|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngPhải chăng thị trường lại sắp sụp đổ? 03. 06. 11 - 4:29 pmT.N lược dịch
Nhìn từ ngoài vào, thị trường hội họa như một bức tranh “vô cùng mạnh giỏi”. Nhà Christie’s báo cáo doanh số 2010 là 5 tỷ Mỹ kim, tăng 53% so với 2009. Nhà Sotheby’s cũng bảo mình tăng trưởng rất tốt năm 2010, tổng doanh số đấu giá (không kể bán lẻ tẻ) đã là 4.3 tỷ Mỹ kim, trong khi con số của 2009 là khá bèo, chỉ 2.3 tỷ. Các mức đấu giá kỷ lục cũng được thiết lập trong năm 2010: tháng 2 là 104.4 triệu Mỹ kim cho bức tượng L’homme qui marche I (Người đàn ông bước đi, I) của Giacometti ở nhà Sotheby’s, đến giữa năm là 106.5 triệu Mỹ kim cho bức Khỏa thân, Lá xanh, và Tượng bán thân của Picasso ở nhà Christie’s. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh nhanh chóng, đình đám nhất là một cái lọ thời Càn Long lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 85 triệu Mỹ kim tại phòng đấu giá Bainbridges Anh quốc trong tháng 11. 2010. Nhưng mọi việc có thật hồng hào thế không? Một số nhà phân tích tin rằng sự sẵn sàng càng lúc càng tăng của những nhà đầu tư (chứ không phải của những người yêu nghệ thuật) trong việc bỏ tiền đầu tư mỹ thuật chẳng qua là hành động nén hơi có thể dẫn đến những cú bùng nổ mới. Sang năm 2011, công ty ArtTactic, chuyên nghiên cứu thị trường tranh ở London, cảnh báo rằng “Xu hướng thị trường đi lên này có thể tiếp tục được thêm một thời gian, được tầng lớp cực giàu đang lên của Trung Quốc tiếp sức, nhưng rồi rốt cục bong bóng cũng sẽ nổ bùm, như đã từng xảy ra ở Nhật vào đầu thập kỷ 90 và cuộc sụp đổ thị trường mỹ thuật toàn cầu vào năm 2008”. Công ty này tiên đoán những ảnh hưởng tai họa của lối đầu tư này sẽ ảnh hưởng không chỉ tới các nền kinh tế đang lên mà tới cả những thị trường Châu Âu (tưởng là) vững vàng. Khuynh hướng đầu cơ này hiện coi Andy Warhol là một mục tiêu nhiều hứa hẹn để bỏ tiền đầu cơ. Những tác phẩm của nghệ sĩ này về nhiều mặt được coi là “tiêu chuẩn vàng” cho cuộc bùng nổ mỹ thuật. Tuy nhiên, không chỉ tiên đoán về một cú sụp đổ đơn lẻ, cuộc nghiên cứu của ArtTactic còn chỉ ra những điều khác nữa. Công ty này tiên đoán, “Chúng ta sẽ ngày càng phải chứng kiến những cú bùng nổ mini, và những cuộc phá sản mini, nhiều hơn so với quá khứ, một khi những kẻ đầu cơ nhảy vào nhảy ra các thị trường khác nhau chỉ để kiếm chác trên cái xu hướng mới nhất (chứ không phải vì nghệ thuật)”. Rõ ràng, xu hướng quan tâm và đổ tiền vào đầu tư mỹ thuật, coi mỹ thuật như một thứ tài sản, đang trên đà nổi lên. Ngân hàng lớn nhất ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất mới đây tuyên bố đang hợp tác với Fine Art Fund Group (Nhóm Quỹ Mỹ Thuật) để dẫn dắt các khách hàng cao cấp của mình đi vào con đường đầu tư mỹ thuật. Một viên chức cao cấp về đầu tư của ngân hàng đã nói khá rõ, rằng quỹ này không phải là “đầu tư cho cái đẹp mà là đầu tư vì tài chánh”. Thậm chí ở Trung Quốc và Pháp nay còn cho phép các nhà đầu tư mua “cổ phần” các tác phẩm nghệ thuật, tiêu biểu nhất là công ty Art Exchange đóng đô ở Paris, đã bị tay blogger Felix Salmon của Reuters mô tả là lố lăng, hoang tưởng, “Cách duy nhất để thu lời (trong cái trò mua cổ phiếu nghệ thuật này) là nhờ cái thuyết đợi-có-thằng-ngu-hơn-mình”. Tuy nhiên, giám đốc của nhà Christie’s ở châu Âu, Jussi Pylkkanen, cho rằng ít nhất ở các cuộc đấu giá, sự quan tâm của người mua ngày càng gia tăng là điều có thật, và nó sẽ chỉ dẫn đến tăng trưởng cao hơn nữa do con số người mua mỹ thuật mới cũng ngày càng tăng. Ông nói với hãng Reuters rằng mình “rất thoải mái” khi thấy cái xu hướng tăng lên ấy là bền vững. Trong năm 2010, số người đăng ký mua bán mới ở nhà Christie’s đã tăng 23% , số người tham gia đấu giá một món hàng cũng tăng thêm 13% (dĩ nhiên thống kê này chẳng bàn gì về động cơ của dòng thác những người mua mới!). Tóm lại là cứ chờ thôi… (Theo ArtInfo) Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|