|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamPHẠM HUY THÔNG – Tình anh em 02. 09. 11 - 12:02 pmThông tin từ Ban tổ chức giải ABP Foundation Signature Art(SOI: Xin lần lượt giới thiệu các tác phẩm Việt Nam đề cử cho giải thưởng ABP Foundation Signature Art .) CHI TIẾT TÁC PHẨM * CV nghệ sĩ PHẠM HUY THÔNG * THÔNG ĐIỆP CỦA TÁC GIẢ Mỗi nền văn hóa hay tôn giáo đều có lịch sử về nguồn gốc của dân tộc đó. Người Việt Nam tin rằng họ là con cháu của Long thần – Lạc Long Quân và Mẹ núi – Âu Cơ. Trăm con trai được sinh ra cùng một lúc trong bọc trứng của Mẹ Âu Cơ. Những người con trưởng thành và lập nghiệp ở khắp mọi miền của đất nước, từ miền biển, đồng bằng, vùng núi cao, người Việt được sinh ra từ đó. Người Việt Nam gọi nhau là Đồng bào, có nghĩa là những người con cùng sinh ra từ một mẹ. Đây là cách họ giải thích về nguồn gốc tổ tiên của mình. Câu chuyện cũng hàm chứa thông điệp của sự đoàn kết, nhắc người Việt luôn nhớ rằng họ là những người anh em máu mủ, do đó phải biết yêu thương, chăm sóc, và tôn trọng lẫn nhau. Tuy có một câu chuyện thần thoại đầy ý nghĩa như vậy, nhưng Việt Nam có một lịch sử lâu dài về chiến tranh chết chóc, bóc lột và hành hạ lẫn nhau, và cho đến tận hôm nay, những mâu thuẫn và mối bất hòa giữa các tầng lớp xã hội vẫn còn rất rõ… Tôi không thể loại bỏ hình ảnh này ra khỏi đầu: một người đàn ông miền Nam Việt Nam bắn một người bị nghi là Việt Cộng – bức ảnh được nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp trong đợt tấn công Xuân Mậu Thân 1968. Nó đã làm dấy lên phong trào phản đối chiến tranh và Adams đã nhận được giải Pulitzer (Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất.) Bức ảnh này đã ám ảnh tôi và là một sự chối bỏ đầy mỉa mai cho cái khái niệm Đồng bào. Trong tranh, tôi đã thay thế khẩu súng bằng một khẩu súng đồ chơi, khi một đứa trẻ chĩa súng vào một đứa khác, tư thế tương tự như trong bức ảnh trên. Chúng vẫn còn nằm trong bụng mẹ, dính vào nhau qua sợi dây rốn.
THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI ĐỀ CỬ Trong tác phẩm mang tên Tình anh em (năm 2009), Phạm Huy Thông nhận xét về chiến tranh ở Việt Nam và lịch sử Việt Nam bằng một quan điểm khách quan. Bức tranh được phát triển từ thần thoại lịch sử về nguồn gốc của người Việt Nam. Người cha là Lạc Long Quân, được Rồng sinh ra, và người mẹ là Âu Cơ do một bà tiên sinh ra. Họ gặp và kết đôi với nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Cũng theo câu chuyện thần thoại này, người Việt Nam tôn trọng những người trong cùng một quốc gia và xem như Đồng bào, nghĩa là con cùng sinh ra từ một mẹ. Trong tranh, Phạm Huy Thông khắc họa chân dung 9 đứa trẻ trong tư thế thai nhi làm nền, được nối với nhau bằng dây rốn, ý tưởng liên kết “người cùng một mẹ”. Hai đứa trẻ cận cảnh, trong tư thế gần giống với tư thế của hai người đàn ông trong bức ảnh được chụp tại Sài Gòn năm 1968 của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Adams, khi tướng Nguyễn Ngọc Loan công khai bắn chết một người đàn ông bị tình nghi là Việt cộng. Phạm Huy Thông chú thích vào bức ảnh “Đây không chỉ thể hiện một trong những khoảnh khắc tàn bạo nhất của chiến tranh mà trớ trêu thay, chối bỏ huyền thoại sự đoàn kết dân tộc và lịch sử về những người anh em do cùng một mẹ sinh ra.” Từ huyền thoại được thêu dệt và lấy bức ảnh làm tư liệu, Phạm Huy Thông không theo khuôn các tài liệu chiến tranh sẵn có. Anh đã dũng cảm chỉ ra rằng đó là một cuộc nội chiến, với những hành vi giết người vô nhân đạo. Bức tranh Tình anh em thuộc bộ sưu tập Nhân Chứng.
* Bài liên quan: – Giải APB Foundation Signature Art danh giá đã trở lại! Ý kiến - Thảo luận
16:42
Sunday,4.9.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Hồng Sön- Oi Gioi Oi
16:42
Sunday,4.9.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Hồng Sön- Oi Gioi Oi
Mấu chốt của vấn đề chính là ỏ khẩu súng nhựa, tính nhân vän trong Tranh Thông cũng như tính ngừoi của Thông là ỏ chỗ đó bạn Oi Gioi Oi ạ.
Lòi cúi chúc Thông gập đựoc may mán trong lần dự giải này.
7:46
Sunday,4.9.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Hồng Sön- Oi Gioi Oi
Cái tít "Tình anh em", trong thời chiến thì hay, trong thời nay thì ý nghĩa xấu.
Nhìn về chiến tranh không có nghĩa là minh họa chiến tranh, chúng ta sống trong thời nay nên tôi hiểu theo thời nay. ...xem tiếp
7:46
Sunday,4.9.2011
Đăng bởi:
Nguyễn Hồng Sön- Oi Gioi Oi
Cái tít "Tình anh em", trong thời chiến thì hay, trong thời nay thì ý nghĩa xấu.
Nhìn về chiến tranh không có nghĩa là minh họa chiến tranh, chúng ta sống trong thời nay nên tôi hiểu theo thời nay. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Lòi cúi chúc Thông gập đựoc may mán trong lần dự giải này.
...xem tiếp