|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhLưu ý cho người thích chụp ảnh! 05. 02. 11 - 11:37 amChris Cheesman - Hương Loan phỏng dịchVào 3. 2. 2011, một người chụp ảnh nghiệp dư đã vô cùng sốc khi biết mình có thể phải trả 300 bảng nếu muốn chụp ảnh một cái cầu thang bên trong tòa Thị sảnh, trụ sở của thị trưởng London Boris Johnson. Ông thị trưởng thì nổi tiếng vui tính, nhưng tòa Thị sảnh của ông lại rất nguyên tắc, đòi Stewart Hardy – một người say mê nhiếp ảnh – phải trả số tiền trên. Stewart Hardy giải thích với họ rằng anh chỉ muốn chụp cái cầu thang cho mục đích cá nhân, hoàn toàn không có ý định bán cho ai. Nhưng nhân viên phụ trách khách tham quan nói anh phải trả 300 bảng, là giá thuê một giờ cho toàn bộ không gian, bao gồm phòng chính vẫn dùng cho các cuộc họp hội đồng và thảo luận. “Tôi hơi sốc. Nghe thì rõ ràng phải trả thế thật.” Stewart nói. “Họ nói thứ Hai thì có chỗ nhưng giá rất đắt.” Cái cầu thang đây nằm ngay dưới phòng thảo luận, và các viên chức của tòa thị sảnh đã tính với nhiếp ảnh gia nghiệp dư đúng bằng giá thuê địa điểm để tổ chức hẳn một sự kiện đặc biệt. Phát ngôn viên tòa thị sảnh cho biết, nhân viên mà Stewart nói chuyện là mới vào làm, chưa được dặn dò kỹ càng về nội quy, giá cả. Tuy nhiên, cô phát ngôn viên vẫn bảo vệ chính sách của tòa thị sảnh, nói thông tin mà nhiếp ảnh gia nhận được qua điện thoại là chính xác. “Chúng tôi vẫn tạo điều kiện cho những người nghiệp dư. Thường bạn có thể vào đấy khoảng 10 phút chụp đôi ba tấm hình,” cô nói. “Nhưng chúng tôi không thể tạo điều kiện cho những người vào đó cả tiếng, hay hai tiếng. Ở mức đó thì phải trả phí thôi. Họ phải hiểu rằng chỉ có thể vào đó một lúc vì đó là nơi làm việc.” Sau khi biết rằng rốt cuộc mình cũng có thể chụp vài tấm (không mất tiền), Stewart nói với phóng viên, “Thôi tốt rồi, thế là họ cho chụp rồi.” Nhưng mười phút liệu có đủ cho Stewart không? Anh vốn là một người thích chụp những cảnh mỹ miều, đồi cát (kiểu Phan Thiết), sóng biển (kiểu Hạ Long), những cảnh đẹp đòi hỏi người chụp phải lăn lê bò toài “khổ nhọc”. Năm 2009, một phóng viên ảnh của một trang web Anh đã bị cảnh sát chặn lại gần tòa Thị sảnh này vì “chụp ảnh những địa điểm quan trọng đã thành biểu tượng – (iconic landmarks)” Mark Goldstein, biên tập viên của PhotographyBLOG, cũng bị cảnh sát ngăn không cho chụp theo điều Section 44 của luật Chống Khủng bố, nhắm vào “những cá nhân mang camera chụp những tòa nhà nổi tiếng.” Tòa Thị sảnh, nằm bên bờ Nam sông Thames gần Tower Bridge, là cơ quan hành chính cao nhất của London nhưng vẫn mở cửa cho công chúng vào tham quan. Tòa có gần 600 nhân viên. Đứng đầu là một ông thị trưởng sinh năm 1964, vốn là một phóng viên, rồi thành một thị trưởng năng động, vui tính nhưng cương quyết. Khi đã là thị trưởng ông vẫn thích đạp xe đạp, và chính nhờ một mình đạp xe lang thang trên đường như thế mà cứu được một cô gái bị một nhóm nữ tặc hành hung. Ông còn là người hùng của Người Rơm – tiếng lóng gọi dân nhập cư vào Anh – vì kêu gọi những chính sách bớt gắt gao với họ hơn. Xét cho cùng, nghe thì có vẻ máy móc nhưng còn rộng rãi hơn ta chán. Tôi đố bạn được phởn phơ vào tham quan và chụp ảnh cầu thang của Ủy ban Nhân dân Thành phố nơi bạn đang ở đấy, trừ phi bạn là nhân viên của Phòng thông tin hay Sở thông tin và cần chụp ảnh để làm báo tường nội bộ mừng Xuân! Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|