|
|
|
|||||||||||||
Chính trịKẹo lạc cho họa sĩ: Công chúa dỏm và công chúa chổm 10. 05. 13 - 9:38 pmSáng ÁnhKhoảng mươi năm (?) trước, vào một buổi ngoài giờ làm việc của cửa hàng Harrods tại London, một toán phụ nữ che mạng lùng thùng bước vào, khiến một số nhân viên phải ở lại để phục vụ riêng cho phái đoàn này của Hoàng gia Kuwait. Họ lăng xăng mua sắm, dĩ nhiên là rất nhiều, rồi mang lên đoàn xe đang đợi sẵn ra đi mà không cần mở ví ra thanh toán. Khi hóa đơn được gửi đến sứ quán thì mới phát hiện ra là chẳng có Hoàng gia nào của nước này thiếu nịt vú hay là quần lót cả, và đây chỉ là một phái đoàn giả danh. Tuy vậy, để giữ thể diện quốc gia, sứ quán vẫn trả tiền cho Harrods, lần này thôi nhá và lần sau cẩn thận. Cái sang của tiểu quốc này là như thế, có tiếng (để kẻ gian lợi dụng) thì phải chịu mất miếng chứ; đưa đây, tất cả bao nhiêu? Ngược lại, năm 2009, khi chủ nhân của O Caprices de Lili, một cửa hàng nhỏ đối diện khách sạn George V tại Paris liên hệ với sứ quán Saudi về một hóa đơn có mỗi 90.000 USD thì sứ quán từ chối, đây không là việc của tôi. Một đại diện của Hoàng tộc phát biểu: “Tôi e rằng tôi không thể lăng xăng đây đó để thanh lý các hóa đơn quần lót của Công chúa được”. Ngoài việc người đọc đã nhận thấy là người viết này không sử dụng các từ ‘lăng xăng’ và ‘quần lót’ ở đoạn trên một cách thừa thãi, thì đây là công chúa thật, Công chúa Saudi. 90.000 USD thì có đáng gì, cũng như 150.000 mà bà này nợ một cửa hàng quần áo thể thao be bé khác (Key Largo), cũng ở thủ đô nước Pháp, theo chủ nhân là đáng 7% doanh thu cả năm của cửa hàng. Hai tiệm nhỏ này thẳng thắn công khai nhưng các nhà nổi tiếng về trang phục như Dior, hay kim hoàn như Chaumet thì câm như hến, giữ gìn danh giá cho khách qúy (hay khách của nợ) này. Tổng số sổ nợ mua sắm của bà này tại Paris vào thời gian đó, đi một vòng các khu thanh lịch của thành phố, được ước lượng là 24 triệu USD, chắc là có tính cả tiền bà quên không thanh toán tại khách sạn Crillon, đến nỗi phải dọn sang tá túc ở nhà một người cháu ruột là Alwaleed bin Talal. “Nhà” ông này, ở đây là khách sạn George V, do ông đồng sở hữu, thôi thì dì cứ đến ở tạm, tiền bạc thì đừng nói đến, bởi vì giờ ai cũng biết là với bà này, có nói đến và có níu váy trùm, cũng chẳng đến đâu. Maha al Sudairi là vợ cũ đã ly dị của vương Nayef, lúc đó là Bộ trưởng Nội vụ và Đệ nhất Phó Thủ tướng Saudi. Bà không phải xuất thân là một cô gái miền Tây xinh xắn (như trường hợp Janan Harb) hay hoa hậu Hải Phòng. Họ Sudairi là một họ khai quốc công thần, phò nhà Saud thống nhất bán đảo từ thế kỉ 18. Mẹ của vương Nayef là một bà Sudairi, bà ngoại của ông cũng là một bà Sudairi, tức là nhà này có chí ít tam đại làm công chúa và hoàng hậu. Tuy không được biết tuổi tác cũng như ngoại hình của công chúa này, nhưng nhờ cái tên, ta chắc chắn là bà không do một anh bầu người mẫu phát hiện. Những quá quắt vung vẩy của bà không thể quy kết là vì mới phất, ôi dào. Năm 2010, tại cửa hàng chén tách D. King Irwin ở New York, là một cửa hàng trung cấp, bà vào mua một lúc 20.000 USD đồ lưu niệm và đòi bớt giá (thôi, bớt cho tôi một tí, tôi còn nhiều chủ nợ lắm) mà không được, nhưng thanh toán sòng phẳng tại chỗ (các chi tiết ta được biết là đều từ các cửa hàng loại tầm tầm này, vì các nơi cao cấp ai lại mang ra kể làm gì những chuyện kiểu Catherine Deneuve đã từng đến đây mua bánh ngọt). Chuyện đáng nói là thói nào tật nấy, năm 2012, đại sứ Saudi phải vò đầu rối cả khăn đội khi bà này lại sang chơi Paris. Vào giữa đêm (3 giờ rưỡi sáng) đầu tháng 6 năm 2012, Maha lén lút ôm va ly rời khỏi khách sạn Shangri La nhưng bị nhân viên khách sạn phát hiện. Bà thuê phòng tại đây từ Giáng sinh năm ngoái, tức là đã trên 5 tháng ròng, và nào có phải một phòng mà là nguyên cả tầng 7 của khách sạn là 41 cái có máy lạnh và nước nóng, cho đoàn tùy tùng của bà tất cả 60 người. Hóa đơn của bà gần 8 triệu, trong đó có 6.000 USD tiền sô-cô-la và 50.000 tiền giặt ủi, chẳng hiểu là tổng số hay mỗi tháng. Một công ty cho thuê xe thì bà nợ gần hai triệu, cho 30 chiếc với lại các anh tài túc trực, phần nhiều ngồi chồm hổm ngoài cổng khách sạn hút thuốc lá mà đợi lệnh. Trong thời gian đó, theo lời ông giám đốc thuê xe bất mãn, bà có đi ra ngoài có 20 bận, còn lại “thì nằm ngủ trong phòng hay là uống rượu, sao tôi biết được”. Lúc đó, chồng cũ của bà đã là Thái tử, chắc nghe tin vợ cũ tiêu xài mà… đột tử bệnh tim. Công chúa Maha viện quy chế ngoại giao nên chẳng ai làm gì được ai, chỉ phiền ông đại sứ vò đầu như đã nói. Rời Shangri La, bà sang tạm trú, lần này là tại “nhà” của một nơi cũng là quen biết, khách sạn Royal Monceau của Hoàng tộc Qatar. Vào tháng 3. 2013, tòa đã cho phép các chủ nợ xiết kho giữ vật dụng riêng của bà tại Paris để bồi hoàn cho các chủ nợ, nghe đâu giá trị là 15 triệu nhưng bán tống bán tháo quần áo cũ thế này thì chắc chẳng đồng nào đến tôi đâu, ông giám đốc xe thuê đứt ruột thở dài. Gia đình Qatar này thì ít chuyện hơn bà láng giềng Saudi. Họ mới sắm hồi 2010 cửa hàng Harrods từ tay lái súng Al Fayed (người Ai Cập và bố của Dodi, kẻ tử nạn cùng với Công nương Diana tại Paris năm nào). Vừa tậu cửa hàng (2,25 tỉ) xong, mang xe đến đậu trước cửa thì bị phạt, chuyện nhỏ thôi, 300USD một chiếc vì vi phạm chỗ cấm. Chẳng lẽ chủ nhân tiếc tiền bãi đậu có người phục vụ của Harrods (12 USD giờ đầu, 60 USD trong tám tiếng và 75 USD qua đêm)? Hai chiếc này, chẳng rõ của cậu nào, màu xanh lãm thúy nét vàng chưa phai, là một chiếc Lamborghini Murcielargo thường thôi (525.000 USD) chạy hộ tống ông anh là chiếc Koenisgegg (2,3 triệu). Nhưng gây bối rối cho bà Michelle Obama, chính là vợ hai của quốc vương Qatar. Bà này ăn học, không che mạng, hoạt động xã hội v.v…. nhưng cũng có quần lót như bà vương Maha. Đầu năm 2012, báo chí Anh quốc loan tin Đệ nhất phu nhân Hoa kỳ vào cửa hàng đồ lót Agent Provocateur ở New York tiêu 50.000 USD. Tòa Nhà trắng chỉ ngắn gọn cho biết đây là tin 100% thất thiệt. Ta biết thêm là bà Michelle đi cùng Vương hậu Moza xứ Qatar. Agent Provocateur thì tuy là cửa hàng nội y và không phải cửa hàng bán tăm nhưng cũng có tăm để mà ngậm và không bình phẩm. Vậy là Vương hậu Mozah có thể tiêu $49.910 và bà Michelle $90 (1 quần thong là vật rẻ nhất tại cửa hàng này)? Một tuần sau thì The Telegraph, là một tờ uy tín, cải chính tin này, và xin lỗi Sheikha Moza là chính (“Sheikha Moza, một lời tạ lỗi”). Vẫn theo The Telegraph, thì bà không hề đi mua sắm ở đây hay là ở đâu với bà Michelle. Bài học là, cẩn tắc tránh xa các vương tộc Ả rập nếu ta (hay chồng ta) làm chính trị. Còn nếu là cửa hàng thì phân vân đấy, kéo cổng sắt lại hay là cho vào đây? Nếu cho vào, thì phải đòi tiền ngay, và nhất định là không bớt giá.
* Về Ả-rập: - ART DUBAI càng ngày càng mạnh - Học được gì từ ba chàng đẹp trai - Dubai: làm được thơ thì ngu gì không đề thơ trên sóng - Tao mới anh Hai UAE, mày là anh Ba nhưng còn thằng ông nội - Quân vương và người đẹp: khi thép bốc lửa - Tình sử Saudi: có ngoại ngữ, có váy ngắn, nhưng chỉ thiếu tiền giặt ủi - Kẹo lạc cho họa sĩ: Công chúa dỏm và công chúa chổm - Vân Tiên Từ Mẫu bản lắm kim cương - Kể bằng hí họa: Ai đã đánh drone nhà máy dầu? - Kể bằng hí họa: Em canh giếng dầu, anh che chở lúc bình yên - Kể bằng hí họa: Iran mà chết là chết tất - Oman: đàn bà đi may áo, đàn ông vào khách sạn làm gì? - Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi Ý kiến - Thảo luận
15:01
Saturday,11.5.2013
Đăng bởi:
Phương Vẹt
15:01
Saturday,11.5.2013
Đăng bởi:
Phương Vẹt
Thất vọng với cha Arne Quinze trong cái sắp đặt trước khách sạn. Ở đâu cũng mãi một trò.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp