|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm GìBiến tù nhân thành nghệ sĩ và giám tuyển 08. 02. 11 - 9:23 amKhôi Nguyên dịchHai bảo tàng lớn nhất châu Âu quyết tâm làm sống lại công dụng mang tính xã hội tiến bộ nhất của nghệ thuật, bằng cách liên kết với một khu vực ít ai ngờ nhất: tù nhân. National Gallery của London và bảo tàng Louvre của Paris vừa mới đưa ra hai chương trình dùng nghệ thuật để khơi gợi lòng nhân đạo đối với những người sống sau song sắt. Cùng một ý hướng nhưng mỗi bảo tàng có một cách riêng. National Gallery thì mở Nghệ thuật bên trong: Những đáp ứng sáng tạo của phạm nhân trẻ với bộ sưu tập vào 7. 2. 2011. Sáng kiến này, nay đã bước vào năm thứ hai, là sản phẩm của một chuỗi các lớp học diễn ra trong một năm tại trại cải huấn thanh thiếu niên Feltham – nơi giữ các phạm nhân từ 15 đến 21 tuổi. Khoảng 30 trại viên đã tham dự các lớp học do các nghệ sĩ tự do được National Gallery thuê đến dạy, với giáo cụ là các bản sao chất lượng cao các tác phẩm từ bộ sưu tập bảo tàng. Sản phẩm sau đó của các lớp học này, sắp được trưng bày tại Learning Gallery của National Gallery, bao gồm ký họa, tượng, tranh lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Degas, Giordano, Massys, Sassetta, Titian, Turner, và Uccello. Một số tác phẩm của trại viên: “Thăm triển lãm, công chúng có thể thấy các phạm nhân cũng là những con người đang trưởng thành và đang thay đổi,” người đứng đầu chương trình từ thiện nghệ thuật-trong tù này là Tim Robertson nói. “Việc hoàn lương, trở về với công việc, gia đình, và cộng đồng chỉ thành công nếu xã hội vượt qua được những định kiến về phạm nhân.” * Trong lúc National Gallery biến phạm nhân thành nghệ sĩ, thì Louvre biến phạm nhân thành giám tuyển. Bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới này vừa mới hợp tác với trại chỉnh huấn Poissey để tổ chức một triển lãm có tên Bên kia những bức tường ở sân nhà tù. Louvre cung cấp một bộ bản sao chất lượng cao các tác phẩm nghệ thuật, trại viên chọn ra mười tác phẩm, sau đó cho làm lại thành những bản sao digital sống động in trên nhôm. 10 bức được phạm nhân “giám tuyển” là của Caravaggio, De La Tour, Mantegna, Gericault, Murillo, và Patinir. Báo Le Monde cũng đưa tin về việc này. (Soi sẽ nhờ người dịch sau, bài này rất hay). Mỗi người tham dự chọn một bức hình của tác phẩm và giám sát việc sắp đặt, làm khung. Họ cũng phải viết một đoạn ngắn về việc tác phẩm ấy có ý nghĩa gì với họ, in trong catalogue Bên kia những bức tường. Giám đốc của Louvre là Henri Loyrette đã đến xem triển lãm này hai lần. Phạm nhân trại Poissey đặc biệt yêu thích một bức tranh của Caspar David Friedrich có tên Cây với quạ, 1811. Một “giám tuyển” nói, “Bức tranh rất giống tụi này. Cái cây bám đầy quạ là gánh nặng, là nhà tù.”
Theo Artinfo Ý kiến - Thảo luận
16:34
Tuesday,8.2.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
16:34
Tuesday,8.2.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
Hay nhỉ, thế mà chúng em chỉ biết có nhiều gallery và bảo tàng thường muốn biến nghệ sĩ và giám tuyển thành tù nhân.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp