Tin tức

Tin-ảnh: Nghệ thuật những nước ngoại vi 04. 03. 11 - 11:35 pm

T.N tổng hợp

ISTANBUL – Triển lãm mới của Ayşe Erkmen (Thổ Nhĩ Kỳ), có tên “On Its Own” (Một mình) sẽ được ra mắt tại Rampa ngày 26. 3. 2011. Đây là “concept” của triển lãm “On Its Own”: Khi vào những ngân hàng dữ liệu hình ảnh trên mạng, người ta cũng không thể xác định được ai đã dựng nên và kết cấu nó ra sao. Thí dụ khi gõ tên một nghệ sĩ vào trình tìm kiếm và click lên liên kết “images”, chỉ trong vòng vài giây, trình tìm kiếm sẽ đưa ra hàng ngàn bức ảnh, sắp theo từ trang này qua trang khác. Những trang đầu tiên là những hình ảnh liên quan trực tiếp đến nghệ sĩ và tác phẩm của người này. Dần dần kết quả tìm kiếm trở nên ít liên quan hơn, có thể trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác. Kết quả tìm kiếm không chỉ khác nhau theo ngày, mà còn khác theo địa lý và biên giới. Ví dụ một chiếc máy tính ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể cho ra kết quả hoàn toàn khác với một chiếc máy ở Đức…

 

… Vậy ai đứng đằng sau cả hệ thống này? Ai đưa những hình ảnh đó lên mạng đầu tiên? Ai, trừ website chính thức của nghệ sĩ, liên kết chúng lại? Ai đang điều hành một kho lưu trữ thú vị mà luôn luôn thay đổi, tức là không thể tin cậy được như thế? Và họ làm thế để làm gì? Trong tác phẩm mới “On Its Own”, Ayşe Erkmen dựa trên những câu hỏi như vậy và làm việc với những hình ảnh được liên kết với tên của bà trên mạng, tạo ra một “chân dung tự họa” ẩn danh bằng cách tách những hình ảnh này ra khỏi ngữ cảnh kỹ thuật số của chúng. (Nhìn trên ảnh thôi thì chẳng thấy ăn nhập gì đến nội dung vừa nói nhỉ?)

 

Tác phẩm “Màu” của Ayşe Erkmen. Là một trong những người đi đầu trong thế giới nghệ thuật Thổ Nhĩ Kỳ, Ayşe Erkmen đã có triển lãm liên tục tại nhiều bảo tàng quốc gia và quốc tế, các phòng trưng bày và biennial trong suốt 20 năm qua. Erkmen sáng tác những tác phẩm nhấn mạnh đến suy nghĩ về thời gian và tạo ra những chiều sâu mới trong cảm nhận về thời gian.

 

WASHINGTON – Trung tâm Kennedy ở Washington ba tuần sắp tới sẽ dành để trưng bày các tác phẩm mỹ thuật và đá quý của Ấn Độ, cũng như các “sản vật” văn hóa khác nhau của đất nước này. Trong ảnh: nghệ sĩ Reena Saini Kallat chụp với một tác phẩm làm từ những con tem bằng cao su mang địa chỉ các đài kỷ niệm thất lạc, những đoạn thơ và diễn ngôn về kiến trúc và về mất mát, trích từ loạt “Falling Fables” ( “Những Ngụ Ngôn Rơi”) của cô trong triển lãm “Maximum India” ở Washington, khai mạc ngày 2. 3. 2011. Ảnh: Ann Heisenfelt

 

Tác phẩm “Public Notice 2” ( “Thông Báo Chung Số 2”) của nghệ sĩ Jitish Kallat sử dụng những mẫu tự có hình cái xương, in bài diễn văn lịch sử của Mahatma Ghandi, được trưng bày tại triển lãm “Maximum India” ở Washington, 2. 3. 2011. Ảnh: Ann Heisenfelt

 

Chữ hình xương trong tác phẩm “Public Notice 2” ( “Thông Báo Chung Số 2”) của nghệ sĩ Jitish Kallat. Lễ hội “Maximum India” trị giá 7 triệu USD sẽ mở cửa tới tận 20. 3. 2011. Với gần 100 màn trình diễn, phim, và sự kiện, các nhà tổ chức cho rằng đó là một trong những lễ hội lớn nhất từ xưa đến nay tại Mỹ dành cho Ấn Độ – quốc gia Á châu có 1.2 tỉ dân. Tại triển lãm có cả một bộ sưu tập xa-ri truyền thống, và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rực rỡ đến từ nhiều khu phố Ấn Độ.

 

LONDON – Tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai (khoác áo choàng xanh), đến dự buổi khai mạc triển lãm “Crossroads of the Ancient World” (Những giao lộ của thế giới cổ đại) tại Bảo tàng Anh quốc, London, 1. 3. 2011. Triển lãm trưng bày trên 200 hiện vật thuộc Bảo tàng Quốc gia Afghanistan (hiện bảo tàng đang sửa chữa nên đóng cửa), bày chung với một số hiện vật được chọn lọc từ Bảo tàng Anh quốc. (Không hiểu sao dạo này Anh lại quan tâm tới những nước vùng này thế nhỉ?). Ảnh: Sang Tan.

 

LONDON – “Mỹ thuật Đương đại từ Sri Lanka 2011” là cuộc trưng bày mang tính quốc tế đầu tiên của những họa sĩ đương đại hàng đầu từ Sri Lanka, tính từ khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 2009. Cuộc triển lãm cho một cái nhìn tổng quát về sự phát triển hiện nay của mỹ thuật Sri Lanka, cũng như về các họa sĩ tài hoa nhất của nước này. Tham dự là những họa sĩ tiếng tăm cây đa cây đề, như Muhanned Cader, Druvinka, Kingley Gunatillake, Sanjeewa Kumara…bên cạnh những họa sĩ đang lên như Vajira Gunewardena, Dumith Kulasekara, Sujeewa Kumari…

 

“Không đề 2”, mực trên giấy, 20cm x 29cm, của họa sĩ Chandraguptha Thenuwara, trưng bày tại triển lãm chuyên đề về Sri Lanka, London. Lần đầu tiên diễn ra tại Anh, triển lãm bày khoảng 25 tác phẩm, coi như là những ví dụ khác nhau về mỹ thuật Sri Lanka. Tại triển lãm sẽ bàn về hướng đi của nghệ thuật đương đại đất nước này. Ngoài ra sẽ có một bàn tròn thảo luận các vấn đề mỹ thuật (dĩ nhiên). Triển lãm mở cửa từ 1 đến 12. 3. 2011 tại nhà Asia House, London. (Khi nào thì có một triển lãm như thế cho nghệ thuật đương đại Việt Nam mình?)

Ý kiến - Thảo luận

9:57 Saturday,5.3.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."Lần đầu tiên diễn ra tại Anh, triển lãm bày khoảng 25 tác phẩm, coi như là những ví dụ khác nhau về mỹ thuật Sri Lanka. Tại triển lãm sẽ bàn về hướng đi của nghệ thuật đương đại đất nước này. Ngoài ra sẽ có một bàn tròn thảo luận các vấn đề mỹ thuật (dĩ nhiên). Triển lãm mở cửa từ 1 đến 12. 3. 2011 tại nhà Asia House, London. (Khi nào thì có một triển
...xem tiếp
9:57 Saturday,5.3.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."Lần đầu tiên diễn ra tại Anh, triển lãm bày khoảng 25 tác phẩm, coi như là những ví dụ khác nhau về mỹ thuật Sri Lanka. Tại triển lãm sẽ bàn về hướng đi của nghệ thuật đương đại đất nước này. Ngoài ra sẽ có một bàn tròn thảo luận các vấn đề mỹ thuật (dĩ nhiên). Triển lãm mở cửa từ 1 đến 12. 3. 2011 tại nhà Asia House, London. (Khi nào thì có một triển lãm như thế cho nghệ thuật đương đại Việt Nam mình?)"

Em thấy các anh các chị mới di London về kể bác Nghĩa của gallery APRICOT nổi tiếng đã có phòng tranh ở London rùi mờ, và diện tích cũng khá rộng. Thế thì việc tổ chức bày 20-30 tranh tại London cho hội họa/nghệ thuật đương đại Việt Nam là trong tầm tay của Bác Nghĩa rùi.

Thầy em bảo: khó khăn nhất chưa phải là treo tranh bày tượng, mà tiêu chí các sự kiện nghệ thuật ở tầm quốc tế ngày nay là nên có và phải tổ chức cho ra hồn các hội thảo có chất lượng bên lề các sự kiện/ triển lãm nghệ thuật Việt, vì người mình đến nay vẫn chưa có thói quen thảo luận và tranh biện trên các diễn đàn.

Xin các thầy, các anh, các chị chỉ bảo thêm ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Hợp thể nói về hợp thể

Phan Phương Đông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả