Tin tức

Tin-ảnh: Chuyện cũ và tin mới 25. 02. 11 - 9:33 am

Hồ Như Mai tổng hợp

STANSTAAD – Một bức ảnh tư liệu, đề ngày 30. 7. 2002 chụp điêu khắc gia người Thụy Sĩ Bernhard Luginbuehl đang đứng trước tác phẩm hình con rồng bằng gỗ tại Stansstad, Thụy Sĩ. Theo thông tin do gia đình của nghệ sĩ cung cấp, ngày 19. 2. 2011, Luginbuehl, một trong những nghệ sĩ đương đại Thụy Sĩ tiếng tăm nhất, đã qua đời, thọ 82 tuổi. Ảnh: EPA.

 

ROME – Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (phải) và Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (trái) dự lễ khai mạc triển lãm của họa sĩ người Nga Alexander Deineka trong khuôn khổ năm Văn hóa Nga tại Cung điện Esposizioni ở Rome, Ý. Dịp này Tổng thống Medvedev đang đi thăm chính thức Ý, còn thủ tướng Ý tranh thủ xem tranh trước khi ra hầu tòa vì tội quan hệ bất chính với vũ nữ Maroc vị thành niên. Ảnh: M. Klimentyev

 

CAIRO- Một người lính Ai Cập đang đi dọc theo bảo tàng Ai Cập sau khi bảo tàng được mở cửa trở lại hôm chủ nhật ngày 20. 2. 2011. Các điểm di tích lịch sử đều được mở cửa trở lại đón du khách trong cùng ngày, như là bước đầu tiên để phục hồi một ngành công nghiệp trọng điểm bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc bạo loạn lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Ảnh: H. Malla

 

CAIRO – Lính Ai Cập đang đứng canh gác tại Bảo tàng Ai Cập sau khi Bảo tàng mở cửa trở lại hôm chủ nhật ngày 20. 2. 2011. Ảnh: H. Malla

 

CAIRO- Du khách dạo bước trong Bảo tàng Ai Cập sau khi bảo tàng được mở cửa trở lại, 20. 2. 2011. Trong khi đó một số nước theo gương bắt đầu nổi dậy nhưng chưa nghe nói có vụ phá bảo tàng nào.

 

DUISBURG- Một phụ nữ đang “soi” các tác phẩm điêu khắc có tựa đề Large Standing Figure (Dáng đứng lớn lao?- bên phải) và Big Head (Đầu to- bên trái) của nghệ sĩ người Anh Anthony Cragg tại Bảo tàng Kueppersmuehle ở Duisburg, Đức, 23. 2. 2011. Triển lãm kỷ niệm này của nghệ sĩ, có tựa đề Anthony Cragg – Things On The Mind (Anthony Cragg- Những điều trong trí), giới thiệu 50 tác phẩm điêu khắc cùng các họa phẩm và tác phẩm đồ họa, lấy từ những giai đoạn sáng tác khác nhau, sẽ diễn ra từ ngày 24. 2 đến 13. 6. 2011. Giám đốc Viện Nghệ thuật Düsseldorf Anthony Cragg là một trong những điêu khắc gia hàng đầu thời nay và cũng là người vinh dự được giải Praemium Imperiale dành cho Điêu khắc năm 2007. (Giải Praemium Imperiale là một giải thưởng nghệ thuật do Hoàng gia Nhật Bản trao tặng , được khởi xướng từ năm 1989 và được trao ở các lĩnh vực Hội Họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Âm Nhạc và Sân khấu/Điện Ảnh- tức là các lĩnh vực mà giải Nobel không màng tới). Ảnh: R. Weiharauch

 

DUISBURG- Một phụ nữ đang ngắm tác phẩm có tựa đề Outspan, 2008 (Thả lỏng – bên trái) và McCormack 2007 (bên phải) của nghệ sĩ người Anh Anthony Cragg tại Bảo tàng Kueppersmuehle ở Duisburg, Đức, ngày 23. 2. 2011. “Bản thân tôi, tôi thấy thật thú vị,” Tony Cragg phát biểu “bởi chưa bao giờ có một triển lãm mà trong đó các tác phẩm được sáng tác trải dàn đến 40 năm.” Người xem sẽ hiểu triển lãm “Những điều trong trí” đã dần dần hình thành và diễn biến như thế nào, và cách để mỗi giải pháp nghệ thuật dọn đường cho giải pháp tiếp theo. “Ngay khi một tác phẩm điêu khắc vừa hoàn thành, tôi đã sẵn sàng làm tác phẩm tiếp theo, nghĩ đến những con đường mới, những đối tượng mới mình muốn tìm hiểu, hay những hình thái mới để thử nghiệm.”

 

ROTTERDAM – Mười bức tượng đồng trong triển lãm Nuestro Silencios (Sự im lặng của chúng ta) của nghệ sĩ người Mexico Rivelino được trưng bày trên một chiếc xà lan đậu ở cảng Rotterdam, Hà Lan, hôm thứ tư 23. 2. 2011.

 

ROTTERDAM – Một cuộc tranh cãi về chuyện công dân Pháp Florence Cassez bị cầm tù ở Mexico đã khiến quan hệ giữa hai nước này xấu đi, dẫn đến việc hủy bỏ triển lãm Nuestro Silencios (Sự im lặng của chúng ta) của nghệ sĩ người Mexico Rivelino đã được lên kế hoạch tại Paris, cũng như hủy luôn các sự kiện văn hóa chào mừng Năm Mexico ở Pháp. Riêng triển lãm phải chuyển địa điểm, lên xà lan.

 

ROTTERDAM – Nuestros Silencios của Rivelino là một tác phẩm sắp đặt điêu khắc dành cho nơi công cộng, gồm có mười bức tượng ba chiều được bố trí rất hoành tráng. Những bức tượng đồng này đều có một tấm kim loại che miệng lại, biểu thị tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận, vừa của cá nhân và của tập thể. Ảnh: P. Dejong – AP

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả