|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiMack Lớn tái chiến 18. 01. 11 - 7:56 amWalter Robinson – Lê Quảng Hàm lược dịch
Từ 7.1 đến 19. 2. 2011, tại gallery Westwater Sperone, New York, triển lãm Heinz Mack: Early Metal Reliefs 1957-1967 hiến cho công chúng cơ hội thưởng lãm bộ sưu tập những tác phẩm thời kỳ đầu của nghệ sĩ lão thành Heinz Mack, một trong những chủ soái của nhóm nghệ thuật tiền phong Âu châu lừng danh với tên gọi ZERO Group trong những thập niên 50-60 của thế kỷ trước. Heinz Mack (biệt danh Big Mack) – lão đầu bạc điển trai – bậc thầy của những không gian và ánh sáng khôn tả, nhớ lại tâm trạng của mình khi lần đầu mục chứng những ảo ảnh trên sa mạc Bắc Phi vào năm 1959: (lúc đó) “Tôi chợt cảm nhận rõ một niềm tin rằng tác phẩm của mình sẽ có thể biến thành những hiện diện phi vật chất“, ông nói. “Đó là những hiện vật con người tạo nên song hoàn toàn có thể trở thành những ‘văn kiện’ của tự nhiên và ánh sáng.” Đánh vật với các chất liệu kim loại ánh bạc và đặc tính phản xạ khó nắm bắt của chúng, thi thoảng ông lại “chỉ thiên” bằng những chiếc cột cao vợi vô cùng ấn tượng. Cùng với các nghệ sĩ bạn như Yves Klein, Lucio Fontana, Otto Piene, Jean Tinguely và Günther Uecker và dăm ba người khác, ông đã góp phần biến nghệ thuật châu Âu thời hậu chiến thành thứ đậm dấu thời cuộc.
Không thể tin nổi, dù tác phẩm của Mack đang hiện diện tại hơn 130 bảo tàng trên toàn cầu, và dẫu cho điêu khắc hoành tráng hơn 42 mét cao của ông ở Stuttgart là cột trụ cao nhất châu Âu cho tới giờ, thì ông vẫn hoàn toàn là một “bí số” đối với nước Mỹ. Triển lãm lần này tại gallery Sperone Westwater chủ yếu gồm các tác phẩm vào hàng kinh điển của giai đoạn 1957-67 (cũng thành đồ cổ cả rồi) có thể xem là chuyến tái xuất đầu tiên của Mack Lớn tại New York kể từ trận mở màn của ông tại Howard Wise Gallery năm 1965.
Các tác phẩm trông vẫn sáng coong, dường như chúng không hằn dấu thời gian, đúng là sự bất thường trong kỷ nguyên máy móc này, “Tôi cực ghét những lớp gỉ sét,” Mack nói. Lớp vỏ thời gian của triển lãm hàm chứa số phận đáng chú ý của một cuộc cách mạng, một cái nhìn của người nghệ sĩ không hướng về thiên nhiên hay nhắm tới các phương tiện truyền thông đại chúng, mà chỉ để ý tới những bề mặt kim loại công nghiệp hiện đại. Dù là những mảnh thép không gỉ vững chắc hoặc những lỗ tổ ong mềm mại tinh tế, điêu khắc và phù điêu của Mack luôn là những tác phẩm thuộc xu hướng Arte Povera (nghệ thuật nghèo) đầy quyến rũ với những ma lực của phép giả kim thuật công nghệ (technological alchemy) với các bề mặt cứng đanh cùng những gờ cạnh sắc lẹm. Một số tác phẩm trong triển lãm này thuộc thể loại điêu khắc động (kinetic), thí dụ một đĩa nhôm xoay được và một rừng trục quay bằng đồng (cả hai đều có niên đại 1960); hình thể của chúng dường như tan biến hết cả, do đó, xóa nhòa luôn trải nghiệm của người xem. Rất lóa mắt, các hiện vật khiến người xem “choáng váng” ngay khi vừa kịp nhận diện ra chúng. Ở một góc phòng, ba tháp bia cao tới tận trần nhà gợi lại những điêu khắc tượng đài và cột vô tận đây đó trên đất Âu châu từng gây ấn tượng mạnh với Mack, người đã có dịp gặp Brancusi thời trai trẻ. Trong những năm 1970, dân chúng New York tưởng như đã sắp được sờ vào chiếc Cột Hòa bình cao 35 tầng dự kiến dựng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc – một tác phẩm của Mack như món quà nước Đức gửi tặng Liên Hợp Quốc theo kế hoạch Marshall (kế hoạch tái thiết châu Âu hậu chiến – ND).
Dự án Cột Hòa bình cũng nhận được sự ủng hộ của David Rockefeller, người từng hiến tặng đất xây trụ sở Liên Hiệp Quốc; Kiến trúc sư nổi tiếng Wallace K. Harrison và thủ tướng Đức Helmut Schmidt đều rất tán thưởng dự án. Thế nhưng tới phút cuối cùng, kế hoạch dựng Cột Hòa bình buộc phải hủy bỏ khi Bộ ngoại giao Đức phản đối với lý do ngân sách eo hẹp. Dù đã bước sang tuổi 80, Mack vẫn hết sức bận rộn với bao kế hoạch phía trước. Ngoài triển lãm tại New York năm nay, một triển lãm tổng quát tại Bonn và triển lãm lưu động lớn của Nhóm ZERO (đối tác trong tua triển lãm này bao gồm cả Bảo tàng Guggenheim, Neue Nationalgalerie và bảo tàng Stedelijk) cũng đã được Mack Lớn lên kế hoạnh chi tiết. Big Mack đặc biệt hài lòng với những tác phẩm dụng địa (earthwork) của mình. Ngay từ năm 1959, ông đã thực hiện một số can thiệp thử nghiệm tại sa mạc Sahara và ở Bắc Cực. Ông đang dự kiến tái dựng lại chúng trong cuộc triển lãm quy mô về Nghệ thuật Thực địa ở Los Angeles vào năm 2012 hoặc năm 2013. Nhà xuất bản Dumont Verlag cũng chuẩn bị ra mắt cuốn sách “nặng ký” với hơn 500 trang giới thiệu tác phẩm của Mack – những hình ảnh chắc chắn sẽ khiến độc giả “khó tin vào mắt mình”. Trong khi đó, gallery Sperone Westwater đã phát hành một số lượng lớn ấn phẩm Mackazin số 2 của Mack, bao gồm vô số những bức ảnh đen trắng chụp lại các tác phẩm của ông. Năm 1967, Mackazin số 1 đã được xuất bản nhân dịp triển lãm ZERO đầu tiên ở New York. * Vài thông tin khác về ZERO Group: “Thoạt đầu chúng tôi chọn từ này [Zero] không phải là để biểu hiện một thứ hư vô chủ nghĩa hay trò đùa giống như cái tên của trường phái Dada, mà đấy là danh từ để chỉ một vùng tịch mịch cùng các khả năng hoàn toàn thuần khiết cho một khởi đầu mới – giống như thời khắc đếm ngược đón đợi giây phút cất cánh của một phi thuyền. ZERO – đó là cái tên của một lãnh địa bất khả so bì, nơi cái cũ hóa thân thành cái mới.” Các nghệ sĩ theo xu hướng Zero muốn loại bỏ mọi dấu vết của phong cách cá nhân, đưa những vật thể thuộc thế giới phi-nghệ thuật vào trong thế giới nghệ thuật của mình. Sử dụng các vật liệu mới, công nghệ mới, và kết hợp các yếu tố của ánh sáng, lửa, và nước, trào lưu nghệ thuật Zero được đặc trưng bởi một tinh thần hợp tác lý tưởng trong việc theo đuổi các khái niệm mới của ánh sáng, chuyển động, và năng lượng. Làm việc trong một môi trường bất cần phòng trưng bày và các không gian nghệ thuật đương đại, các nghệ sĩ đến với nhau để cho ra đời một loạt các triển-lãm-một-tối-duy-nhất (one-evening-only exhibition), thường được tổ chức tại các studio của họ. Các triển lãm này, chẳng hạn như Zero 1 (1958), Zero 2 (1958), và Zero 3 (1961), luôn đi kèm với những tuyên ngôn nghệ thuật “chấn động”.
Các nghệ sĩ theo xu hướng ZERO Group ở Âu châu: Tại Đức (German “Zero”): Heinz Mack, Otto Piene, Gunther Uecker. Lưu ý: tại Nhật Bản cũng có nhóm nghệ sĩ mang tên ZERO Group được thành lập năm 1952, bao gồm các nghệ sĩ tiền phong Nhật Bản khét tiếng là Kazuo Shiraga, Akira Kanayama, Saburo Murakami và Keiko Tanaka (Năm 1955, nhóm Zero Group gia nhập Hiệp hội Gutai Art Association / Hội Nghệ thuật Cụ thể). Quan niệm của ZERO Group Nhật Bản là: “mọi tác phẩm nghệ thuật đều là thứ được tạo ra từ hư không”.
Ý kiến - Thảo luận
21:03
Tuesday,18.1.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
21:03
Tuesday,18.1.2011
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Em có ý kiến ơi. Tớ không nghĩ tác phẩm của Phan Phương Đông giống với tác phẩm của Hienz Mack dù chúng cùng chất liệu inox. Tác phẩm của Hienz Mack ồn ào, xao động. Tác phẩm của Phan Phương Đông hiền lành, tối giản.
Trong bài này, ảnh thứ 3 từ trên xuống là ảnh Mack mặc comple đen đứng giữa các tác phẩm của mình. Bên tay trái của Mack (bên phải của ảnh) là tác phẩm một cột gương cầu xếp dọc. Vâng, tác phẩm đó mới giống một bài tốt nghiệp của sinh viên trường Yết Kiêu mấy năm trước đây.
11:30
Tuesday,18.1.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
Chúng em nghe nói ở Sài Gòn cũng có Zero Station của anh Như Huy mới ra đời. Không rõ có là hậu duệ của Zero group châu Âu hay thuộc giòng dõi Zero Nhật Bản không ạ?
Chúng em cũng thấy mấy tác phẩm của chú Phan Phương Đông mới bày ở Âu Cơ hình như rất bị ảnh hưởng từ phong cách của Zero group và ông Mack. ...xem tiếp
11:30
Tuesday,18.1.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
Chúng em nghe nói ở Sài Gòn cũng có Zero Station của anh Như Huy mới ra đời. Không rõ có là hậu duệ của Zero group châu Âu hay thuộc giòng dõi Zero Nhật Bản không ạ?
Chúng em cũng thấy mấy tác phẩm của chú Phan Phương Đông mới bày ở Âu Cơ hình như rất bị ảnh hưởng từ phong cách của Zero group và ông Mack. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Trong bài này, ảnh thứ 3 từ trên xuống là ảnh Mack mặc comple đen đứng giữa các tác phẩm của mình. Bên tay trái của Mack (bên phải của ảnh) là tác p
...xem tiếp