BẮC KINH – Hai người phụ nữ đi ngang một bức tranh có tên “-1 Chỉ số Hạnh phúc -1” của nghệ sĩ Trung Quốc Tong Zhengang tại một gallery nằm trong khu nghệ thuật 798, Bắc Kinh, 13. 2. 2011. Được đặt tên theo một công binh xưởng cũ xây vào thời những năm 195-, khu 798 là một trong những phức hợp nghệ thuật nổi tiếng nhất, có rất nhiều gallery, studio làm việc, các hiệu sách và tiệm cà phê tụ về đây. (Việt Nam mình có khu nào nhỉ). Ảnh: D. Azubel
BẮC KINH – Một bé lẫm chẫm đứng xem những tên lửa hình Mao chủ tịch của nghệ sĩ Trung Quốc Liu Wei tại khu nghệ thuật 798, Bắc Kinh, 13. 2. 2011. Người ta có cảm giác Trung Quốc rất cởi mở khi xem những triển lãm trong khu này, nhưng có lẽ sự cởi mở cũng chỉ diễn ra bên trong khuôn viên khu này, vốn là một công binh xưởng được trưng dụng lại để các nghệ sĩ tập trung về làm việc và thử nghiệm. Ảnh: D. Azubel
Sau biến cố tại Ai Cập, một số cổ vật vẫn chưa tìm ra, thí dụ như trong hình là tượng vợ của Akhenaten dâng (bánh?). Người biểu tình Ai Cập, sau khi đã thành công trong việc đòi tổng thống từ chức, lại đòi thêm người đứng đầu bảo tồn bảo tàng Ai Cập từ nhiệm, vì ông vội tuyên bố bảo tàng “không mất gì”. Tội quan liêu chỉ là tội nhỏ, tội to là trong lúc hỗn mang ông đã (dám) ra kêu gọi người biểu tình giải tán.
MADRID – Bức “Chân dung một người đàn bà” (1851), của họa sĩ Pháp Jean-Leon Gerome (1824-1904) được trưng bày tại bảo tàng Thyssen trong lễ khai mạc triển lãm hồi cố về nghệ sĩ này tại Madrid, 14. 2. 2011. Có 60 tác phẩm của Gerome được trưng bày và triển lãm sẽ kéo dài từ 15. 2 đến 22. 5. 2001 (những ba tháng!). Ảnh: J. C. Hidalgo
MADRID – Một công nhân hoàn thiện nốt chi tiết cuối cùng của tác phẩm “Sala de Juntas” của nghệ sĩ Cuba Los Carpinteros tại hội chợ nghệ thuật quốc tế ARCO, Madrid, từ 15 đến 20. 2. 2011. (Có một nghịch lý Soi không hiểu được, sao triển lãm thì luôn luôn dài và hội chợ thì luôn luôn ngắn?). Ảnh: S. Perez
Một người đi ngang tác phẩm “Waterloo của Chopin” (1962) của nghệ sĩ Mỹ gốc Pháp Arman, tại triển lãm cùng tên ông đang diễn ra ở bảo tàng Tinguely, Basel, Thụy Sĩ. Triển lãm diễn ra từ 16. 2 đến 15. 5. 2011. Ảnh: Georgioskefalas.
BASEL – Sắp đặt có tên “Kẻ phá hoại có ý thức” (1975) của Arman (tên thật Armand Pierre Fernandez, 1928-2005), được trưng bày tại triển lãm Arman, từ 16. 2 đến 15. 5. 2011. Là thành viên sáng lập của trường phái Hiện thực Mới, Arman thuộc nhóm những nghệ sĩ quan trọng nhất của thời hậu chiến mà ảnh hưởng của họ vẫn còn đến tận ngày nay. Ảnh: G. Kefalas
BASE – Một góc tác phẩm “Avant la chance” (1989) của Arman tại triển lãm của ông ở bảo tàng Tinguely, Basel, Thụy Sĩ. Arman từng nói: “Tôi vẫn cho rằng việc diễn tả những thứ rác rưởi, những đồ vật, có một giá trị gần gũi, tức thời, không để cho những ý muốn của bố cục có tính thẩm mỹ phá hủy chúng và đem chúng ra so với những màu sắc trên bảng màu.” (1960). Ảnh: G. Kefalas
MILAN – Bức tượng bằng sợi thủy tinh cao 4.5m của nghệ sĩ kiêm nhà làm phim người Mỹ Philip Haas được trưng bày ở trung tâm Milan, Ý. Theo nghệ sĩ, bức tượng này lấy cảm hứng từ bức tranh Mùa Đông của họa sĩ Ý Giuseppe Arcimboldos. Ảnh: L. Bruno
LIVERPOOL – Sắp đặt có tên Người Chạy tại một bãi đậu xe ở Liverpool, Anh, 14. 2. 2011. Tác phẩm này nằm trong chùm 11 tác phẩm trưng bày công cộng, rải khắp thành phố, thuộc festival Khám phá Liverpool kéo dài một tháng. Ảnh: P. Noble