Nhiếp ảnh

Stephen Gill:
Bình đẳng với điều “vớ vẩn” 18. 01. 11 - 6:40 pm

Khôi Nguyên lược dịch

.

Stephen Gill sống trong một studio là một nhà kho cũ ở Bethnal Green, phía Đông London, nhìn ra những đường tàu xám xịt và rối rắm, xa xa lấp lánh tháp Canary Wharf. Không như các nghệ sĩ thức khuya dậy muộn, 7h sáng anh đã lên đường đi “săn” cảnh.

Gill thích chụp côn trùng, chim muông, những đời sống hoang dã “nho nhỏ” (không cứ phải hổ báo cọp beo mới là hoang dã). Từ khi còn bé, Gill đã thích ở trong thư viện hàng tháng đọc những loại sách về những thứ này.

.

Ảnh của Gill nhiều khi chụp toàn những thứ “vớ vẩn” – đương nhiên là với một con mắt đặc biệt. “Tôi tự dặn mình là nên lùi lại và đối xử bình đẳng với mọi vật. Tôi biết rằng nhiếp ảnh thường được coi là một sự phóng đại vạn vật, nhưng nếu làm ngược lại cũng hay chứ: làm mọi thứ lắng lại, không thổi phồng chúng lên, và rồi có lúc bạn lại muốn nhìn kỹ vào bức ảnh, hiểu thêm về nó.”

Một ảnh trong dự án chụp những chiếc xe mua hàng ở siêu thị của Gill

Gill sinh năm 1971 tại Bristol. Cha anh là một nhiếp ảnh gia và là người dạy Gill cách rửa ảnh trong phòng tối, trên gác mái nhà họ. Rồi Gill vào học trường nhiếp ảnh, làm việc cho Magnum ở London, đầu tiên là thực tập, sau là toàn thời gian.

Tôi đặc biệt thích chụp ảnh tư liệu. Kiến thức của tôi về nhiếp ảnh và lịch sử nhờ Magnum mà tiến bộ khủng khiếp.” Trong lúc làm cho Magnum, Gill tranh thủ chiều tối và những ngày cuối tuần để chụp ảnh của riêng mình. Năm 1997, anh rời Magnum, ra làm tự do, chụp cho nhiều báo lớn, đủ tiền sống để theo đuổi các dự án riêng và dài hơi,  thí dụ như chụp khu chợ đen phát sinh ở trường đua chó chuyên bán đồ cũ, dự án về mặt sau những tấm biển quảng cáo, hay dự án về các loại xe mua hàng ở siêu thị.

L’Oreal (“Because you’re worth it”) - Ảnh trong dự án phía sau biển quảng cáo

Mazda (“Turn the key, start a revolution”)

Dior Addict (“Why wait”)

Cho đến hôm nay, ảnh của Gill được giới phê bình khen ngợi nhiều, đã triển lãm quốc tế cũng nhiều, có mặt từ National Portrait Gallery đến Toronto Photography Festival. Nhưng Gill không quan tâm lắm đến những cơ hội kiếm tiền mở ra từ đấy cho anh. Từ chối nhiều hợp đồng quảng cáo, Gill tiếp tục dành hết năng lượng cho công việc riêng của mình.

Ảnh trong dự án về chợ đen

Chợ đen

Nguồn thu nhập duy nhất của Gill đến từ in ảnh, bán sách, một vài hợp đồng chụp cho báo. Nhưng anh vẫn làm từ thiện, thí dụ sau động đất ở Haiti, anh đã in 100 bức ảnh từ series Hackney Flowers và bán để quyên tiền ủng hộ các nạn nhân. Trong vòng có 15 tiếng đồng hồ, số ảnh này đã bán sạch. “Đáng ra tôi có thể bán tới 400 bức một cách dễ dàng,” anh tiếc rẻ nói. “Thế mới biết sức mạnh của nhiếp ảnh.”

Hackney Flowers 1

Hackney Flowers 2

*

(Theo Telegraph)

**

Bài liên quan:

– Stephen Gill: Bình đẳng với điều “vớ vẩn”
– Outside In – Từ ngoài vào trong

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả