|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhMuybridge: Dừng thời gian để bắt nó tiếp tục chuyển động 13. 05. 10 - 6:32 pmSOICông nghệ tiến triển nhanh, nghệ thuật thì chậm hơn. Có thể nói rằng về mặt nghệ thuật Eadweard Muybridge (1830-1904), một nhà tiên phong của dòng nhiếp ảnh nắm bắt chuyển động và làm phim thời kỳ đầu, vẫn còn tính thời sự. Trong triển lãm Helios: Eadweard Muybridge in a Time of Change tại Corcoran Gallery, bạn có thể thấy Muybridge làm thế nào để song hành được với quá trình công nghiệp hóa, máy móc hóa và các thay đổi căn bản khác của giai đoạn cuối thế kỷ 19. Ảnh hưởng của ông tới thế kỷ 20 không nhỏ, nhà văn Rebecca Solnit khi viết tiểu sử Muybridge đã xếp ông ngang hàng với người sáng chế ra bom nguyên tử. Những hiện tượng như tranh của Francis Bacon hay ngay cả công nghệ của phim Avatar đều có thể tìm cội nguồn ở con ngựa phi mà Muybridge chụp được ở một trường đua tại Palo Alto. Tới San Francisco năm 1855, Muybridge làm nghề bán sách. Năm 1860, ông gặp tai nạn, bị thương nặng vào đầu, bèn quay về nước Anh quê hương, nơi người ta đang rất quan tâm tới môn nhiếp ảnh mới xuất hiện. Trở lại San Francisco, Muybridge đã có nghề mới: nhiếp ảnh gia. Tại thành phố nước Mỹ, dần dà ông có nhiều người bạn quyền lực như chính trị gia kiêm ông chủ sở hữu nhiều đường sắt Leland Stanford. Muybridge đã chụp ảnh chính bầy ngựa đua của Stanford cho loạt ảnh sau này thành kinh điển. Năm 1874, đến lượt Muybridge trở nên nổi tiếng sau khi giết người tình của vợ, ra tòa, rồi được xử trắng án (cái đầu bị thương xưa kia đóng vai trò quan trọng ở phiên tòa may mắn đối với Muybridge). Sở dĩ triển lãm tại Corcoran lần này có tên “Helios” là vì Muybridge sử dụng cái tên này (có nghĩa là thần mặt trời trong thần thoại Hy Lạp) trong giao dịch. Các tác phẩm thời kỳ đầu của ông chủ yếu là stereograph (loại ảnh tạo ảo giác về ba chiều khi nhìn qua máy đặc biệt, gọi là stereoscope). Ông cũng dùng nhiều hiệu ứng đặc biệt thông dụng trong giới nhiếp ảnh thời ấy, thậm chí là các xảo thuật nhằm làm gây choáng váng cho người xem. Theo Solnit, khía cạnh nghệ sĩ của Muybridge không che khuất khía cạnh nhà khoa học của ông: “Muybridge là một nghệ sĩ đối với các khoa học gia, và là một khoa học gia đối với các nghệ sĩ”. Muybridge có một album ảnh rất nổi tiếng mang tên “Yosemite Views”: ông dùng một máy ảnh loại “mammoth-plate” (khổ ảnh cực lớn; loại máy ảnh này gắn liền với tên tuổi của Carleton Watkins) đưa lên đưa xuống các vách đá dựng ngược nhằm ghi lại các góc độ gây chóng mặt nhất. Album này được thực hiện vào năm 1872, đúng cái năm Muybridge bắt đầu chụp lũ ngựa đua của Stanford, các tác phẩm sẽ thực sự đưa ông vào lịch sử nhiếp ảnh thế giới. Ngoài chụp phong cảnh, Muybridge còn là nhiếp ảnh gia báo chí, từng chụp ảnh tài liệu cuộc chiến tranh giữa người da đỏ Modoc và chính phủ vào năm 1873 ở Lava Beds, Bắc California, công việc do chính phủ trả tiền. Muybridge cho chúng ta thấy cuộc đời một nhiếp ảnh gia táo bạo có thể phong phú và sáng tạo đến mức độ nào. (Trích dịch từ The New York Times) Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|