Khác

Bảo tàng to thật, nhưng lấy gì chất vào đây? 10. 04. 11 - 6:55 am

Ngọc Trà phỏng dịch

(Các bạn đừng nhầm với Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, vốn là công trình trùng tu và mở rộng bảo tàng cũ, đã mở cửa vào tháng 3. 2011. Bài này là về một dự án mới: National Art Museum of China – có chữ “nghệ thuật”. Soi có lầm không đây?)

Thiết kế ban đầu cho không gian mới của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc

Trung tuần tháng 3 năm 2011, trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của mình, Bắc Kinh đã công bố chuẩn bị xây dựng một không gian mới cho Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc, một cấu trúc khổng lồ bọc kính hiện đang được quảng bá là “bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới”. Hiện vẫn trong giai đoạn thiết kế, bảo tàng mới sẽ được đặt cạnh bảo tàng hiện tại và gần Sân vân động quốc gia Bắc Kinh; việc xây dựng dự tính sẽ bắt đầu từ mùa xuân tới.

Trong khi bảo tàng mới này có vẻ như lại là một ví dụ nữa trong nỗ lực xây cất khổng lồ nhằm có thêm một danh hiệu “lớn nhất thế giới” nữa lận lưng, như giám đốc bảo tàng Fan Di’an nói với đại biểu trong kì họp quốc hội vừa qua, rằng các cơ sở nghệ thuật công cộng của Trung Quốc chưa xứng đáng với mối quan tâm ngày càng lớn của đất nước dành cho nghệ thuật.

Như Fan đã chỉ ra trước đó, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia hiện tại – được xây dựng vào năm 1963 ở quận Đông Thành, Bắc Kinh – chỉ có 8,300 mét vuông diện tích trưng bày. Hãy so sánh với Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, 58,529 mét vuông, và bảo tàng Louvre, hơn 60,000 mét vuông diện tích trưng bày.

Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc (cũ)

Từ khi bắt đầu miễn phí vào cửa từ ngày 2. 3. 2011, theo Fan Di’an, vào những lúc cao điểm, bảo tàng đã ghi nhận được 6,000 lượt khách tham qua, thế cũng là “gần đạt sức chứa cực đại”. Thế nên rõ ràng khuôn viên hiện tại là không đủ với một thành phố mà hầu hết mọi người đều cho là trái tim văn hóa của Trung Quốc. Nhưng làm thế nào Fan Di’an có thể lấp đầy 130,000 mét vuông tổng diện tích bảo tàng một khi khuôn viên mới này hoàn thành?

 

Banner ghi “Miễn phí khai phóng” (vào cửa tự do) treo trước bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc. Kể từ cuối năm nay, các bảo tàng trên khắp Trung Quốc sẽ mở cửa tự do. Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc thí điểm đi đầu vào tháng 3. 2011

Trong một cuộc phỏng vấn Fan Di’an tại lễ trao giải “Quyền lực Nghệ thuật” tại Bắc Kinh, nơi ông được vinh danh “nhà quản lí bảo tàng xuất sắc nhất”, nói chuyện với Sina, Fan cho biết thế giới nghệ thuật đương đại Trung Quốc đang trở nên ngày càng lớn mạnh khi có ngày càng nhiều nghệ sĩ trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu, nhiều giám tuyển biết cổ xúy cho nghệ thuật Trung Quốc, và ngày càng nhiều bảo tàng tốt được xây dựng trên khắp đất nước.

Fan trở thành một ngôi sao trong giới nghệ thuật Trung Quốc, xa hẳn hình mẫu cũ kĩ của một “đại cán” nhàm chán hay một nhà quản lí cứng nhắc, chính vì ông thiết tha thực sự vứoi nghệ thuật đương đại và hết sức quan tâm tới việc phổ cập nghệ thuật cho công chúng. Trong số bạn thân của ông có những nghệ sĩ đương đại thế hệ đầu như Xu Bing, vốn là bạn học cũ với ông tại Học viện Nghệ thuật Trung ương.

Fan Di’an – ngôi sao của giới bảo tàng Trung Quốc

Nhưng với không gian thênh thang tại bảo tàng mới, người ta cũng không biết ông sẽ trưng bày cho kín chỗ, chắc rồi lại một dàn các tác phẩm đương đại ấn tượng, rồi mọi thứ, từ tranh in Trung Quốc thập niên 1950 cho đến các món đồ tạo tác từ Đôn Hoàng, Tân Cương.

Quả thực, với tình trạng cần phải lấp đầy một số lượng không gian rộng lớn như vậy, không chỉ của các bảo tàng ở Bắc Kinh mà còn ở vô vàn bảo tàng nghệ thuật khắp các tỉnh thành Trung Quốc đại lục, sẽ không ngạc nhiên khi ta sẽ thấy một loạt đại diện các bảo tàng và gallery Trung Quốc xuất hiện tại các buổi đấu giá mùa xuân tới của Sotheby’s ở Hong Kong, nơi tác phẩm của một số nghệ sĩ hàng đầu của Trung Quốc được chào bán. Các giám đốc như Fan Di’an chắc chắn sẽ muốn có được vài tác phẩm từ bộ sưu tập Ullens treo trên tường bảo tàng của mình và sẽ (dùng ngân sách nhà nước) ngăn không để cho chúng rời khỏi đất nước. Giờ khi các nhà sưu tập tư nhân Trung Quốc mới đang dấn sâu hơn vào thị trường đấu giá và tác phẩm của các nghệ sĩ “blue chip” đang trở nên ngày càng khan hiếm, sẽ không ngạc nhiên khi thấy sự kích động đang tăng nhanh khi mùa đấu giá mùa xuân đang đến gần.

Ý kiến - Thảo luận

10:35 Sunday,10.4.2011 Đăng bởi:  Hoàng Thổ
Không lo, Em-co-y-kien ạ, họ sẽ xua người vào bảo tàng, coi đó là một chương trình bắt buộc khắp các vùng miền trên cả Trung Hoa đại lục. Tàu vốn giỏi mấy vụ nhất tề này mà, ngày xưa cả nước diệt chim sẻ, cả nước luyện gang, cả nước học Mao tuyển... là chuyện rất bình thường. Rồi họ sẽ làm được.
...xem tiếp
10:35 Sunday,10.4.2011 Đăng bởi:  Hoàng Thổ
Không lo, Em-co-y-kien ạ, họ sẽ xua người vào bảo tàng, coi đó là một chương trình bắt buộc khắp các vùng miền trên cả Trung Hoa đại lục. Tàu vốn giỏi mấy vụ nhất tề này mà, ngày xưa cả nước diệt chim sẻ, cả nước luyện gang, cả nước học Mao tuyển... là chuyện rất bình thường. Rồi họ sẽ làm được. 
10:23 Sunday,10.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Em có 3 ý kiến:
1- Nhìn cái phác thảo, em thấy ngay là trong sân khu nhà phía trái có một cái "kim tự tháp". Người Tàu vốn tự cao tự đại về nền văn minh của mình, thế mà họ lại "nhái" quả kim tự tháp (của châu Phi hay châu Mỹ?) vào bảo tàng quốc gia mình. Chẳng biết giới kiến trúc và mỹ thuật Trung Quốc có xấu hổ không? Hay đây là 1 dự án kiểu "anh cho chú phải nh
...xem tiếp
10:23 Sunday,10.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
Em có 3 ý kiến:
1- Nhìn cái phác thảo, em thấy ngay là trong sân khu nhà phía trái có một cái "kim tự tháp". Người Tàu vốn tự cao tự đại về nền văn minh của mình, thế mà họ lại "nhái" quả kim tự tháp (của châu Phi hay châu Mỹ?) vào bảo tàng quốc gia mình. Chẳng biết giới kiến trúc và mỹ thuật Trung Quốc có xấu hổ không? Hay đây là 1 dự án kiểu "anh cho chú phải nhận" hay là "kính tặng" nên họ đành nhận cho "song hỉ" cả đôi bên mà cũng đỡ tốn tiền nhà?

2. Các tác phẩm đương đại bây giờ tương tác với môi trường, với bối cảnh thiên nhiên rất nhiều, chưa kể các loại hình trình diễn, sắp đặt rất khó sưu tầm và trưng bày. Các nghệ sĩ đâu có muốn xếp xó tác phẩm của họ vào những cái nhà to mà vắng người, thiếu không khí tự do của cây cỏ, đường phố. Không hiểu dự án này có đi ngược xu thế này không ạ?

3. Với lại, quan trọng nhất là chính sách thu hút công chúng, bảo tàng phải có người xem, có đầy hiện vật như bảo tàng nhà mình mà vắng như chùa bà Đanh thì cũng phí công toi. Không hiểu ông Fan có chính sách "miễn phí toàn diện" không, chứ chỉ vào dịp "khai phóng", sau đó thu tiền thì chắc gì dân chúng đã thích vào? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả