|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamLY HOÀNG LY – Đám mây 27. 08. 11 - 12:58 pmThông tin từ Ban tổ chức Giải ABP Foundation Signature Art(SOI: Xin lần lượt giới thiệu các tác phẩm Việt Nam đề cử cho giải thưởng ABP Foundation Signature Art .) CHI TIẾT TÁC PHẨM * CV nghệ sĩ LY HOÀNG LY * THÔNG ĐIỆP CỦA TÁC GIẢ Bước đi trên mây là khát vọng thời thơ ấu của tôi. Tác phẩm này dành riêng cho những trẻ em khuyết tật Việt Nam, những em bé không trông chờ sự thương xót, nhưng thực sự làm cho chúng ta xúc động với sự bình thản và ngây thơ. Nụ cười và ánh mắt của các em thể hiện khát vọng sống, thực hiện được những ước mơ của mình dù những ước mơ ấy xa vời như những đám mây trên bầu trời. Những khát vọng sống ấy chứng tỏ sự can đảm của những em bé khiếm khuyết về hình thể nhưng không hề vô dụng. Hoàng Ly mời bạn bước vào thế giới của những đám mây làm từ những sợi dây thừng nhuộm xanh này, và đắm mình với những bức ảnh chụp của nghệ sĩ Trần Thế Phong. Cuối con đường dạo bước trên mây này, có một tấm gương để người xem soi rọi lại tâm hồn mình, biết đâu chừng bị khuyết tật mà chưa hề nhận thức được, để tìm lại những khát vọng đã từng bị quên lãng trong nhịp sống hối hả thường ngày.
THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI ĐỀ CỬ Đám mây, như một hình thức ẩn dụ cho việc được sinh ra dưới những vì sao không may mắn, là tác phẩm dành tặng trẻ em khuyết tật, những em bé không hề từ bỏ khát vọng của mình mà luôn vươn lên để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Tác phẩm sắp đặt của Ly Hoàng Ly được thực hiện bằng những sợi dây thừng màu xanh như một không gian cho niềm hy vọng và sự lạc quan. Tuy nhiên, những sợi dây thừng này đồng thời tượng trưng cho những ranh giới mà chúng ta cần phải vượt qua để thấu hiểu những phận đời không may mắn. Các đĩa nhựa Perspex có hình dạng đám mây được sử dụng làm khung để treo các tấm ảnh về những em bé khuyết tật mà Trần Thế Phong đã chụp. Một đĩa nhựa Perspex lớn đóng vai như một cái hồ phản chiếu mà người xem có thể nhìn vào để tìm kiếm chính linh hồn mình. Ly Hoàng Ly dùng hình tượng nhiều người có lẽ đã bỏ quên giấc mơ của mình để so sánh với những gì mà những em bé kém may mắn này đã phải trải qua. Ly Hoàng Ly được biết đến như là nữ nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên sử dụng những vật dụng hàng ngày trong các tác phẩm sắp đặt. Trần Thế Phong xuất thân từ một gia đình bị gãy đổ, từ khi lên 6, em đã phải kiếm sống bằng những công việc đường phố. Những tấm ảnh của em là một cách để em nhớ lại thời thơ ấu của mình.
* Bài liên quan: – Giải APB Foundation Signature Art danh giá đã trở lại! Ý kiến - Thảo luận
18:15
Saturday,27.8.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN ĐỌC PHẦN ĐỀ CỬ THẤY
18:15
Saturday,27.8.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN ĐỌC PHẦN ĐỀ CỬ THẤY
Xem chi tiết tác phẩm của Ly tôi thấy khá hay.
Nhưng trong phần Thông điệp của người đề cử không có câu này thì hay hơn: "Ly Hoàng Ly được biết đến như là nữ nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên sử dụng những vật dụng hàng ngày trong các tác phẩm sắp đặt.", thiếu tính lô rích. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nhưng trong phần Thông điệp của người đề cử không có câu này thì hay hơn: "Ly Hoàng Ly được biết đến như là nữ nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên sử dụng những vật dụng hàng ngày trong các tác phẩm sắp đặt.", thiếu tính lô rích.
...xem tiếp