|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giới8.1: Alma-Tadema, người cầu toàn 08. 01. 11 - 10:43 pmHương Loan lược dịch
(Các bạn nên bấm thẳng vào hình để xem tranh to hơn)
8. 1 là ngày sinh của Sir Lawrence Alma-Tadema, OM, RA (8. 1. 1836 – 25. 6. 1912), một trong những họa sĩ Anh nổi tiếng nhất khoảng cuối thế kỷ XIX. Alma-Tadema chuyên vẽ các đề tài cổ điển, những khung cảnh xa hoa của đế quốc La Mã, với những con người lừ đừ giữa những cung điện hoa cương lộng lẫy, hay phía sau là một nền trời biển xanh ngắt của Địa Trung Hải. Ngoài đời, Alma-Tadema là một người hướng ngoại, cực kỳ ấm áp. Ông có hầu hết những đặc tính của một đứa trẻ con (ôi, đàn ông chúng ta ai mà chẳng thế!), đi kèm những nét đáng yêu của một người tài. Theo chủ nghĩa hoàn hảo, ông là một “người lao động” siêng năng, mô phạm, và hơi bị ám ảnh về công việc. Ông cũng là một thương gia xuất sắc, là một trong những nghệ sĩ giàu nhất của thế kỷ XIX. Trong vấn đề tiền nong, ông rất chặt – ngang với sự chặt chẽ ông dành cho chất lượng của tác phẩm.
Alma-Tadema có lối vẽ rất đặc biệt khi vẽ hoa, vải vóc, và những thứ khó vẽ như kim khí, gốm, và đặc biệt là đá hoa cương. Ông vẽ đá hoa cương trông thật đến nỗi người ta đặt tên ông là “họa sĩ hoa cương”. Tác phẩm của ông mang rất nhiều nét của các bậc thầy Hà Lan, với lối xử lý tinh tế và màu sắc rực rỡ. Ông dùng những khung cảnh cổ đại nhưng nhúng đầy tình yêu con người và cảm thức vui sống hiện đại, khiến người xem có cảm giác vui vẻ và nhẹ nhõm khi xem tranh. Ngay từ khi mới vào nghề, Alma-Tadema đã đặc biệt quan tâm tới tính chính xác về kiến trúc. Ông thường “chèn” vào tranh những thứ ông vẫn thấy ở bảo tàng. Ông cũng đọc nhiều sách, lấy nhiều hình ảnh từ sách. Ông thu thập một khối lượng khổng lồ ảnh di tích ở Ý để khi vẽ có thể bám được chi tiết và bố cục cho chuẩn xác.
Alma-Tadema cầu toàn, ông vẽ chăm chỉ, thường vẽ đi vẽ lại một bức tranh cho đến khi hài lòng ở tiêu chuẩn cao nhất (của riêng ông). Ông nhạy cảm với từng chi tiết, từng đường nét kiến trúc trong tranh, cũng như bối cảnh mà ông mô tả. Nhiều thứ khi vẽ ông phải để trước mặt mới vẽ, thí dụ hoa tươi có khi phải nhập khẩu xuyên lục địa hay từ tận châu Phi, cho nên nhiều khi phải vẽ thật nhanh kẻo hoa tàn. Sự trung thành với “tính thực” như thế một mặt làm ông được kính nể, một mặt cũng khiến nhiều người phản đối tranh ông, họ gọi là tranh kiểu “bách khoa thư”. * Từ Wikipedia
** Bài liên quan: – 8.1: Alma-Tadema, người cầu toàn Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|