Nhiếp ảnh

Ảnh của Bruce Davidson:
con mắt người New York 20. 03. 11 - 4:07 pm

Theo Tina Remiz - Ngọc Trà dịch

.

Ngày 27 tháng 4. 2011 sắp tới, nhiếp ảnh gia NewYork Bruce Davidson – người nổi tiếng với những series ảnh về dân Harlem, dân Brooklyn, những chuyến subway…, sẽ nhận được giải thưởng vì những đóng góp của ông cho nhiếp ảnh.

Giải thưởng này Tổ chức Nhiếp ảnh Thế giới (World Photographic Organisation) trao. Buổi lễ sẽ diễn ra tại Oden Leicester Square, London. Song song đó, các tác phẩm của ông cũng sẽ được triển lãm tại Somerset House suốt gần một tháng, trong khuôn khổ World Photography Festival.

.

Bruce Davidson là thành viên của hãng Magnum Photos danh giá từ năm 1956, và cũng là một thành viên sáng lập của World Photographic Organisation.

Ông bắt đầu chụp ảnh ở tuổi lên 10. Trong khi theo học tại Học viện Kĩ thuật Rochester và Đại học Yale (một trong những trường oách nhất của Mỹ), ông tiếp tục nâng cao kiến thức và phát triển niềm đam mê của mình. Sau đó ông đi lính, đóng quân gần Paris. Tại đó ông gặp Henri Cartier-Bresson – một trong những sáng lập viên của “hợp tác xã” ảnh nổi tiếng Magnum Photos và đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách của Davidson. Khi rời quân đội năm 1957, Davidson làm nhiếp ảnh gia tự do cho tạp chí Life và năm 1958 thành thành viên chính thức của Magnum.

Tác phẩm của Bruce Davidson từ đó đã xuất hiện trên vô số ấn phẩm và được triển lãm tại các cơ sở danh tiếng thế giới. Ông đã nhận hai giải thưởng từ Quỹ Quốc gia vì Nghệ thuật (National Endowment for the Arts), một Giải thưởng Guggenheim, Giải Lucie cho Thành tựu Xuất sắc trong Nhiếp ảnh Tư liệu và Giải Vàng Thành tựu Trọn đời từ Câu lạc bộ Nghệ thuật Quốc gia (National Arts Club) vào năm 2007.

Davidson cũng là tác giả của ba bộ phim và, hiện ở tuổi 77, vẫn tiếp tục hoạt động nhiếp ảnh và giảng dạy.

Người lùn ăn tối

Dân Brooklyn

Phù dâu tại một đám cưới ở Harlem, 1962

.

New York City, 1962

Cô gái với con mèo, London, 1950

Dân Brooklyn

Ý kiến - Thảo luận

17:03 Tuesday,22.3.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Chúng em lại thấy chị da trắng mới đáng thương, vì nghe nói khu Hác-lem là của người nghèo da đen là chính, thế mà chị da trắng sống ở đây, kết bạn với các chị da màu, thật rõ thân phận chị.
Một tác phẩm nhiếp ảnh hóm hỉnh, nhân văn, rất tự nhiên như đời thường, không cường điệu, khoa trương mà nói lên được nhiều về giá trị Mỹ.
...xem tiếp
17:03 Tuesday,22.3.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Chúng em lại thấy chị da trắng mới đáng thương, vì nghe nói khu Hác-lem là của người nghèo da đen là chính, thế mà chị da trắng sống ở đây, kết bạn với các chị da màu, thật rõ thân phận chị.
Một tác phẩm nhiếp ảnh hóm hỉnh, nhân văn, rất tự nhiên như đời thường, không cường điệu, khoa trương mà nói lên được nhiều về giá trị Mỹ. 
13:10 Tuesday,22.3.2011 Đăng bởi:  Dim
@MinhThong: Nhận xét như bạn mới là "phân biệt chủng tộc" đấy.
Công nhận nhiếp ảnh gia bậc thầy. Nhưng cảm nhận nghệ thuật đâu chỉ đơn thuần như thế?!
...xem tiếp
13:10 Tuesday,22.3.2011 Đăng bởi:  Dim
@MinhThong: Nhận xét như bạn mới là "phân biệt chủng tộc" đấy.
Công nhận nhiếp ảnh gia bậc thầy. Nhưng cảm nhận nghệ thuật đâu chỉ đơn thuần như thế?! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic

Phó Đức Tùng - Nguyễn Đình Đăng - Nguyên Tánh

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả