Tin tức

Tin-ảnh: Nghi vấn tranh, hạ tượng đài, đổi sắc cho thành phố… 19. 08. 11 - 10:08 pm

Hữu Khoa tổng hợp

 

KNOXVILLE – Bức ảnh do Holy Diocese of Knoxville, Tennessee cung cấp cho thấy bản chụp một bức tranh mà các vị chức sắc giáo hội vùng Đông Tennessee cho biết là Vatican đang xem xét để quyết định liệu có phải là một tranh quý hiếm, có giá trị lịch sử vẽ Đức Jesus không. Bức tranh bị ăn trộm cậy tủ từ một ngôi nhà thuộc loại nghèo (nên khó tin?). Ảnh: Holy Diocese of Knoxville

 

BISHKEK- Dân chúng đi ngang tượng đài Erkendik (Tự do) có giàn giáo bao quanh, ở Bishkek, Kyrgyzstan. Tượng đài này, thể hiện một phụ nữ có cánh, từng là biểu tượng cho nền độc lập của Kyrgyzstan, một quốc gia Trung Á thuộc Soviet cũ vốn có truyền thống sống du mục, nay đang bị hạ xuống vì người phụ nữ này lại cầm trong tay một vật thiêng mà phụ nữ không được phép sờ tới. Đó là một biểu tượng, thể hiện lỗ thoát khói Tunduck trên những nóc lều vải của người Kyrgyz, tượng trưng cho tổ ấm, nhà cửa cả về mặt công năng thực, lẫn mặt biểu tượng và tâm linh. Ảnh: Vladimir Voronin

 

Đây là một cái lều vải của dân du mục Kyrgyz.

 

Lỗ thoát khói Tunduck trên nóc lều. Bạn hãy so sánh với thứ đang cầm trên tay của người phụ nữ ở tượng đài.

 

Còn đây là cờ Kyrgyzstan sử dụng biểu tượng Tunduck.

 

PUEBLA – Khách tham quan ngắm chiếc Volkswagen Beetle 1990s có tên Vochol trong một triển lãm về nền văn hóa Huichol, diễn ra tại bảo tàng Puebla, gần Mexico City, ngày 10. 8. 2011. Cái tên Vochol là kết hợp giữa “nick” Vochoa mà dân Mexico gọi xe Volkswagen Beetles với Huichol, một tộc người Mexico bản địa. Chiếc xe được trang trí theo lối thủ công bản địa Huichol, dùng những sợi vải và chuỗi cườm truyền thống. Theo báo chí địa phương, sau triển lãm tại Paris và Berlin năm tới, tác phẩm này sẽ được đem đấu giá, tiền thu về sẽ để tặng cộng đồng Huichol. Ảnh: Imelda Mediana.

 

KATHMANDU – Một nghệ sĩ người Nepal đang vẽ tranh tường ở Kathmandu, hôm 6. 8. 2011, trong một phong trào của nghệ sĩ được tổ chức thông qua mạng xã hội Facebook. Hai nhóm trên Facebook là Artudio Nepal và The Image Park hiện đang vẽ tranh tường trên các bức tường, quyết tâm mang lại một diện mạo tinh tươm và tích cực, thay cho những khẩu hiệu chính trị choán đầy những bức tường thành phố. (Không hiểu chính quyền có dẹp vụ này không? Nếu không, Nepal cũng thoáng đấy chứ, đâu phải như người ta vẫn đồn!). Ảnh: Navesh Chitrakar

 

HAVANA – Hai người khách đang ngắm bức tranh của họa sĩ người Ecuador, Oswaldo Guayasamin, trong một triển lãm có tên “Gửi Fidel, từ Guayasamin”, tại Havana, Cuba, ngày 11. 8. 2011. Triển lãm này, do quỹ Guayasamin tổ chức, là để kỷ niệm 85 năm ngày sinh Fidel Castro. Tại đây có bày ba bức chân dung vẽ Castro của Guayasamin. Ảnh: Alejandro Ernesto

 

MUNICH – Bức tượng Walking Man của nghệ sĩ Mỹ Jonathan Borofsky đứng trước trụ sở của Munich Re AG, công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới, cũng là một trong những nhà bảo hiểm chính của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York trong sự kiện 11. 9. 2001. Ảnh: Christof Stache

 

Khách bộ hành đi ngang tác phẩm “The Best Buddies Friendship Bear” (Bạn Gấu cưng thân thiết nhất?) của nghệ sĩ người Brazil Romero Britto trưng bày bên ngoài tòa nhà chọc trời Time Warner Center. Không hiểu sao tòa nhà quan trọng này lại đặt một tác phẩm có vẻ con nít thế này? Ảnh: Mary Altaffer

 

WACKEN – Một bức tượng bằng gỗ tạc một cánh tay vươn lên với dòng logo W.O.A (Wacken Open Air) được dựng lên trong festival nhạc “heavy metal” ngoài trời tại làng Wacken, gần Hamburg, Đức. Festival này có từ 1990 và thu hút hơn 75,000 người tham gia. Ảnh: Morris Mac Matzen

 

CAPE ELIZABETH – Một nghệ sĩ vẽ đèn biển Portland ở Cape Elizabeth, Maine, Mỹ, ngày 10. 8. 2011. Ngọn đèn biển này đã trở thành một đề tài được nhiều người săn đón kể từ sau khi được nghệ sĩ Edward Hopper vẽ năm 1927. Ảnh: Kevin Lamarque

 

“Portland head light” của Edward Hopper, vẽ năm 1927 bằng màu nước phủ trên chì. Kích thước 34 x 50cm.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả