Nghệ sĩ

Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ 11. 02. 22 - 7:58 pm

Candid st

Thời đại của Ukiyo-e lẽ ra đã biến mất nhanh hơn nếu không có Yoshitoshi, ông như người hùng đơn độc một mình chống đỡ cái thời đại huy hoàng đã biến mất cùng sự ra đi của những bậc thầy. Về cuối đời, Yoshitoshi được tuyển dụng làm minh họa cho những tờ báo bằng các bản khắc của ông, nhờ đó ông có được tiền bạc, danh tiếng và cả trường dạy nghề ukiyo-e. Tuy nhiên ông càng ngày càng bị ám ảnh bởi những bóng ma. Đó là lý do ông quyết định khắc bộ tranh mới được gọi là 36 câu chuyện ma mới.

Một bức tranh ma của Yoshitoshi

Bộ tranh này khác hẳn bộ tranh về ma ông khắc khi còn trẻ. Những bức tranh trong bộ tranh này không ám ảnh, không rùng rợn mà có một ý nghĩa nào đó.

Dưới đây là một bức tranh trong 36 câu chuyện về ma. Bức tranh có tên Omori Hikoshichi.

Omori là một vị samurai sống ở thế kỷ thứ 14, trở về sau một trận chiến. Đến một con suối, Omori gặp một cô gái xinh đẹp với bộ trang phục lộng lẫy. Cô gái năn nỉ vị samurai cõng mình qua suối. Omori cõng cô gái qua suối và thấy kỳ lạ khi cô gái càng ngày càng nặng. Trời đầy mây, bỗng nhiên gió thổi xua mây đi để lộ ánh trăng, Omori nhìn xuống mặt nước và nhận ra cô gái có cặp sừng trên đầu, đó là một con quỷ.

“Omori Hikoshichi” của Yoshitoshi

Yoshitoshi có biệt tài về đóng băng khoảnh khắc, trong tranh ta thấy nét mặt hồ nghi của vị samurai, tấm áo đỏ của samurai (là trọng điểm thu hút người xem, một thủ pháp quen thuộc của Yoshitoshi); chúng ta còn thấy được cánh tay của chàng dưới lớp áo đang lần tới thanh gươm katana của mình. Bắp chân của chàng samurai phồng lên như đang tích năng lượng cho nhát gươm sắp bùng nổ. Bàn tay trắng nhợt của cô gái như đang lần tới bóp cổ người samurai. Mặt trăng trên trời khuất nửa sau đám mây làm in bóng đôi sừng trên mặt nước.

Hai gương mặt dưới trăng (chi tiết tranh)

Nét mặt nghi ngờ (chi tiết tranh)

Màu áo đỏ của vị samurai (chi tiết tranh)

Bàn tay lần tìm thanh katana (chi tiết tranh)

Bàn tay ma sắp bóp cổ vị samurai (chi tiết tranh)

Đôi chân gân guốc (chi tiết tranh)

.

Chúng ta mãi mãi không biết điều gì sẽ xảy ra. Có hai kết cục của câu chuyện. Kết cục thứ nhất: Omori chém chết con quỷ bằng thanh gươm của mình. Kết cục thứ hai, cô gái là con của một vị lãnh chúa, phải đeo mặt nạ để trốn chạy sự săn đuổi của kẻ thù của cha mình.

Kết cục như nào chúng ta không rõ, nhưng khoảng khắc ấy đã ngưng tụ vĩnh viễn trong bức tranh.

(Còn tiếp phần 2)

*

Tranh cổ Nhật Bản:

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi”

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku”

- Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng

- Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara”

- Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha

- Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về

- Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii

- Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui

- Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới”

- Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa

Ý kiến - Thảo luận

22:03 Sunday,27.2.2022 Đăng bởi:  Thiên An
Nhờ tác giả giải thích giúp mình, phần vải đỏ theo mình nghĩ, là phần quần trong trang phục của cô gái. Mình suy đoán dựa theo vị trí của nó thì đó phải là chân của cô gái đang ngồi trên tay ngài võ sĩ, kẹp hai bên lồng ngực (mình giải thích tư thế một người được cõng hơi lủng củng). Và cô gái là người “trang phục lộng lẫy” thì hẳn là có quần áo màu đ
...xem tiếp
22:03 Sunday,27.2.2022 Đăng bởi:  Thiên An
Nhờ tác giả giải thích giúp mình, phần vải đỏ theo mình nghĩ, là phần quần trong trang phục của cô gái. Mình suy đoán dựa theo vị trí của nó thì đó phải là chân của cô gái đang ngồi trên tay ngài võ sĩ, kẹp hai bên lồng ngực (mình giải thích tư thế một người được cõng hơi lủng củng). Và cô gái là người “trang phục lộng lẫy” thì hẳn là có quần áo màu đỏ chứ không phải là người võ sĩ trở về từ cuộc chiến. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả