
Nguyễn Thanh Lộc
Dường như tác giả có sự nhầm lẫn: Lý Bạch mới là thi tiên, còn Bạch Cư Dị được lưu truyền là thi sử. Đỗ Phủ là thi thánh, Lý Hạ là thi quỷ và thi phật là Vương Duy.
...xem tiếp
6:04
Tuesday,11.9.2018
Đăng bởi:
Nguyễn Thanh Lộc
Dường như tác giả có sự nhầm lẫn: Lý Bạch mới là thi tiên, còn Bạch Cư Dị được lưu truyền là thi sử. Đỗ Phủ là thi thánh, Lý Hạ là thi quỷ và thi phật là Vương Duy.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Dịch nghĩa là: "Áo quần mới đem dùng đã không còn nữa" thì hợp lý hơn chứ sao lại dịch là "Áo quần đã dần đem bố thí hết"
...xem tiếp